TS. Đặng Minh TuấnTheo kế hoạch sơ bộ sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 kèm theo tờ trình số 11/TTr-UBTVQH13 ngày 02 tháng 8 năm 2011, Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp sẽ tổ chức tổng kết việc thi hành Hiến pháp 1992 để phục vụ việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp trong thời gian tới. Để thực hiện được công việc phức tạp này, cần phải có các tiêu chí đánh giá Hiến pháp.Việc tổng kết Hiến pháp có nghĩa là việc đánh giá các kết quả đạt được của Hiến pháp, tức là xem xét việc thực thi Hiến pháp đóng vai trò như thế nào trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội và pháp luật. Tuy nhiên, việc đánh giá này trở nên rất khó khăn với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Ai là người hưởng thụ những thành quả hiến pháp hoặc chịu thiệt thòi từ những yếu kém của các thể chế hiến định: các tổ chức Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội, các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các thẩm phán, các luật sư hay người dân? Nhưng câu trả lời cho câu hỏi này lại phụ thuộc rất nhiều vào việc ai thực hiện việc tổng kết Hiến pháp: Những người ban hành Hiến pháp, áp dụng Hiến pháp hay thi hành Hiến pháp? Những vấn đề phức tạp trên đòi hỏi phải xây dựng các tiêu chí đánh giá Hiến pháp một cách đúng đắn và khoa học.
Việc xác định tiêu chí phần nào mang tính chủ quan, phụ thuộc nhiều vào việc ai là người đặt ra các tiêu chí đó. Các Chính phủ thường đặt ra các tiêu chí ngắn và trung hạn, trong khi các học giả tìm kiếm các tiêu chí dài hạn và phổ quát. Tại Hội thảo quốc tế về quy trình ban hành Hiến pháp diễn ra ở Đại học Princeton năm 2007 [1], các học giả khẳng định nhận định trên và đưa ra các tiêu chí đánh giá Hiến pháp làm tiêu chuẩn cho việc ban hành hoặc sửa đổi Hiến pháp. Các tiêu chí đó bao gồm:Tính bền vững của Hiến phápMột bản Hiến pháp có tính bền vững thể hiện thông qua tính hiệu lực lâu dài, ổn định của Hiến pháp. Với tư cách là một đạo luật cơ bản và tối cao, sức sống của Hiến pháp đóng góp vai trò quan trọng trong việc bảo đảm sự ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội, và điều đó thể hiện sự tôn trọng của Nhà nước, nhân dân và toàn xã hội đối với Hiến pháp.Tuy nhiên, sự thay đổi (ban hành mới hoặc sửa đổi) Hiến pháp có thể nhằm những mục đích tích cực, như để giải quyết các mâu thuẫn, vấn đề chính trị, cải cách và đổi mới dân chủ đáp ứng các yêu cầu chuyển đổi. Theo cách tiếp cận này, những sửa đổi Hiến pháp là tất yếu và cần thiết. Nhưng để đảm bảo tính ổn định của Hiến pháp, cần phải tránh những cải cách ngắn hạn theo cách thức "vá săm xe đạp" (thủng đâu sửa đó!). Các nhà đổi mới cần phải có những cải cách mạnh dạn, mang tính đột phá để đảm bảo tính dài hạn của Hiến pháp. Khuynh hướng sửa đổi Hiến pháp trên đã mang lại những kết quả rất tích cực ở một số nước Châu Á trong thời gian qua.Phát huy việc giải quyết các tranh chấp bằng các cơ chế hiến địnhHiến pháp là bản thoả thuận giữa các tầng lớp xã hội nhằm đảm bảo sự đồng thuận chung và cuộc sống hoà bình. Do vậy, Hiến pháp có mục đích thay cách thức giải quyết mẫu thuẫn, xung đột trong đời sống chính trị-xã hội bằng bạo lực, "luật rừng" và các luật bất thành văn khác (luật bôi chơn, luật thân quen...) bởi các quy trình và thể chế hiến pháp. Hiến pháp là thước đó phán xử các tranh chấp, kể cả các tranh chấp chính trị. Tài phán hiến pháp (bảo vệ Hiến pháp bằng quy trình tư pháp-toà án) là một trong những cơ chế giải quyết tranh chấp hiến pháp hữu hiệu.Tính công khai và sự hiểu biết về Hiến phápKhi đánh giá sự thực thi Hiến pháp trong xã hội, điều quan trọng là tìm hiểu nhà nước và nhân dân có hiểu biết về Hiến pháp như thế nào, có đồng thuận với các thể chế và nguyên tắc hiến pháp hay không. Một bản Hiến pháp tốt nhất theo tiêu chí này có nghĩa là xã hội có đầy đủ kiến thức cũng như sự đồng thuận với các giá trị của Hiến pháp, thể hiện rõ ràng thông qua việc mọi tổ chức và cá nhân sẵn sàng sử dụng các cơ chế hiến pháp để giải quyết các tranh chấp. Thông qua việc sử dụng các quy định hiến pháp, người dân thấy được vai trò của họ và sử dụng chúng để giải quyết các vấn đề của mình.
Cần có tiêu chí để đánh giá một bản Hiến pháp thành công. Ảnh minh họa Để hiểu được mức độ hiểu biết của xã hội và tính rộng rãi của Hiến pháp, chúng ta có thể đặt ra những câu hỏi như: Mọi người sử dụng Hiến pháp ở mức độ nào để bảo vệ quyền hợp hiến của họ? Nhân dân hiểu được những gì trong Hiến pháp hay không và làm thế nào họ có thể biết trách nhiệm của chính quyền trong việc bảo vệ các quyền của họ?Bảo vệ các quyền và tự do cá nhân trong Hiến phápHiến pháp quy định các quyền dân sự và chính trị, và có những cơ chế để bảo vệ các quyền đó. Mức độ nhân dân thực hiện các quyền của mình trong đời sống chính trị-xã hội, mức độ hiệu quả của các cơ chế hiến pháp trong việc bảo vệ các quyền đó thể hiện mức độ thành công của Hiến pháp. Ngược lại, đó là sự thất bại.Tính trách nhiệm của chính quyền trong Hiến phápHiến pháp được ban hành và thực thi nhằm giới hạn và kiểm soát quyền lực để tránh mọi sự lạm dụng quyền lực, từ đó đảm bảo trách nhiệm của chính quyền và bảo vệ các quyền tự do cá nhân. Trong các cơ chế trên, ngành tư pháp đặc biệt toà hành chính và toà hiến pháp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo trách nhiệm của chính quyền.Trong giai đoạn hiến pháp chuyển đổi, nhiều nước ở Châu Á như Thái Lan, Hàn Quốc chủ trương xây dựng hệ thống các cơ quan kiểm soát quyền lực độc lập (toà hiến pháp, toà hành chính, uỷ ban chống tham nhũng, uỷ ban nhân quyền, thanh tra Nghị viện - Ombudsman) để giải quyết các vấn đề hiến pháp cố hữu trong lịch sử, như tình trạng lạm dụng quyền lực, tham nhũng tran làn và bất ổn chính trị. Các cơ quan này đã phát huy vai trò quan trọng trong việc đảm bảo trách nhiệm của chính quyền. Những cải cách này là những cải cách hiến pháp quan trọng nhất góp phần to lớn trong việc xây dựng "Chủ nghĩa hiến pháp mới" ở Châu Á.Tính thực thi của các quy định Hiến phápMột bản Hiến pháp thành công là một bản Hiến pháp mà các quy định của nó được thực thi trên thực tiễn (Hiến pháp thực chất). Nếu như Hiến pháp chỉ tuyên bố các tuyên ngôn chính trị trên trên giấy tờ, thì đó chỉ là một bản Hiến pháp danh nghĩa. Như cách nói của GS.TS. Đào Trí Úc, "suy cho cùng, hiệu quả của Hiến pháp được thể hiện khi nó đạt được tính khả thi, tính áp dụng cao. Đó là thước đo thực tế của Hiến pháp" [2].Khả năng thích nghi của Hiến phápViệc tổng kết việc thực thi Hiến pháp, là việc đánh giá xem Hiến pháp có phù hợp với những điều kiện mới không. Do đó, một Hiến pháp thành công có nghĩa là nó có khả năng phù hợp, thích nghi với những điều kiện và hoàn cảnh mới.Ở các quốc gia Châu Phi và Châu Á, Hiến pháp gặp khó khăn trong việc thích nghi với những điều kiện văn hoá chính trị-xã hội mới. Một số nước đã giải quyết được những vấn đề hiến pháp, trong khi nhiều nước vẫn đang cố gắng thực hiện những cải cách hiến pháp đáp ứng yêu cầu của quá trình chuyển đổi.Việc tổng kết việc thi hành Hiến pháp 1992 của chúng ta cần phải được thực hiện dựa theo các tiêu chí nêu trên với mục đích tìm ra những điểm tích cực và hạn chế của Hiến pháp, để từ đó có các sửa đổi phù hợp.--------[1] Workshop on Constitution Building Processes," Princeton University, May 17-20, 2007, Bobst Center for Peace & Justice, Princeton University, in conjunction with Interpeace and International IDEA.[2] GS.TSKH. Đào Trí Úc, Tổng kết Hiến pháp và các tiêu chí tổng kết Hiến pháp, Hội thảo "Xây dựng tiêu chí, phương pháp tổng kết việc thi hành Hiến pháp 1992" do Viện Nghiên cứu lập pháp tổ chức. Quan điểm này cũng được nhiều học giả khác tham dự Hội thảo chia sẻ.
TS Đặng Minh Tuấn (ĐHQGHN)
Monday, August 12, 2013
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MỘT HIẾN PHÁP THÀNH CÔNG
8:16 AM
Hoàng Phong Nhã
No comments
0 comments:
Post a Comment