Bài phỏng vấn GS.TS Nguyễn Đăng Dung,phóng viên Nghĩa Nhân,
Nguồn: Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh,
đăng ngày 18/9/2011, truy cập tại đây.
Bằng việc Quốc hội lập ra Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (HP) 1992, sau đó Ủy ban Dự thảo lập ra Ban Biên tập sửa đổi HP, Nhà nước đã có những bước đầu tiên lập hiến cho giai đoạn phát triển mới của nước nhà.Nhưng để ra được một bản HP có giá trị trường tồn, việc trước tiên phải làm là gì? Pháp Luật TP.HCM đặt câu hỏi ấy với ông Nguyễn Đăng Dung, GS khoa Luật - ĐH Quốc gia Hà Nội, chuyên gia đầu ngành về HP ở Việt Nam.Theo tôi, việc đầu tiên là phải có cách hiểu đúng về HP. Đây là việc khó, bởi giới chuyên môn chúng tôi thấy rằng chúng ta thiếu vắng chủ nghĩa HP. Chủ nghĩa HP ấy bao gồm hệ quan điểm, tư tưởng về vai trò, vị trí của HP trong đời sống mà cốt lõi là nhận thức được HP chính là giới hạn quyền lực nhà nước - GS Nguyễn Đăng Dung giải thích.Quyền lực nhà nước là rất cần, là đương nhiên để duy trì trật tự. Nhưng quyền lực nhà nước cũng có thể sai và có xu hướng tha hóa nên chủ nghĩa HP đòi hỏi quyền lực ấy phải được giới hạn. Nền cộng hòa mà chúng ta xây dựng từ 1945 thừa nhận một nguyên tắc mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Từ lúc ấy, giới hạn quyền lực được đặt ra bởi chính nhân dân. Người dân, bằng nhiều hình thức khác nhau, đòi hỏi một khế ước hay bản văn, giới hạn quyền lực của Nhà nước.
Vậy nên tôi cho rằng trước khi bắt tay vào xây dựng một bản HP theo đúng nghĩa của nó, chúng ta phải thống nhất được với nhau rằng HP được sinh ra để giới hạn quyền lực nhà nước.
Cử tri Hà Nội đi bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016. Ảnh: TTXVNTrước hết phải thực hiện dân chủ rộng rãiNói tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân nhưng thực ra quyền lực ấy tùy thuộc rất nhiều vào những người nắm quyền ban hành chính sách. Ông thấy lực lượng này hiện đang nhận thức thế nào về chủ nghĩa HP?+ Tôi thấy đa số vẫn lập luận Nhà nước sinh ra để quản lý xã hội thì sao lại giới hạn quyền lực nhà nước. Hoặc: Nhà nước này là của dân, do dân, vì dân rồi thì mọi hoạt động của nó đều vì dân, cần gì phải hạn chế, kiểm soát Nhà nước… Họ nhận thức như thế mà không thấy rằng những căn bệnh trầm kha của đất nước như tham nhũng chẳng hạn, đều bắt nguồn từ quyền lực nhà nước không bị giới hạn, bị kiểm soát.Gần đây có những ý kiến cho rằng nhân dân phải được phúc quyết HP. Nói cách khác là trả lại cho dân một phần quyền lập hiến. Như thế cũng là giới hạn quyền lực nhà nước?+ Dân chủ trực tiếp thì dân phúc quyết HP là một cách. Nhưng quan trọng hơn, trong điều kiện nước ta hiện nay, để giới hạn quyền lực nhà nước thì trước hết phải dân chủ rộng rãi. Dân chủ để mọi tầng lớp nhân dân được thảo luận về HP, tham gia vào quá trình lập hiến.Bằng sự thảo luận rộng rãi ấy, chủ nghĩa HP được nâng lên, thấm đẫm thành tinh thần của xã hội. Khi ấy, HP được ban hành ngắn gọn nhưng súc tích, hàm chứa những tư tưởng sâu sắc về pháp quyền, về giới hạn và kiểm soát quyền lực, đi thẳng vào đời sống xã hội mà không ai có thể nghĩ khác đi được. HP ấy mới có sức sống, mới mang những giá trị trường tồn.Trở lại với giá trị trường tồn của HP 1946Ông đề cập tới giá trị trường tồn của HP. Vậy có thể đánh giá thế nào về giá trị những bản HP của ta từ trước đến nay?+ Từ khi thiết lập nền cộng hòa đến nay, chúng ta đã có bốn bản HP với năm lần sửa đổi. Trong những bản văn ấy, HP 1946 chứa đựng được những giá trị trường tồn nhất. HP 1946 cùng với Tuyên ngôn độc lập Hồ Chí Minh đọc trước quốc dân đồng bào, lần đầu tiên khẳng định mọi quyền bính thuộc về nhân dân, khẳng định quyền tự nhiên của con người: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được...”.Những HP sau đó rơi vào hệ thống HP các nước XHCN. Chủ nghĩa HP trong hệ thống ấy không được coi là cốt lõi. Kể cả sau này, khi “pháp quyền” vào HP 1992 sửa đổi thì vẫn chưa coi giới hạn quyền lực là giá trị, mục đích của HP. Pháp quyền (rule of law) trong hệ thống ấy thực ra là pháp trị (rule by law). Đối tượng phải tuân thủ pháp luật, thay vì Nhà nước lại nhấn mạnh là nhân dân.Trước đây, Nhà nước bao trùm tất cả. Nhưng kể từ khi đổi mới, chúng ta đã đặt mình lên đường ray mà quá trình chuyển động ấy, Nhà nước dần dần bị thu hẹp. Giờ sửa đổi HP chính là trở lại với giá trị trường tồn của HP 1946, là khẳng định xu hướng của thời đổi mới. Ấy là nâng chủ nghĩa HP lên, làm nổi bật chức năng cổ điển của HP - chức năng giới hạn quyền lực nhà nước.Cần thêm áp lực xã hộiTheo dõi thời cuộc, giáo sư thấy có dấu hiệu nào cho một nhận thức mới là quyền lực nhà nước phải được giới hạn?+ Rất mừng là Đại hội XI đã đưa kiểm soát quyền lực nhà nước vào trong nghị quyết. Hai từ được lồng ghép vào một vài dòng nghị quyết thôi nhưng hàm chứa một nhận thức rất mới về nội dung của xây dựng nhà nước pháp quyền.Nhưng từ nghị quyết đến cuộc sống vẫn còn khoảng cách rất xa. Cơ chế nào, làm thế nào để kiểm soát quyền lực nhà nước; kiểm soát từ bên trong, kiểm soát từ bên ngoài thế nào?... Trong Đảng, tất cả vẫn đang là cuộc thảo luận, tìm tòi.Giống như từ “pháp quyền”, “kiểm soát” quyền lực nhà nước có thể rồi cũng được đưa vào bản HP mới. Nhưng như vậy đã đủ để có một bản HP mang giá trị trường tồn?+ Dù cố gắng đi mấy, HP không thể là một cuốn giáo khoa. Ta không thể viết mọi điều vào đó. Điều quan trọng là bằng việc thảo luận rộng rãi về HP, xã hội hình thành, nâng dần lên trong mình một tinh thần HP.Ngoài ra, để những gì súc tích, ngắn gọn trong HP thấm đẫm vào cuộc sống, còn đòi hỏi quyết tâm chính trị của đảng cầm quyền. Đặc biệt, tôi nhấn mạnh, tốt đẹp lên hay không còn tùy thuộc vào văn hóa và năng lực đòi hỏi của xã hội. Xã hội, người dân phải biết gây áp lực lên chính quyền, để hiện thực hóa những tư tưởng, triết lý đẹp đẽ về một nhà nước pháp quyền đúng nghĩa, của dân, do dân, vì dân. Chính vì thế, nói về chủ nghĩa HP chính là nói về HP thực hiện trên thực tế, hơn là bản văn HP ấy.Xin cảm ơn giáo sư.
Từ phân công, phối hợp đến kiểm soát quyền lực
Cương lĩnh bổ sung, phát triển 2011 khẳng định: “Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân [...]. Quyền lực nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Quan điểm này cũng được khẳng định rõ trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020.
Trước đó, Cương lĩnh 1991 chỉ nêu “Nhà nước Việt Nam thống nhất ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, với sự phân công rành mạch ba quyền đó”. Hiến pháp 1992 được sửa đổi năm 2001 cũng chỉ quy định: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
TTHNGHĨA NHÂN
Monday, August 12, 2013
CỐT LÕI CỦA HIẾN PHÁP: GIỚI HẠN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC
8:13 AM
Hoàng Phong Nhã
No comments
0 comments:
Post a Comment