Monday, August 12, 2013

Chương 2: Nhà nước và pháp luật việt nam thời bắc thuộc

1. Nhà nước và pháp luật của các Chính quyền đô hộ

1.1 Tổ chức bộ máy chính quyền đô hộ (179 TCN - 938)

1.1.1 Giai đoạn từ năm 179 TCN đến năm 40

- Nhà Triệu (179 TCN - 111 TCN): thực hiện chính sách cai trị "dùng người Việt cai trị người Việt".

- Chia nước ta thành 2 quận: Giao Chỉ và Cửu Chân, đứng đầu mỗi quận là quan Điển sứ, giúp việc có quan Tả tướng phụ trách lĩnh vực quân sự.

- Dưới quận nhà Triệu giữ nguyên cách thức tổ chức chức cổ truyền của người Việt, chia quận thành các bộ, đứng đầu là các Lạc tướng người Việt.

- Nhà Tây Hán (111 TCN - 8) và nhà Tân (8 - 23): thực hiện chính sách "đồng hóa ngu dân".

- Nước ta là 3 trong số 9 quận thuộc Châu Giao Chỉ, đứng đầu là quan Thứ sử.

- Gồm 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, đứng đầu mỗi quận là quan Thái thú, giúp việc có quan Đô sứ phụ trách lĩnh vực quân sự.

- Dưới Châu là huyện, đứng đầu là quan Huyện lệnh người Việt.

- Nhà Đông Hán (23 - 39): cơ bản vẫn giữ nguyên 3 cấp chính quyền địa phương như trước, nhưng có sự tăng cường số lượng quan lại trong bộ máy đô hộ.

1.1.2 Giai đoạn từ năm 43 đến năm 544

Nhà Đông Hán (43 - 220): tiếp tục duy trì chính quyền đô hộ 3 cấp như trước, nhưng có một số thay đổi:

- Năm 203, triều đình đổi Châu Giao Chỉ thành Giao Châu, đứng đầu là quan Châu mục. Đối với huyện, thay các viên Huyện lệnh người Việt bằng quan Huyện lệnh người Hán.

Nhà Đông Ngô, Ngụy (220 - 265): cơ bản giống như trước, nhưng có giai đoạn Giao Châu chia thành 2 châu: Quảng Châu và Giao Châu. Lãnh thổ nước ta gồm 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam trực thuộc Giao Châu.

Nhà Tấn, Tống, Tề (265 - 502): cơ bản vẫn tổ chức theo chính quyền 3 cấp: châu - quận - huyện, chủ yếu chỉ có sự thay đổi trong sự phân chia các quận, như:

- Nhà Tấn chia Giao Châu thành 7 quận trong đó có 6 quận thuộc lãnh thổ của nước ta.


- Nhà Tống chia Giao Châu làm 6 quận.

- Nhà Tề chia Giao Châu thành 9 quận, trong đó có 7 quận thuộc lãnh thổ nước ta ngày nay.

Nhà Lương (502 - 544): chia Giao Châu thành 8 châu, trong đó có 6 châu thuộc lãnh thổ nước ta.

1.1.3 Giai đoạn từ năm 603 đến năm 938

Nhà Tùy (603 - 618): chia nước ta thành 6 quận đặt dưới sự quản lý trực tiếp của triều đình.

Nhà Đường (618 - 905): thực hiện chính sách cai trị "trấn áp bằng vũ lực, tăng cường quân sự".


- Gọi tên nước ta là An Nam đô hộ phủ, đứng đầu là quan Tiết độ sứ.

- Dưới chia thành các châu, đứng đầu là quan Thứ sử (Ở vùng miền núi còn đặt các châu "Ki Mi").

- Dưới châu là huyện, đứng đầu là quan Huyện lệnh.

- Dưới huyện là hương, chia làm đại hương và tiểu hương.

- Dưới hương là xã, chia làm đại xã và tiểu xã.

1.2 Pháp luật thời kỳ đô hộ (179 TCN - 938)

Các quan hệ trong thời kỳ này được điều chỉnh chủ yếu bằng luật tục của người Việt và luật pháp của phong kiến Trung Hoa.

Pháp luật hình sự: trừng trị các tội phạm chủ yếu nhằm phục vụ lợi ích của chính quyền đô hộ.

Pháp luật dân sự: có 2 hình thức sở hữu ruộng đất: Sở hữu tối cao của Hoàng đế Trung Quốc và sở hữu tư nhân: các chủ sở hữu chủ yếu là những quan lại và địa chủ người Hán.

2. Chính quyền độc lập, tự chủ

2.1 Chính quyền Hai Bà Trưng (40 - 43)

2.2 Nhà nước Vạn Xuân (544 - 602)

2.3 Chính quyền họ Khúc: (905 - 930)

2.4 Chính quyền Dương Đình Nghệ (931 - 937)

0 comments:

Post a Comment

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | LunarPages Coupon Code