Saturday, August 10, 2013

Tiểu luận chế độ đa đảng ớ các nước tư bản





- Lớp 3B

CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM
3.1 THỂ CHẾ:

- Theo nghĩa rộng, thể chế dùng để chỉ một hệ thống những quy định, luật lệ, giá trị, chuẩn mực hợp thành những nguyên tắc tổ chức và phương thức vận hành của một xã hội ở một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử.

- Theo nghĩa hẹp: thể chế dùng để chỉ một hệ thống những quy định, luật lệ, giá trị, chuẩn mực hợp thành những nguyên tắc tổ chức, phương thức và vận hành của một lĩnh vực hoặc một cấu trúc xã hội nào đó trong một giai đoạn lịch sử nhất định.

3.1 THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ:

Thể chế chính trị là hệ thống các định chế, các giá trị, chuẩn mực hợp thành những nguyên tắc tổ chức và phương thức vận hành của một chế độ chính trị, là hình thức thể hiện các thành tố của hệ thống chính trị thuộc thượng tầng kiến trúc, là cơ sở chính trị - xã hội quy định tính chất, nội dung của chế độ xã hội nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích của giai cấp cầm quyền.

Khái niệm thể chế chính trị bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

- Thể chế chính trị là hệ thống các định chế, các giá trị tạo thành những nguyên tắc tổ chức và phương thức vận hành của một chế độ chính trị, của hệ thống chính trị. Thể chế chính trị bao gồm thể chế nhà nước, thể chế các đảng chính trị, thể chế các tổ chức chính trị xã hội, trong đó, thể chế nhà nước là quan trọng nhất.

- Thể chế chính trị là hình thức thể hiện các thành tố của hệ thống chính trị thuộc thượng tầng kiến trúc. Song thể chế chính trị đồng thời lại là cơ sở chính trị – xã hội quy định tính chất, nội dung của chế độ chính trị xã hội.

- Hiệu lực, vai trò của thể chế chính trị tùy thuộc vào hiệu lực và vai trò của từng thể chế trong hệ thống chính trị cũng như của cơ chế vận hành của toàn hệ thống, trong đó thể chế nhà nước là quan trọng nhất.

3.1 ĐẢNG PHÁI CHÍNH TRỊ:

Trong xã hội hiện đại, đảng chính trị đã trở thành đại biểu thực thụ cho các lực lượng quần chúng nhất định trong quan hệ với quyền lực nhà nước. Hiện nay, các học giả tư sản có hàng trăm định nghĩa khác nhau về đảng chính trị. Nhưng, từ sự ra đời và tồn tại của các đảng chính trị đã cho thấy rõ:

- Đảng chính trị là sản phẩm tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp. Đảng ra đời một cách tự giác khi cuộc đấu tranh giai cấp phát triển ở trình độ cao đến mức cần phải có một tổ chức tham mưu lãnh đạo, điều hành thống nhất về tư tưởng và hành động của cả giai cấp. Lịch sử đấu tranh giai cấp của nhân loại bao giờ cũng có những tổ chức tương tự như đảng chính trị. Song, lịch sử thật sự của đảng chính trị chỉ bắt đầu từ cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến và phát triển mạnh mẽ trong xã hội hiện đại. Đảng sẽ mất ý nghĩa tồn tại khi sứ mệnh lịch sử của giai cấp đã hoàn thành.

- Đảng chính trị bao giờ cũng mang bản chất giai cấp. Đảng chính trị không chỉ là đại diện cho hệ tư tưởng mà còn là tổ chức cao nhất, chặt chẽ nhất của một giai cấp; tập hợp những người giác ngộ nhất, kiên quyết nhất trong đấu tranh thực thi quyền lực và lợi ích giai cấp mình, nên không có đảng nào là phi giai cấp hay siêu giai cấp. Một giai cấp có thể có nhiều đảng, mỗi đảng đại diện cho một tầng lớp trong giai cấp và cũng là đại biểu cho cả giai cấp đó. Lênin đã viết: ''Cuộc đấu tranh của các chính đảng là biểu hiện hoàn chỉnh, đầy đủ và rõ rệt nhất của cuộc đấu tranh chính trị của các giai cấp''. Các đảng chính trị đều hướng tới 1ãnh đạo, điều hành chính quyền nhà nước, tổ chức cho giai cấp và các lực lượng ngoài giai cấp tiến hành đấu tranh theo đường lối chính trị của mình.Đây là vấn đề có tính nguyên tắc.

- Bản chất giai cấp quy định vai trò lịch sử của đảng chính trị. Vai trò của một đảng chính trị đối với sự phát triển xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố và điều kiện khác nhau, nhưng cơ bản nhất là phụ thuộc vào địa vị lịch sử và bản chất giai cấp của đảng đó. Cho nên, khi xem xét toàn diện một đảng, phải tìm cho được bản chất của nó. Lênin đã nhấn mạnh: ''Để nhận rõ được cuộc đấu tranh của các đảng, thì không nên tin ở lời nói, mà nên nghiên cứu lịch sử thật sự của đảng, nghiên cứu chủ yếu là việc làm chứ không phải là những lời họ nói về bản thân họ, xem họ giải quyết các vấn đề chính trị như thế nào, xem thái độ họ như thế nào trong những vấn đề có 1iên quan đến lợi ích thiết thân của các giai cấp khác nhau trong xã hội''.

Như vậy, về bản chất, đảng chính trị là đội tiên phong của giai cấp hay tầng lớp, lãnh đạo tầng lớp hay giai cấp đó đấu tranh để hiện thực hóa quyền lực, lợi ích của tầng lớp và cả giai cấp mà mình đại diện trong một hoàn cảnh lịch sử xác định.

Đảng phái chính trị(thường được gọi vắn tắt là chính đảng hay đảng) là một tổ chức chính trị tự nguyện với mục tiêu được một quyền lực chính trị nhất định trong chính quyền, thường là bằng cách tham gia các chiến dịch bầu cử. Các đảng thường có một hệ tư tưởng hay một đường lối nhất định, nhưng cũng có thể đại diện cho một liên minh giữa các lợi ích riêng rẽ. Các đảng thường có mục tiêu thực hiện một nhiệm vụ, lý tưởng của một tầng lớp, giai cấp, quốc gia để bảo vệ quyền lợi của tầng lớp, giai cấp hay quốc gia đó. (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

Trên thế giới hiện nay tồn tại hai dạng thể chế đảng chính trị bao gồm đơn đảng và đa đảng, trong đó, loại hình đa đảng bao gồm lưỡng đảng, đa đảng và liên minh đảng cầm quyền.

2.1. KHÁI NIỆM VỀ CHẾ ĐỘ ĐA ĐẢNG:

Chế độ đa đảng là một hình thái chính trị nhà nước trong đó lý do tồn tại của các đảng là sự cạnh tranh về quyền lực. Mỗi đảng thường là đại diện cho các lực lượng chính trị khác nhau, các nhóm lợi ích khác nhau… theo đuổi những lý tưởng, mục tiêu khác nhau, thường là đối lập với nhau về nhiều mặt, từ chính sách đối nội, đối ngoại, đến quan điểm, hệ tư tưởng – chế độ xã hội và ngày nay còn là thái độ, ứng xử đối với môi trường.

Đa đảng đối lập là nét đặc trưng của thể chế chính trị tư sản trên thế giới hiện nay. Nói chung ở các nước tư bản, về hình thức, đa đảng chính trị đều "tự do”, "bình đẳng” trong cuộc đấu tranh nghị trường và đều có khả năng trở thành đảng cầm quyền, nhưng trong thực tế chỉ có các đảng lớn, có thế lực mới có khả năng chiến thắng và bao giờ cũng có một đảng cầm quyền hoặc lãnh đạo, có khi kéo dài nhiều thập kỷ. Mặt khác, chế độ đa đảng ở phương Tây, về thực chất, cũng là dựa trên cơ sở nhất nguyên chính trị, vì tất cả các đảng cánh hữu đều nhằm phục vụ chế độ tư bản.

2.2. CÁC HÌNH THỨC ĐA ĐẢNG:

Căn cứ vào số lượng các đảng phái chính trị trong xã hội cũng như cách thức hoạt động của các đảng này, người ta phân chia thành 3 dạng: lưỡng đảng, đa đảng và liên minh đảng cầm quyền.

- Lưỡng đảng: đời sống chính trị của quốc gia do hai chính đảng chi phối, hoặc chỉ tồn tại hai đảng, hoặc nếu nhiều hơn thì các đảng khác đều không đủ thế lực, đều lu mờ trước sân khấu chính trị rồi ngả về ủng hộ một trong hai đảng.

- Đa đảng: Số lượng chính đảng chi phối đời sống chính trị của một quốc gia nhiều hơn hai đảng.

- Liên minh đảng cầm quyền: Trong các quốc gia có thể chế chính trị đa đảng, một đảng nào đó chiếm được đa số (sau thắng lợi bầu cử), nhưng chưa đạt đến mức độ tuyệt đối thì phải liên minh với một số đảng khác tạo thành một liên minh cầm quyền. Khi đó giữa các đảng có sự dàn xếp với nhau, điều hòa về các vị trí chủ chốt trong nội các, điều hòa về chính sách và quyền lực. Đảng nào chiếm số lượng cử tri đông nhất thì đảng đó có nhiều đại biểu trong quốc hội, có nhiều ghế trong chính phủ, chiếm nhiều vị trí chủ chốt trong chính quyền nhà nước.

2.3. NGUỒN GỐC CỦA CHẾ ĐỘ ĐA ĐẢNG:

Sự xuất hiện học thuyết "tam quyền phân lập" (học thuyết phân chia quyền lực) gắn liền với cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến chuyên chế. Để hạn chế quyền lực của nhà vua, các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản đã đưa ra luận điểm về sự cần thiết phân chia quyền lực nhà nước thành các nhánh quyền lực độc lập. Những nhà tư tưởng này đã nhận thấy ở các nhà nước quân chủ chuyên chế quyền lực nhà nước tập trung trong tay một nhà quân chủ (một người), dẫn đến việc độc đoán, lạm quyền, tuỳ tiện trong việc sử dụng quyền lực nhà nước.

Thuyết “Tam quyền phân lập" ra đời là một bước tiến bộ so với chế độ quân chủ phong kiến. Nó đã trở thành ngọn cờ tư tưởng tập hợp quần chúng chống chế độ phong kiến trong quá trình cách mạng tư sản thế kỷ XVII - XVIII. Khi giai cấp tư sản giành được chính quyền, học thuyết "Tam quyền phân lập" trở thành nguyên tắc cơ bản về tổ chức hoạt động của nhà nước tư sản nhằm hạn chế sự độc quyền, lạm quyền, tuỳ tiện trong việc sử dụng quyền lực nhà nước. Nguyên tắc này đã tạo ra cơ chế kiềm chế và đối trọng giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong nhà nước tư sản.

Học thuyết "Tam quyền phân lập" gắn liền và phù hợp với chế độ chính trị đa đảng của nhà nước tư sản. Có nhà nước tư sản áp dụng học thuyết này một cách mềm dẻo (ở các nhà nước theo chính thể đại nghị, giữa hành pháp và lập pháp có sự phối hợp với nhau và hành pháp chịu trách nhiệm trước lập pháp); có những nhà nước áp dụng học thuyết này một cách cứng rắn (ở các nhà nước theo chính thể cộng hoà tổng thống có sự độc lập của các cơ quan quyền lực, hành pháp không chịu trách nhiệm trước lập pháp). Như vậy, có thể thấy rằng, không có một khuôn mẫu cố định của học thuyết "Tam quyền phân lập" để áp dụng chung cho mọi nhà nước tư sản với các hình thức nhà nước khác nhau và càng không thể có một khuôn mẫu chung về tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước áp dụng chung cho mọi nhà nước với những chế độ chính trị khác nhau. Ngay đối với một đất nước, thì cách thức tổ chức và phân công quyền lực nhà nước cũng không phải là bất biến, mà phải được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử của nước đó.

Xã hội tư bản lấy tự do cạnh tranh làm nền tảng cho sự tồn tại và phát triển chế độ đa nguyên chính trị và đa đảng đối lập. Các giai cấp có lợi ích khác nhau đều có quyền thành lập đảng chính trị của mình và được phép hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước tư sản. Trong xã hội ấy, các tập đoàn tư bản lũng đoạn khác nhau cũng thành lập ra các đảng chính trị để bảo vệ cho lợi ích của tập đoàn đó. Họ ra sức công kích lẫn nhau. Mỗi đảng đều đưa ra cương lĩnh tranh cử nhằm lôi kéo các tầng lớp dân cư mong chiếm được nhiều ghế trong các cuộc bầu cử quốc hội, giành chức vụ đứng đầu cơ quan hành pháp (tổng thống, thủ tướng) để đứng ra thành lập chính phủ.

Cơ chế đa nguyên chính trị và đa đảng đối lập được coi như là cơ chế dân chủ nhất, thích hợp nhất trong một xã hội mà quyền lực nhà nước được coi là trung tâm giành giật trên chính trường của các thế lực tư sản. Chừng nào trong xã hội còn sự cạnh tranh đối nghịch về lợi ích giữa các giai cấp, các tập đoàn tư bản thì chừng ấy cơ chế đa đảng còn có thể phát huy tác dụng. Mặt khác, cũng cần lưu ý rằng, mâu thuẫn giữa các đảng chính trị của các tập đoàn tư bản khác nhau thường không phải là mâu thuẫn một mất, một còn. Nói chung, về bản chất nó đều bảo vệ quyền lợi cơ bản của giai cấp tư sản đã được xác định trong Hiến pháp mà bất kỳ đảng nào cũng đều phải tuân theo. Các đảng ấy chỉ khác nhau về lợi ích cục bộ, còn về cơ bản nó vẫn thống nhất với nhau và khi cần phải bảo vệ lợi ích chung thì nó vẫn cố kết với nhau như bàn thạch. Do đó, dù có mâu thuẫn, nhưng cuối cùng, sau những ván bài chính trị, họ vẫn có thể nhân nhượng nhau, hợp tác với nhau, chia sẻ quyền lực cho nhau; thành ra cơ chế đa đảng, xét đến cùng thì bản chất vẫn là một, vẫn chỉ là đảng của giai cấp tư sản thay nhau nắm giữ quyền lực nhà nước.

- Chế độ đa đảng tồn tại ở nhiều nước trên thế giới còn do những yếu tố lịch sử, trong quá trình đấu tranh giành độc lập, hoặc phá bỏ chế độ phong kiến, trong suốt quá trình phát triển kinh tế, văn hóa của từng quốc gia. Từ khi giai cấp tư sản nắm giữ được ngọn cờ dân tộc, biến dân tộc đó thành dân tộc - tư sản thì toàn bộ dân cư của quốc gia đều vận động trong quỹ đạo của giai cấp tư sản.

2.4. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CHẾ ĐỘ ĐA ĐẢNG:

2.4.1. Ưu điểm:

Đa đảng đưa lại một số tác động tích cực nhất định cho các đảng tư sản và chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo điều kiện cho họ khả năng tránh nguy cơ độc quyền, độc đoán, hạn chế sự lạm quyền, tuỳ tiện sử dụng quyền lực.

2.4.2. Nhược điểm:

Chủ nghĩa Mác - Lênin đã nhìn thấy những hạn chế của thuyết phân quyền và đã chỉ ra bản chất bên trong của nó và quyền lực nhà nước được sinh ra từ mâu thuẫn giai cấp. Sự xuất hiện giai cấp, đồng thời cũng xuất hiện nhà nước và cùng với nó là quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước là quyền lực của một nhóm chủ thể nhất định đối với toàn xã hội, với đặc thù sử dụng những biện pháp cưỡng chế mang tính nhà nước. Quyền lực nhà nước là phạm trù thuộc thượng tầng kiến trúc, do đó, tính chất của quyền lực nhà nước sẽ do hạ tầng cơ sở là các quan hệ kinh tế quy định. Bộ phận cấu thành quan trọng nhất tạo nên bản chất của quyền lực nhà nước là ý chí của giai cấp cầm quyền. Quyền lực nhà nước chỉ tồn tại thông qua bộ máy nhà nước. Bộ máy này tạo nên sức mạnh của quyền lực nhà nước. Bản thân nhà nước không phải là quyền lực, mà cùng với pháp luật chỉ là những công cụ thực hiện quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước là quyền lực chính trị, phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị và, do đó, về bản chất, nó là quyền lực thống nhất.

Nguyên tắc phân quyền chỉ tồn tại khi có sự tranh giành quyền lực giữa các thế lực xã hội khác nhau. Ở nhà nước tư sản, quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc "Tam quyền phân lập", nhưng xét về bản chất, thì quyền lực nhà nước lại thống nhất ở tính giai cấp và tính chính trị. Trên thực tế, phân chia quyền lực hoàn toàn không tạo thành bức tường giữa các quyền lực, vì về bản chất, quyền lực nhà nước là thống nhất trong một nhà nước thống nhất. Vì vậy, ngay trong các nhà nước tư sản, bên cạnh tư tưởng về sự kiềm chế, đối trọng giữa các quyền lực, đã đòi hỏi sự cần thiết về mối tương hỗ, phối hợp giữa các quyền lực. Đối với những vấn đề có tính nguyên tắc trong chính sách nhà nước, thì mọi nhánh quyền lực đều phải hành động thống nhất với nhau, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng vô chính phủ và tan rã. Như vậy, có thể thấy rằng, quan điểm về tổ chức phân chia quyền lực không có ý nghĩa tuyệt đối, phân chia quyền lực không loại trừ sự thống nhất trong chính sách nhà nước về những vấn đề có tính nguyên tắc và sự tương hỗ, phối hợp giữa các nhánh quyền lực.

Việc tổ chức quyền lực nhà nước theo nguyên tắc "Tam quyền phân lập”, tuy có những mặt tích cực trong việc hạn chế sự lạm quyền, tuỳ tiện sử dụng quyền lực, nhưng mặt khác, lại tạo ra cơ chế kiềm chế, cản trở việc hình thành các cơ cấu, tổ chức nhà nước. Vì vậy, trong những trường hợp này, để giải toả tình hình, các nhánh quyền lực nhà nước, các chính đảng, lực lượng đối lập buộc phải thoả hiệp với nhau.

Thể chế đa đảng cũng dễ khuyến khích các lực lượng đối lập vì lợi ích cục bộ chỉ biết phản đối tất cả những gì của đảng cầm quyền, bất chấp phải-trái, đúng-sai, không tôn trọng những lợi ích chính đáng của nhân dân. Thực tế đã và đang diễn ra ở không ít các quốc gia là các đảng tranh giành quyền lực, đấu đá lẫn nhau, gây ra rối loạn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Thậm chí, sự tranh giành quyền lực giữa các đảng đã đẩy một số nước lâm vào khủng hoảng chính trị, chẳng những quyền dân chủ của người dân không được đảm bảo mà tính mạng của họ cũng bị đe dọa.

Ví dụ: Cuộc xung đột giữa những người "áo đỏ” với Chính phủ đương nhiệm ở Thái Lan và cuộc xung đột giữa chính phủ và phe đối lập Cư-rơ-gư-xtan vừa qua là những ví dụ. Đảng phái chính trị (hàng trăm đảng phái) và do thế lực quân phiệt Thái Lan cố tình dùng quyền lực của mình để đàn áp phong trào dân chủ và thanh trừng lẫn nhau, nên trong 66 năm (từ sau Cách mạng tư sản năm 1932 – 1998), Thái Lan đã trải qua 33 cuộc đảo chính, bình quân cứ 2 năm lại có một cuộc đảo chính thay đổi chính phủ.

Ví dụ: Tháng 5/2010, Thủ tướng Anh Gordon Brown- lãnh đạo Công đảng đã bất ngờ tuyên bố sẽ từ chức lãnh đạo Công đảng sau khi đảng này thất bại trong cuộc bầu cử cuối tuần trước. Trong cuộc bầu cử này, đảng Bảo thủ chiếm được nhiều số ghế nhất nhưng không đủ đa số để thành lập chính phủ. Quốc hội Anh đã rơi vào trạng thái “treo” do không đảng nào thu đủ đa số cần thiết 326 ghế để giành quyền đứng ra thành lập chính phủ. Lãnh đạo Đảng Bảo thủ David Cameron trở thành thủ tướng đứng ra lập nội các mới trong sự liên minh với đảng Dân chủ tự do của ông Nick Clegg. Đây là chính phủ liên minh đầu tiên kể từ năm 1935 tới nay.

Chương 3: Chế độ đa đảng ở một vài nước tư sản điển hình trên thế giới
3.1 MỸ:

Hoa Kỳ là liên bang tồn tại lâu đời nhất trên thế giới. Ở nước Mỹ có nhiều chính đảng, mỗi đảng đều đại diện cho lợi ích của những bộ phận dân cư khác nhau. Nhưng từ ngày thành lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (1776) tới nay, không đảng nào có đủ sức mạnh cạnh tranh với hai đảng (Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ) đại diện cho hai tập đoàn tư bản kếch xù. Thành thử lịch sử Nhà nước Mỹ, kể từ khi họ giành được độc lập tới nay, là lịch sử đấu tranh, giành giật giữa hai chính đảng mà kết cục là Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa thay nhau cầm quyền. Các chính đảng khác đều không đủ thế lực, đều lu mờ trước sân khấu chính trị rồi ngả về ủng hộ một trong hai đảng.

3.1.1 Sự hình thành hệ thống hai đảng (lưỡng đảng):

- Hình thành từ đầu thập kỷ 90 thế kỷ XVIII, dưới chính quyền Tổng thống Oasinhtơn. Do không được Tổng thống ủng hộ, Jephesơn tập hợp thành nhóm Cộng hòa đổi tên thành Cộng Hòa – Dân chủ, tiền thân của Đảng Dân chủ sau này.

- Đến năm 1824, đảng phân liệt thành nhiều phe phái và phân chia thành hai nhóm chống đối nhau: Đảng Dân chủ (đại diện cho chế độ nô lệ ở miền Nam) và Đảng Uých (đại diện cho các chủ ngân hàng, tư sản và chủ đồn điền miền Nam).

- Trong những năm 1850, Đảng Uých sụp đỗ và đến 1854, những người thuộc Đảng Uých và những người thuộc Đảng Dân chủ có xu hướng chống chế độ nô lệ đã thành lập Đảng Cộng hòa (đại diện cho quyền lợi của miền Bắc và miền Tây). Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa thay nhau nắm chính quyền cho đến ngày nay.

- Ngoài ra, ở Mỹ còn tồn tại một số đảng khác như: Đảng Dân túy, Cấp tiến, Độc lập, Cải cách, Đảng Cộng sản Mỹ (được thành lập 1920).

3.1.2 Đặc điểm:

Chính trị tại Hoa Kỳ hoạt động dưới một hệ thống lưỡng đảng gần như suốt chiều dài lịch sử Hoa Kỳ. Đối với các chức vụ được đưa ra bầu cử ở các cấp, bầu cử sơ bộ do tiểu bang đảm trách sẽ được tổ chức để chọn ra các ứng cử viên của từng đảng chính yếu để chuẩn bị cho tổng tuyển cử sau đó. Từ lần tổng tuyển cử năm 1856, hai đảng có ảnh hưởng chi phối là Đảng Dân chủ được thành lập năm 1824 (mặc dù nguồn gốc của đảng có thể lần tìm ngược về năm 1792), và Đảng Cộng hòa thành lập năm 1854.

- Có nhiều chính đảng, mỗi đảng đại diện cho lợi ích của những bộ phận dân cư khác nhau à các chính đảng khác đều không đủ thế lực, đều lu mờ và ngả về ủng hộ một trong hai đảng.

- Hệ thống Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa ở Mỹ không gắn bó và kỷ luật. Nội bộ các đảng không đồng nhất, thiếu sự gắn kết do nền tảng xã hội mỗi đảng khác nhau nhưng đều cùng bảo vệ quyền lợi cơ bản của giai cấp tư sản à tổ chức và hoạt động của hai đảng như hai tổ chức bầu cử.

- Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa như hai tổ chức tranh cử thường trực. Khi bầu cử kết thúc thì hoạt động của các đảng cũng dừng.

- Tổ chức lỏng lẻo, quyền lực phân tán, không có nội quy, kỷ luật, chế định đảng viên. Không có tôn chỉ lâu dài, không có cương lĩnh cố định.

- Các tổ chức trong đảng hoạt động độc lập, quan hệ trên dưới rời rạc.

- Tuy nhiên, hai đảng thống nhất ở mục tiêu chung là bảo vệ chế độ sở hữu tư nhân, hiến pháp liên bang, thể chế chính trị đương thời,…

Liên hiệp vương quốc anh và bắc ailen:
3.1

3.1.1 Sự hình thành hệ thống đa đảng:

Các đảng chính trị ở Vương quốc Anh ra đời vào giữa thế kỷ thứ 19. Từ đó đến những năm 1920, Đảng Bảo thủ và Đảng Tự do thống trị đời sống chính trị ở Vương quốc Anh. Tuy nhiên, năm 1923, Công Đảng – một liên minh giữa các nghiệp đoàn và nhiều tổ chức theo đường lối xã hội chủ nghĩa – giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử và lên nắm quyền trong một thời gian ngắn.

Trong suốt Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai, trong khoảng thời gian từ năm 1939 đến năm 1945, Chính phủ Vương quốc Anh là một liên minh hiệu quả của ba chính đảng.

Từ sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai năm 1945, đảng Bảo thủ và Công đảng luôn thống lĩnh chính trị nước Anh, thay nhau lên nắm quyền từ đó đến nay.

Đảng Tự do sáp nhập với Đảng Dân chủ Xã hội mới được thành lập năm 1988 để lập ra đảng Dân chủ Tự do và trở thành đảng lớn thứ ba ở Vương quốc Anh. Ba đảng này đại diện cho phái đoàn của Vương quốc Anh trong Nghị viện châu Âu và các cơ quan phân cấp ở Xcốt-len và xứ Uên.

Bắc Ai-len khác với các nước khác trong Vương quốc Anh ở chỗ sự gắn kết đảng phái chủ yếu dựa trên gốc gác tôn giáo và dân tộc của cá nhân. Đảng Dân chủ Tự do và Công đảng không tranh giành bầu cử ở đây. Đảng Bảo thủ có tham gia tranh giành ghế, nhưng nhận được rất ít sự ủng hộ trong các cuộc bầu cử gần đây.

Ở Vương quốc Anh có ba chính đảng chính, gồm Công Đảng, Đảng Bảo thủ và Đảng Dân chủ Tự do.

Một số đảng phái chính trị nhỏ khác cũng có đại diện trong nghị viện Vương quốc Anh và châu Âu, và trong các cơ quan chính quyền phân cấp ở Xcốt-len, xứ Uên và Bắc Ai-len.

Có một số đảng theo đường lối dân tộc chủ nghĩa ở Xcốt-len – Đảng Dân tộc Xcốt-len – và ở xứ Uên – Đảng Plaid Cymru.

Bắc Ai-len có một số đảng bị chia tách chủ yếu dựa trên đường lối dân tộc và tôn giáo. Các đảng như vậy bao gồm Đảng của những người liên hiệp Ulster (Ulster Unionists), Đảng của những người liên hiệp Dân chủ (Democratic Unionists), Đảng Dân chủ và Lao động (Social Democratic and Labour Party) và Đảng Sinn Féin.

Đảng Xanh (Green Party) và Đảng Độc lập Vương quốc Anh (UK Independence Party) cũng nhận được khá nhiều sự ủng hộ.

3.1.2 Đặc điểm:

- Không giống các quốc gia châu Âu khác, Liên hiệp Vương quốc Anh sử dụng hệ thống một đại biểu cho một đơn vị bầu cử (first-past-the-post system) để tuyển chọn thành viên Quốc hội. Do đó, các cuộc tuyển cử và các chính đảng tại Anh bị chi phối bởi Luật Duverger, dẫn đến việc qui tụ các ý thức hệ chính trị tương đồng về một vài chính đảng lớn và hạn chế khả năng của các đảng nhỏ giành được quyền đại diện tại Quốc hội.

- Trong lịch sử, chính trường Anh quốc bị chi phối bởi hệ thống lưỡng đảng, mặc dù hiện nay có ba chính đảng đang kiểm soát hệ thống chính trị tại đây. Lúc đầu, Bảo thủ và Tự do là hai chính đảng thống trị chính trường, nhưng Đảng Tự do sụp đổ vào đầu thế kỷ 20 và được thế chỗ bởi Đảng Lao động. Trong thập niên 1980, các đảng viên Tự do sáp nhập với Đảng Dân chủ Xã hội để thành lập thành lập Đảng Dân chủ Tự do, có đủ thực lực để được xem là một chính đảng lớn. Còn có các chính đảng nhỏ hơn tham gia vào các cuộc tuyển cử. Trong số này có vài đảng giành được ghế tại Quốc hội.

- Sự tồn tại của hai đảng đối lập trong hoạt động nhà nước đã góp phần hạn chế đáng kể sự lạm quyền. Một trong những biểu hiện rõ rệt của nó là chế độ nội các bóng “shadow cabinet” ở Anh. Theo đó, đảng đối lập thành lập ra một chính phủ riêng của mình với chức năng chủ yếu là phản biện lại chính sách của chính phủ đương nhiệm và trong trường hợp đảng cầm quyền buộc phải ra đi, chính phủ “trong bóng tối” này sẽ tiếp quản nhiệm vụ mới một cách tương đối dễ dàng và suôn xẻ.

- Các đảng được tổ chức chặt chẽ, luôn thống nhất nhưng không có cương lĩnh lâu dài và điều lệ.

- Các đảng phái tìm cách tác động đến sự hình thành bộ máy nhà nước bằng cách cử ra ứng cử viên tham gia tranh cử vào các cơ quan lập pháp, hành pháp.

- Tác động đến hoạt động của bộ máy nhà nước: điều này được thể hiện ở sự kiểm soát và tác động của đảng đến các thành viên của nó khi họ tham gia chính quyền, đặc biệt là họ khi nắm giữ những chức vụ lãnh đạo cấp cao (như tổng thống, thủ tướng). Thông qua các đảng viên cốt cán đó, đảng khéo léo đưa những chủ trương, đường lối của mình vào chính sách, pháp luật của nhà nước theo hướng có lợi cho đảng mình.

- Hệ thống chính phủ Anh được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới - một di sản từ thời quá khứ thực dân — chủ yếu tại các quốc gia trong Khối Thịnh vượng chung Anh. Thành viên Nghị viện (Member of Parliement) chiếm đa số trong Hạ viện thường là phái có quyền chỉ định thủ tướng - thường là lãnh đạo của đảng lớn nhất hay, nếu không có đảng nào chiếm đa số, là liên minh lớn nhất.

Pháp:
3.

3.1.1 Sự hình thành hệ thống đa đảng:

Hiện nay ở Pháp có trên 20 đảng, tập hợp thành hai phe: tả và hữu. Trong phe tả lại chia thành tả, trung tả, cực tả. Trong phe hữu có hữu, trung hữu và cực hữu.

3.1.1.1 Đảng xã hội Pháp:

Năm 1901, ở Pháp tồn tại hai Đảng Xã hội, một Đảng theo xu hướng Macxít, một Đảng chống Macxít. Năm 1905, hai Đảng này sáp nhập thành Phân bộ Pháp của Quốc tế Công nhân. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, nội bộ đảng lại chia rẽ, đa số đảng viên ủng hộ Chính phủ tham gia chiến tranh.

Từ Đại hội Tua thàng 12 – 1920, ¾ số đại biểu tán thành tham gia quốc tế cộng sản và tách ra thành lập Đảng Cộng sản. Đảng xã hội suy yếu. Nhưng từ năm 1924, PS liên kết với những người cấp tiến, khôi phục lực lượng và dần dần trở thành Đảng lớn trong quốc hội, nhiều thời kỳ giành quyền thành lập Chính phủ.

Cử tri cửa PS tương đối đồng đều trong các tầng lớp dân cư, nhưng nhiều nhất là công nhân, những người làm công ăn lương, thu nhập thấp.

Tổ chức đảng gồm 3 cấp: trung ương, tỉnh và đảng bộ cơ sở, không có cấp chi bộ. Cơ quan quyền lực cao nhất là đại hội đảng, họp mỗi năm một lần, bầu ban chấp hành (Hội đồng toàn quốc) gồm 27 người, đứng đầu là Bí thư thứ nhất. Tuy nhiên trong nội bộ Đảng vẫn còn tồn tại các phe nhóm, mâu thuẫn với nhau.

3.1.1.2Đảng liên minh vì nền cộng hòa (OPR)

Tiền thân của đảng này là tập hợp dân tộc Pháp, do Đờ Gôn thành lập năm 1947. Đảng trải qua nhiều lần đổi tên: Liên minh vì nền cộng hoà mới (1958), Liên minh dân chủ vì nền cộng hoà (1968). Đảng có tên như hiện nay từ namư 1976, dưới sự lãnh đạo của ông Chirac.

Từ năm 1958 – 1978, Đảng này đã trở thành đảng cánh hữu lớn nhất nước Pháp, có số lượng cử tri và nghị sĩ cao nhất. Cử tri của Đảng là những người làm nghề tự do: thợ thủ công, thương gia, công chức cao cấp, tín đồ Thiên chúa giáo.

Đảng được tổ chức thành 3 cấp: trung ương, tỉnh và các đơn vị bầu cử. Cơ quan cao nhất là đại hội đảng. Đại hội bầu ban chấp hành trung ương, Bộ chính trị. Hen nay Đảng có 12 đảng viên là Nghị sĩ Châu Âu. Bộ máy tổ chức của Đảng gọn nhẹ, chỉ có khoảng 70 người chuyên trách ở trung ương. Cấp tỉnh có Bí thư, tỉnh uỷ, các đơn vị bầu cử có Bí thư, đảng uỷ. Hoạt động của Đảng thông qua các đảng viên nắm giữ các chức vụ trong chính phủ và Quốc hội.

3.1.1.3Đảng cộng sản (PCF)

Đảng thành lập năm 1920, do tách ra từ Đảng Xã hội. Đảng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong thời kỳ Mặt trận Bình dân năm 1935, lãnh đạo phong trào chống chủ nghĩa phatxít. Đảng đấu tranh bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Đảng lien minh với Đảng Xã hội trong các cuộc bầu cử, tham gia Chính phủ của phe tả vào các thời kỳ: 1945 – 1947, 1980 – 1984, 1997 – 2002. Trong cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội năm 2002 Đảng bị thất bại nặng nề.

Những năm gần đây, nhất là từ khi chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Châu Âu, uy tín của Đảng bị giảm sút và hiện nay đang trong thời kỳ khủng hoảng.

Đảng có khoảng 60 vạn đảng viên, tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, sinh hoạt theo đơn vị lãnh thổ, đơn vị sản xuất. Cơ quan cao nhất là đại hội Đảng, nhiệm kỳ 3 năm. Đại hội bầu ban chấp hành trung ương, Bộ chính trị, Ban Bí thư, bầu Hội đồng Kiểm tra chính trị, Hội đồng Kiểm tra Tài chính. Hội đồng Dân tộc của Đảng là Cơ quan cố vấn gồm các thành viên là uỷ viên Bộ Chính trị, các Nghị sĩ, Bí thư Đảng uỷ các xí nghiệp lớn.

3.1.1.4 Đảng Xanh

Ra đời vào những năm 1980, Đảng Xanh là một đảng có ảnh hưởng lớn trong phe tả, đấu tranh bảo vệ môi trường, chống chiến tranh. Đảng này chủ trương xây dưng nền kinh tế tương trợ, đáp ứng lợi ích chung, tăng lương cho người lao động, cải cáh lương hưu, áp dụng tuần làm việc 35 giờ. Đảng kêu gọi tiết kiệm năng lượng, đa dạng hoá các nguồn năng lượng tái tạo nhưng chống các nhà máy điện nguyên tử.

3.1.1.5Đảng Mặt trận Dân tộc

Là Đảng cực hữu thành lập năm 1972, lãnh tụ của đảng là ông Le Pen. Bản chất đảng là quốc gia chủ nghĩa, bài ngoại, than Phatxít chống Cộng hoà. Đảng chủ trương thanh trừng sắc tộc, cho rằng giữa các chủng tộc không thể có sự bình đẳng về khả năng cũng như trình tự tiến hoá.

3.1.1.6Các đảng khác.

- Đàng Cộng hòa: thành lập năm 1977, đại diện cho quyền lợi của giới tư sản công nghiệp, tài chính….

- Liên minh dân chủ Pháp: thành lập 2-1978, gồm một số đảng cánh hữu.

- Đảng cấp tiến và Xã hội cấp tiến: là đảng của các phần tử cấp tiến cánh hữu.

- Trung tâm dân chủ xã hội: là đảng tư sản, thành lập 5-1976.

- Đảng xã hội thống nhất: thành lập năm 1960, do tách ra từ đảng Xã hội, có ảnh hưởng trong bộ phận trí thức và sinh viên.

- Đảng Công nhân đấu tranh cực tả.

- Liên đoàn những người cộng sản cách mạng là đảng cực tả.

- Đảng dân chủ tự do (phe hữu)

- Đảng Phong trào những người săn bắn.

- Phong trào Quốc gia những người cộng hòa (cực hữu)

3.1.2 Đặc điểm:

Khác với Mỹ, sự khác biệt giữa các Đảng là không lớn, ở Pháp các đảng phân thành hai cực đối lập và sự liên kết trong đảng rất chặt chẽ, các đảng viên phải tuân thủ nghiêm ngặt nghị quyết của đảng. Đặc trưng của hệ thống đảng ở Pháp là chưa có đảng nào chiếm đa số tuyệt đối trong các cuộc bầu cử, nên các đảng phải liên minh với nhau.

Hệ thống đảng phái ở Pháp tương đối phức tạp, số lượng đảng nhiều, các liên minh đảng không chặt chẽ dẫn đến thiếu ổn định, chính phủ thường xuyên thay đổi. Đứng đầu phe tả, nhưng Đảng Xã hội có xu hướng trung tả, ngả dần về phía hữu, có chính sách gần với đảng Liên minh vì nền cộng hòa, một đảng trung hữu. Hai đảng này thay nhau cầm quyền hàng chục năm, nhưng không tạo ra bước về phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy người dân Pháp muốn có sự đổi mới. Đã có nhiều cử tri bỏ phiếu cho các đảng cực hữu hoặc cực tả gây nên biên động lớn về chính trị.

ĐỨC:
3.

3.1.1 Sự hình thành hệ thống đa đảng:

Từ thế kỷ 19, nước Đức đã duy trì hệ thống đa đảng. Gần đây nhất năm 1994, Quốc hội ban hành luật về các đảng chính trị. Thông qua bầu cử, các đảng cạnh tranh nhau để nắm quyền lực nhà nước.

3.1.1.1Đảng Xã hội-Dân chủ (SPD)

Đảng ra đời năm 1963, đã 4 lần cầm quyền. Đợt dài nhất từ năm 1969-1982, trong liên minh với Đảng Dân chủ-Tự do.

Hiện nay SPD có gần 1 triệu đảng viên. Đó là các nhân viên, công chức nhà nước, trong đó công nhân chiếm ¼. Bộ máy SPD gọn nhẹ từ trung ương đến địa phương, chỉ từ cấp khu vực trở lên mới có người chuyên trách.

SPD từ chối chủ nghĩa Mác, điều hòa lợi ích lao động và tư bản bằng con đường cải cách kinh tế-xã hội. Chủ trương xây dựng một nền “kinh tế thị trường xã hội” với đặc trưng: tư hữu hóa tự do kinh doanh, nhà nước quản lý phát triển kinh tế thông qua pháp luật và ủy ban chống độc quyền để điều chỉnh và giảm bớt cạnh tranh, cân bằng xã hội thông qua các chính sách bảo hiểm, đền bù xã hội và trợ cấp xã hội. Đảng nhấn mạnh vai trò kiểm sóat của nhà nước trong quản lý kinh tế.

SPD chủ trương cố gắng làm dịu tình hình quốc tế, phát triển quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa, đòi giảm vũ khí hạt nhân, phi quân sự hóa vũ trụ. Đảng là thành viên sáng lập và nhiều năm liền đứng đầu Quốc tế Xã hội.

3.1.1.2Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU).

Đảng thành lập năm 1945, gồm những người theo đạo Thiên chúa giáo và Tin lành, đại diện cho tầng lớp đại tư bản và giáo sĩ. Ngoài ra trong CDU còn có các công chức, nông dân khá giả, công nhân xây dựng. Hiện nay, CDU có khoảng 734.000 đảng viên.

CDU muốn phục thù những thất bại trước đây, xem lại các đường biên giới Châu Âu, chủ trương nước Đức có vũ khí hạt nhân.

Từ năm 1983-1998, CDU là đảng cầm quyền. Năm 1998, do mất uy tín, nội bộ chia rẽ nên đảng mất quyền lãnh đạo chính phủ.

Liên minh Xã hội Thiên chúa giáo (CSU).

Thành lập năm 1945, là đảng cực hữu, họat động chủ yếu ở bang Bavaria, thực chất là một bộ phận của CDU. Đảng có khoảng 178.000 đảng viên. Cơ quan ngôn luận của đảng là Liên minh ở Đức, Vì một liên minh ở Đức và Tạp chí nguỵêt san tư tưởng chính trị Đức.

3.1.1.3Đảng Dân chủ-Tự do (FDP).

Thành lập năm 1948, đại diện cho xu hướng tự do, tư bản độc quyền, đảng quan tâm tới lợi ích của các nhà kinh doanh vừa và nhỏ, công chức, viên chức, trí thức, thợ thủ công và nông dân. Đảng bên vực sở hữu cá nhân, tự do kinh doanh và tự do cạnh tranh. Trong đối ngoại, đảng ủng hộ việc triển khai các tên lửa của Mỹ ở Đức. Năm 1982, đảng này tham gia chính phủ do CDU lãnh đạo. Hiện nay, đảng có khoảng 72.000 đảng viên.

Cơ quan lãnh đạo là Ban chấp hành liên bang và Ủy ban liên bang. Cơ quan báo chí là tạp chí Diễn đàn tự do, Người tự do và Bản tin phóng viên dân chủ tự do.

3.1.1.4Đảng Xanh

Đảng Xanh thành lập năm 1980 với quan điểm chính trị và họat động thực tiễn là bảo vệ môi trường thiên nhiên và xã hội, giữ gìn sinh thái trong lành và bền vững. Cơ sở xã hội là những họat động văn hóa, khoa học, kỹ thuật, giáo dục, đặc biệt là giáo dục thế hệ trẻ. Nguyên tắc tổ chức là phân quyền cho các địa phương. Mục đích của đảng là: dùng phương pháp hòa bình, phi bạo lực để cải tạo và tiêu diệt chủ nghĩa tư bản, xây dựng một xã hội không có bốc lột và bạo lực, chống chiến tranh, chạy đua vũ trang, chống khai thác thiên nhiên.

Đảng có hơn 30.000 đảng viên. Trong cuộc bầu cử năm 1998, đảng này giành 47 ghế trong Hạ viện, tham gia liên minh với đảng Xã hội-Dân chủ thành lập Chính phủ và giữ 3 ghế Bộ trưởng.

3.1.1.5Các đảng nhỏ khác:

Đảng Dân tộc dân chủ - Đảng quốc xã mới, thành lập năm 1964, đại diện cho tầng lớp trung lưu với tư tưởng phục thù phát xít. Đảng có khoảng 7.000 đảng viên.

Đảng Chủ nghĩa xã hội dân chủ (PDS) là đảng kế thừa đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức và là Đảng Macxit thành lập năm 1946. Hiện nay, PDS đang trong quá trình khôi phục và vẫn tiếp tục cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội.

Đảng nông dân dân chủ Đức, thành lập năm 1948 bao gồm nông dân, nông dân tập thể, giới trí thức có liên hệ với nông nghiệp.

Đảng cộng sản Đức là đảng Macxit của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, thành lập năm 1918. Đảng tuyên bố nhiệm vụ của mình là đấu tranh vì sự nghiệp đổi mới dân chủ của nhà nước và xã hội, hạn chế chính quyền độc tài, thủ tiêu chủ nghĩa quốc xã mới.

Ngoài ra ở Đức còn có các đảng: Alliance 90, Tự do dân chủ, Dân chủ Thiên chúa giáo…

Các đảng tham gia Quốc hội thành lập đảng đoàn.

3.1.2 Đặc điểm:

Xuất phát từ phương thức bầu cử, cho nên đảng nào năm Hạ viện sẽ trở thành đảng cầm quyền. Tuy nhiên sau bài học đắt giá về chế độ chuyên chế, phatxít, người dân Đức không muốn quyền lực tập chung vào một đảng hay một các nhân nào, nên từ sau chiên tranh thế giới thứ hai đến nay, nước Đức thường xuyên duy trì “hệ thống hai đảng rưỡi” nh ưng kh ông bao giờ đạt đa số trong Quốc hội mà phải liên minh với một hoặc nhiều đảng nhỏ khác.

Trong quá trình hoạt động, đảng cầm quyền không thể tự định tất cả, mà phải thương lượng, điều chỉnh chính sách với đảng trong liên minh cầm quyền.

Liên bang nga:
3.1

3.1.1 Sự hình thành hệ thống đa đảng:

Năm 1917, Đảng Bôn-Sê-Vich do Lênin lãnh đạo đã tiến hành cuộc Cách mạng tháng mười, lật đổ chế độ Nga hoàng, xây dựng nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới. Với khẩu hiệu công khai hóa, dân chủ hóa, các trào lưu tư tưởng tự do phát triển. Ngay trong Đảng Cộng sản Liên Xô cũng khuyến khích đa nguyên ý kiến. Trong Đảng xuất hiện các phe nhóm có cương lĩnh khác nhau: mácxit, cộng sản, dân chủ… Từ tháng 3/1991, các đảng phái, các phong trào, liên minh bắt đầu đăng ký hoạt động. Đến cuối năm 1991 đã có 26 đảng đăng ký. Và đến 01/7/1998 ở nước Nga có 95 đảng chính trị.

Tuy nhiên, pháp luật Nga không cho phép các tổ chức chính trị dùng bạo lực để thay đổi Hiến pháp và phá hoại an ninh quốc gia, cấm các tổ chức thành lập lực lượng vũ trang. Theo bộ luật mới được thông qua về các đảng phái (năm 2001), có những quy định chặt chẽ về số lượng, vai trò ảnh hưởng đối với nhân dân, cho nên đến cuối năm 2002, số đảng đáp ứng đủ tiêu chí theo luật chỉ có gần 30 đảng.

3.1.2 Đặc điểm:

- Các đảng ở Liên bang Nga được hình thành bằng hai cách: từ dưới lên và từ trên xuống:

o Từ dưới lên: ban đầu xuất hiện một nhóm người có cùng chí hướng, dưới hình thức các câu lạc bộ, nhóm sáng kiến, sau đó phát triển dần thành các đảng. Ví dụ: Đảng Lao động tự do, Đảng Nga, Đảng phục sinh, Phong trào dân chủ Nga, Yablôkô… Các đảng được hình thành theo cách này thường có tổ chức không chặt chẽ, phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của lãnh tụ

o Từ trên xuống: do các cá nhân – lãnh tụ đứng ra thành lập. Đây là những người có cương vị cao trong bộ máy chính quyền hoặc QUốc hội, vá cách thành lập này đang rất phổ biến. Các đảng này phụ thuộc rất lớn vào chính quyền, khi không được chính quyền ủng hộ thì uy tín giảm sút ngay chóng. Ví dụ: Phong trào “Ngôi nhà của chúng ta”.

o Ngoài ra còn một số đảng được thành lập trên các nguyên tắc khác: trên cơ sở tổ chức kinh tế - thương mại (Đảng tự do Kinh tế), Đảng Nhân dân yêu nước được thành lập trên cơ sở các cưu chiến binh Apganishtan, Đảng sáng kiến dân chủ được thành lập trên cơ sở Liên minh giới chủ và những người cho thuê…

- Các đảng phái ở Liên bang Nga hiện nay có gần 30 đảng, đại diện cho một số trào lưu chính trị chủ yếu như sau:

o Phong trào dân chủ: ra đời từ thời ký cải tổ ổ Liên Xô, hình thành xu hướng chính trị đối lập Đảng Cộng sản Liên Xô, đấu tranh đòi cải cách kinh tế, chính trị, đòi thiết lập chế độ đa nguyên, đa đảng ở Liên Xô. Năm 1990, các đảng dân chủ đầu tiên ra đời: Đảng Xã hội – Dân chủ, Dân chủ Nga, Đảng Cộng hòa Nga

o Phong trào Cộng sản: Vào cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX, với khẩu hiệu dân chủ hóa, công khai hóa, trong lòng Đảng Cộng sản Liên Xô đã xuất hiện các nhóm đối lập. Đó là các nhóm: Cương lĩnh Đảng Cộng Sản Liên Xô, Cương lĩnh Macxít. Từ hai tổ chức trên sau chia thành các phe nhóm: Đảng những người Cộng sản Nga, liên minh những người Cộng sản Nga, Đảng Công nhân – Cộng sản Nga… với tổng cộng hơn 10 đảng phái. Lớn nhất là Đảng Cộng sản Liên bang Nga hình thành trên cơ sở Đảng Cộng sản Liên Xô cũ, thành lập vào tháng 2-1993.

o Phong trào Dân chủ yêu nước và Quốc gia: là các tổ chức có tư tưởng dân tộc, nhấn mạnh vai trò của nước Nga, dân tộc Nga, khơi dậy lòng tự hào dân tộc của các tầng lớp dân cư. Xu hướng dân tộc yêu có: Phong trào ký ức, Tổ quốc, Đảng Dân tộc cộng hòa, Phong trào thống nhất dân tộc, Đảng Nga…

o Phong trào Trung dung: có đường lối chính trị ôn hòa, liên minh cả với phe tả lẫn phe hữu, có lúc ủng hộ cải cách, có khi phản đối, tủy thuộc lực lượng cầm quyền. Tiêu biểu là các tổ chức: Phong trào cải cáh dân chủ, Đảng nhân dân nước Nga tự do, Phong trào Cải cách dân chủ, Đảng nhân dân nước Nga tự do, Phong trào nước Nga, Ngôi nhà của chúng ta, Phong trào Tổ quốc, Phong trào Nga vì Chủ nghĩa Xã hội mới.

- Ranh giới giữa các đảng chính trị và các phong trào, đoàn thể xã hội ở Nga hiện nay không rõ ràng. Có nhiều phong trào, tổ chức đoàn thể hoạt động với tư cách là một đảng, và ngược lại có nhiều đảng hoạt động còn yếu, vai trò như một tổ chức chính trị - xã hội.

- Tình trạng đa đảng cộng sản là bước lùi của phong trào cộng sản, phản ánh mâu thuẫn, các trào lưu tư tưởng khác nhau. Tất cả các đảng cộng sản đếu có điểm chung là chủ nghĩa Mac-Lenin, chủ nghĩa xã hội, chính quyền Xô viết, xóa bỏ ách áp bức bóc lột, ưu tiên chế độ công hữu, khôi phục Liên Xô… Mâu thuẫn chủ yếu giữa các đảng cộng sản tập trung vào các vấn đề về tư tưởng lý luận, con đường đấu tranh, phương thức giành chính quyền (bạo lực cách mạng hay đấu tranh nghị trường), hội chứng lãnh tụ. vấn đề sở hữu tư bản trong chủ nghĩa xã hội, kinh tế thị trường, vấn đề tôn giáo – vô thần…

Asean

3.1.1 Sự hình thành hệ thống đa đảng:

Do tính phức tạp, đa dạng về sắc tộc, tôn giáo, cũng như sự phân hóa ngay trong nội bộ giai cấp tư sản của các nước ASEAN và ảnh hưởng của nền dân chủ phương Tây, nên các nước ASEAN (trừ Lào) đều có rất nhiều đảng phái chính trị (ví dụ: Inđônêxia có gần 100 đảng chính trị, Thái Lan có hàng trăm đảng phái khác nhau…).

3.1.2 Đặc điểm:

Ở những nước này chỉ có một hoặc liên minh một số đảng nhất định cầm quyền. Ví dụ: Đảng Nhân dân hành động (PAP) là đảng duy nhất cầm quyền ở Xingapo liên tục từ năm 1959 đến nay; ở Malaixia, Đảng Dân tộc Mã Lai thống nhất (UMNO) cầm quyền suốt 40 năm qua, v.v.. Đây là điều kiện bảo đảm ổn định về chính trị và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước ở những nước này trong những năm vừa qua, nhất là Xingapo.

- Mailaixia: hiện nay có 13 đảng, đảng cầm quyền hiện nay là Tổ chức Quốc gia Malaixia thống nhất được thành lập từ năm 1946.

- Thái Lan có các đảng như: Đảng dân chủ, Đảng nguyện vọng mới, Đảng người Thái yêu người Thái.

- Campuchia có các đảng như: Đảng nhân dân Campuchia, Đảng Sam Rainsi, Đảng dân túy,…

3.2 NHẬN XÉT CHUNG:

- Ở các nước theo chế độ đa nguyên, đa đảng, thường xuyên duy trì của một đảng lớn liên tục nắm quyền

- Các đảng này vừa mang bản chất giai cấp tư sản, đồng thời vừa đóng vai trò là lực lượng đại diện cho dân tộc trong quá trình đấu trang giành độc lập dân tộc. Đảng nào đề ra được những đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với hoàn cảnh đất nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thành công trong việc điều hòa quyền lợi của giai cấp và quyền lợi dân tộc thì được nhân dân ủng hộ, ngược lại thì bị nhân dân lật đổ.

- Sự lựa chọn chế độ đa đảng hay một đảng lãnh đạo - cầm quyền phải căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia. Trước tiên phải đặt lợi ích của cả dân tộc lên trên hết, phải lấy an ninh quốc gia, ổn định và phát triển bền vững làm tiền đề (cho các yêu cầu khác). Thứ hai, đương nhiên lựa chọn chế độ nào đều phải được sự đồng tình, ủng hộ của đại đa số nhân dân, thông qua những người đại diện của mình đó là Quốc hội.

Chương 4: Chế độ độc đảng tại việt nam
Đa nguyên chính trị xuất hiện vào đầu thế kỷ XVIII, khi giai cấp tư sản còn là giai cấp tiến bộ trong đấu tranh bảo vệ sự đa dạng và bình đẳng của các nhóm xã hội có lợi ích khác nhau, phát triển quyền tự do dân chủ tư sản. Đó là một khuynh hướng xã hội học - triết học, tuyệt đối hóa sự đa dạng đối kháng của các nhóm, đảng phái, tổ chức chính trị khác nhau trong xã hội. Hệ thống đa đảng là hệ thống mà ở đó có nhiều đảng chính trị có khả năng giành quyền điều hành chính phủ một cách độc lập hay liên minh với nhau.

Trong các nước thực hiện chế độ một đảng, tính chất quyết định và sự nắm quyền, cũng như sự chi phối của đảng đối với đời sống xã hội thể hiện rõ và tuyệt đối hơn trên toàn bộ các yếu tố cấu thành nội dung của đảng cầm quyền. Đảng đó là lực lượng duy nhất nắm chính quyền nhà nước, không chia sẻ bất kỳ cho ai, cho bất kỳ một lực lượng xã hội nào.

Hai trường hợp cơ bản trình bày trên đã và đang diễn ra trong đời sống chính trị thế giới hiện đại. Cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng đa đảng và một đảng đã và đang diễn ra rất quyết liệt, thực chất đó là biểu hiện của cuộc đấu tranh giai cấp, phản ánh tính chất gay go, phức tạp của cuộc đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay.

4.1 TÍNH TẤT YẾU CỦA CHẾ ĐỘ ĐƠN ĐẢNG TẠI VIỆT NAM:

4.1.1 Thực tiễn phủ định đa đảng:

Ở Việt Nam các chính đảng được phôi thai trong hoàn cảnh đặc biệt: Quốc gia phong kiến mất quyền tự chủ, đất nước rơi vào tay thống trị của chủ nghĩa thực dân. Chính sách khai phá thuộc địa của thực dân Pháp đã dẫn tới sự biến đổi xã hội to lớn ở Việt Nam: Giai cấp công nhân ra đời, tầng lớp trí thức dân tộc xuất hiện và ngày một trưởng thành, thay thế tầng lớp trí thức nho học, giai cấp tiểu tư sản và cư dân thành thị phát triển nhanh, một bộ phận nhỏ bé các nhà tư sản dân tộc cũng đồng thời xuất hiện. Mỗi tầng lớp, giai cấp tuy có lợi ích khác nhau nhưng đều có chung cái nhục mất nước, cùng bị bọn thực dân, phong kiến áp bức, bóc lột.

Trong bối cảnh ấy, một số chính đảng đã ra đời với chính cương, điều lệ, mục tiêu và con đường khác nhau. Việt Nam quốc dân đảng, đại diện cho giai cấp tiểu tư sản, đã làm cuộc khởi nghĩa Yên Bái nổi tiếng nhưng thất bại, các lãnh tụ chân chính của Đảng bị tù đày, chém giết; một số khác bạc nhược, hoang mang, loay hoay mãi rồi lại đi vào con đường dựa vào ngoại bang, dần dần trở thành một thế lực chính trị sẵn sàng làm tay sai cho kẻ thù bên ngoài.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 do Nguyễn ái Quốc sáng lập, tổ chức và rèn luyện với đường lối độc lập, tự chủ “đem sức ta mà giải phóng cho ta”, dựa trên cơ sở đại đoàn kết dân tộc, nòng cốt là công nông và tầng lớp trí thức tiến bộ nhằm mục tiêu giành độc lập, thống nhất cho Tổ quốc, mưu hạnh phúc cho toàn dân.

Năm 1945, Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Hồ Chủ tịch đã lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thành công, nền dân chủ cộng hòa được thành lập. Uy tín của Đảng trước dân tộc là tuyệt đối. Tuy vậy, vì lợi ích quốc gia, với chính sách đại đoàn kết dân tộc và trên tinh thần dân chủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã kêu gọi tất cả các đảng phái, các nhân sĩ, trí thức, vua quan của chế độ cũ cùng hợp tác tham gia chính phủ liên hiệp lâm thời.

Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên trong lịch sử nước nhà được tiến hành ngày 6-1-1946, hai đảng Việt Quốc và Việt Cách không đủ uy tín nên không dám tham gia ứng cử cùng Đảng Cộng sản đua tranh sòng phẳng, minh bạch trước một cuộc bầu cử dân chủ của toàn dân. Nhưng sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh, bằng uy tín của mình, đã đề nghị Quốc hội dành 70 ghế cho hai đảng đó (không phải qua bầu cử). Nhiều nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam có uy tín cao trong nhân dân cũng tự nguyện rút khỏi Chính phủ để nhường một số chức vụ quan trọng cho đại biểu hai đảng Việt Quốc và Việt Cách. Nguyễn Hải Thần đại diện cho Việt Cách đã được Hồ Chí Minh giới thiệu làm Phó chủ tịch; các bộ Ngoại giao, Kinh tế, Xã hội, Canh nông do người của Việt Quốc và Việt Cách làm bộ trưởng.

Như vậy, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ, ngay từ buổi đầu đã thiết lập một nhà nước dân chủ và pháp quyền, chấp nhận một chế độ có nhiều đảng với một Chính phủ liên hiệp.

Trước sự thử thách ngặt nghèo của lịch sử dân tộc, lần lượt các đảng phái chính trị đối lập (Việt Cách, Việt Quốc) đã rời bỏ hàng ngũ kháng chiến, ngả theo các thế lực thù địch, cam tâm làm tay sai cho ngoại bang. Duy chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh, đã dũng cảm, hy sinh, một lòng, một dạ vì độc lập, tự do của dân tộc, đã sáng suốt dẫn đường cho quốc dân đi, cùng nhân dân nếm mật, nằm gai và cuối cùng đã thu non sông về một mối. Chính quyền đã thuộc về nhân dân, nhân dân tự nguyện trao sứ mệnh đảng cầm quyền cho Đảng Cộng sản Việt Nam.

Như vậy, năm 1946, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong tình trạng "ngàn cân treo sợi tóc" như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra, về mặt sách lược, chúng ta chấp nhận sự tồn tại hợp pháp của hai đảng đối lập (Việt Nam quốc dân đảng, Việt Nam cách mạng đảng) và trao cho hai đảng này 72 ghế trong Quốc hội, cùng chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Lúc đó, ở Việt Nam có đa nguyên về chính trị.

4.1.2 Thực tiễn đã xác lập vị trí lãnh đạo, vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam:

Lênin đã từng khẳng định rằng: Đảng Cộng sản là lực 1ượng duy nhất có thể ''đủ sức lãnh đạo và tổ chức một chế độ mới, đủ sức 1àm thầy, làm người dẫn đường, làm lãnh tụ của tất cả những người lao động và những người bị bóc lột để giúp họ tổ chức đời sống của họ''.

- Quyền duy nhất lãnh đạo cách mạng của một Đảng Cộng sản là do bản chất của giai cấp công nhân quy định. Trong tất cả các giai cấp cách mạng của lịch sử, giai cấp công nhân là giai cấp cách mạng triệt để nhất. Bản chất cách mạng triệt để của giai cấp vô sản không phải vì họ 1à người nghèo nhất mà chính họ 1à giai cấp công nhân trong lực lượng sản xuất công nghiệp hiện đại, 1à người đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến nhất của thời đại; cũng là giai cấp thuần nhất và thống nhất. Cho nên, ''giai cấp công nhân không đại diện cho một lợi ích riêng biệt mà đại diện cho sự giải phóng ''lao động''...cho toàn bộ quyền lực và lợi ích của nhân dân lao động. Vì vậy, khi đấu tranh glải phóng cho mình, giai cấp công nhân cũng đồng thời giải phóng cho tất cả. Cho nên, đội tiền phong của nó là Đảng Cộng sản không chỉ đại diện cho quyền lực và lợt ích của giai cấp công nhân, mà còn đại diện cho giai cấp nông dân, cho nhân dân lao động là cả dân tộc. Chính lẽ đó mà ngay từ đầu Đảng Cộng sản là một khối thống nhất ý chí và hành động như Hồ Chủ tịch đã từng khẳng định Đảng ta tuy nhiều người nhưng khi tiến hành thì chỉ như một người, đồng thời cũng được giai cấp nông dân, nhân dân lao động, cả dân tộc xem là đảng của mình mà không cần thành lập thêm một đảng nào khác.

- Sự nhất nguyên của một Đảng Cộng sản cầm quyền là do thực tiễn cách mạng vô sản quy định. Sự ra đời của tất cả các nước XHCN đều do Đảng Cộng sản duy nhất lãnh đạo quần chúng cướp chính quyền từ tay giai cấp bóc lột bằng bạo lực cách mạng. Sau khi đã giành được chính quyền, Đảng cũng là chủ thể duy nhất lãnh đạo việc xây dựng chế độ mới. Trong đấu tranh giành chính quyền cũng như trong xây dựng CNXH, các lực 1ượng gọi là "đối trọng với Đảng Cộng sản, thực chất đều là những tổ chức chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân. Cho nên, 1ịch sử đã đặt trọng trách về vận mệnh của quốc gia dân tộc cho Đảng Cộng sản phải gánh lấy. Vai trò 1ãnh đạo của Đảng Cộng sản ngày càng tăng lên cùng với sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Sự nghiệp xây dựng CNXH ngày càng phát triển thì yêu cầu lãnh đạo của Đảng Cộng sản ngày càng chặt chẽ hơn, tập trung hơn. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động ngày càng tăng cường chống phá CNXH thì yêu cầu của sự lãnh đạo thống nhất ngày càng cao bởi một đầu mối là Đảng Cộng sản; mọi sự phân tán các chủ thể lãnh đạo chỉ có hại cho CNXH

- Sự nhất nguyên của một Đảng cộng sản cầm quyền còn là bài học xương máu của nhân dân. Thực tế lịch sử cách mạng thế giới đã chỉ ra rằng: ở đâu, lúc nào có biểu hiện buông lỏng sự 1ãnh đạo của Đảng Cộng sản thì ở đó, lúc đó kẻ địch lợi dụng phá hoại và cách mạng sẽ phải trả giá, thậm chí là tổn thất cả chế độ như sự thực hiện '"đa nguyên", "đa đảng'', dân chủ theo kiểu tư sản ở Liên Xô và Đông Âu vừa qua. Thực tế đó cũng chứng minh rằng: các nước thực hiện sự cải cách hay đổi mới thu được những thắng lợi căn bản và vững bước đi theo con đường XHCN đều đã kiên trì nguyên tắc nhất nguyên - chính trị, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo duy nhất đúng đắn của Đảng Cộng sản đối với hệ thống chính trị và toàn xã hội. Cả hai sự tổn thất và sự thành công trên đều là bài học vô giá về thế nào là tự do dân chủ không chỉ đối với những người cộng sản chân chính mà còn có ý nghĩa đối với nhân loại tiến bộ. Vì vậy, nhất nguyên chính trị với một Đảng Cộng sản lãnh đạo là quy luật cơ bản của cách mạng XHCN.

- Ngoài quy luật chung của CNXH, sự duy nhất lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cả dân tộc còn do tính thực tế lịch sử của cách mạng Việt Nam quy định. Sự duy nhất lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là do thực tiễn cách mạng Việt Nam quy định. Nhân dân Việt Nam đã gắn bó máu thịt với Đảng suốt quả trình cách mạng của đân tộc hơn 70 năm qua. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã độc 1ập, thống nhất, chủ quyền quốc gia dân tộc được thực hiện và đang tiến hành công cuộc đổi mới phương thức đi lên CNXH. Thực tế lịch sử từ Cách mạng Tháng Tám 1945, kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đến, công cuộc kiến tạo đất nước ngày nay đã chứng minh rằng: không thể có và cũng không cần phải có một lực lượng chính trị nào khác có thể ''đối trọng'' với Đảng ta. Hơn nữa, nhân dân ta cũng không chấp nhận sự lãnh đạo của bất kỳ ai khác ngoài Đảng ta, mà cũng không cho phép một lực lượng chính trị nào có thể "đối lập, với Đảng Cộng sản Việt Nam của mình. Như Hồ Chủ tịch đã khẳng định: ''Đảng ta là Đảng chỉ có một điều là phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, phục vụ CNXH và CNCS. Ngoài ra, không còn có lợi ích nào khác".

- Sự duy nhất lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhằm đảm bảo sự ,thống nhất giữa chính trị và kinh tế. Nền kinh tế nước ta nhiều thành phần nhưng không phát triển một cách tự phát mà tất cả đều vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN. Từng thành phần kinh tế là bộ phận của một chỉnh thể kinh tế - xã hội XHCN. Trong đó, kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác xã hợp thành nền tảng của toàn bộ nền kinh tế quốc dân thống nhất trong đó kinh tế nhà nước, với bộ phận trọng yếu là doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo thích ứng với chỉnh thể kinh tế đó là một thể chế chính trị -xã hội XHCN thống nhất với quyền làm chủ của các tầng lớp nhân dân trong khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức giai cấp công nhân lãnh đạo thông qua đội tiền phong của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây không chỉ phù hợp với: thực tế của đất nước mà cờn là những thể hiện đúng đắn mối quan hệ phổ biến giữa chính trị và kinh tế, giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.

- Sự duy nhất lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhằm bảo đảm nền chuyên chính của giai cấp công nhânvới toàn xã hội. Nền chính trị nào cũng là sự chuyên chính của một giai cấp với sự lãnh đạo bởi đội tiên phong của giai cấp đó để thống trị toàn xã hội. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là thực hiện sự chuyên chính của giai cấp công nhân và nhân dân lao động (cũng như của cả dân tộc Việt Nam) đối với bất cứ ai chống lại lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, dân tộc Việt Nam và con đường mà nhân dân ta đã lựa chọn; đồng thời, cũng là điều kiện tiên quyết để đảm bảo toàn bộ quyền lực nhà nước ta thật sự là của nhân dân. Nếu thực hiện ''đa nguyên chính trị", ''đa đảng đối lập'' (mà thực chất 1à đối lập với Đảng ta) thì điều này không những trái với quy định của lịch sử cách mạng nước ta mà còn tổn hại đến lợi ích của nhân dân lao động và tiền đồ của dân tộc. Nếu tồn tại đảng đối lập với Đảng ta thì đó là đảng gì ? Của ai ? Đem lại lợi ích cho giai cấp nào ? Chắc ràng tất cả chúng ta đều đã rõ!.

Cho nên, duy trì và tăng cường sự lãnh đạo duy nhất đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với hệ thống chính trị vàt toàn xã hội là quy luật thực thi quyền lực, lợi ích của nhân dân Việt Nam.

4.2 ÂM MƯU CỦA LUẬN ĐIỂM ĐA ĐẢNG Ở VIỆT NAM:

Các thế lực thù địch rêu rao “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập” như là “khuôn vàng, thước ngọc” của dân chủ mà chúng ta phải tuân theo. Các thế lực đó cho rằng: “Từ bỏ độc quyền lãnh đạo là vấn đề căn bản vì đó là then chốt của chế độ dân chủ”. Quan điểm này được khoác cái vỏ “vì dân chủ”, “vì dân, vì nước”, lợi dụng những khó khăn, phức tạp và cả khuyết điểm của chúng ta trong quá trình thực thi dân chủ để chống phá, nên nó càng trở nên nguy hiểm.

Thứ nhất, luận điểm “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập” là luận điểm mang nặng tính chất mị dân, dễ gây nên sự ngộ nhận mơ hồ, lẫn lộn về nhận thức, sự dao động về tư tưởng trong một bộ phận cán bộ và nhân dân. Nếu không thực hiện được ý đồ thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng, thì cũng dễ gây nên sự chia rẽ trong xã hội và sự thiếu thống nhất về chính trị tư tưởng trong xã hội; sự hoài nghi, dao động, thiếu niềm tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng.

Thứ hai, thực chất luận điểm đó là nhằm thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng ta đối với xã hội, xóa bỏ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, “lái” nền dân chủ nước ta sang nền dân chủ khác, phi xã hội chủ nghĩa. Dù không trực tiếp nói chúng ta phải thực hiện dân chủ tư sản, nhưng cái cách “khuyên” chúng ta thực hiện đa đảng, đã cho thấy thực chất đó là hướng nền dân chủ nước ta sang dân chủ tư sản.

Thứ ba, đó là luận điểm phản khoa học và phi lịch sử. Bởi vì, trên thực tế không có thứ dân chủ chung chung trừu tượng, trong thời đại ngày nay chỉ có thể là dân chủ tư sản hay dân chủ xã hội chủ nghĩa. Cái gọi là đa đảng như trong xã hội phương Tây thực chất là sự chi phối của đảng tư sản, là biểu hiện sự tranh chấp giữa các nhóm chính trị khác nhau của chính giai cấp tư sản. Nếu nước ta thực hiện đa đảng thì các thế lực thù địch muốn đa đảng như thế nào, chắc chắn rằng chúng không muốn đa đảng mà ở đó lại có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Tài liệu tham khảo
www.caobang.gov.vn (Nguyễn Mạnh Hưởng - PGS. TS Viện KHXH&NV quân sự - Bộ Quốc phòng)
• Tạp chí Cộng sản số 16 (208) năm 2010 - Phạm Ngọc Quang GS, TS, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí MinH
http://www.tuyengiao.vn
• Thể chế chính trị thế giới đương đại, NXB chính trị quốc gia Hà Nội, 2003.
http://www.cpv.org.vn - Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam: Bài “Vì sao Việt Nam không cần đa đảng”; Bài “Thực chất của cái gọi là “khung mẫu tư duy mới””; Bài “Nhận thức về đa đảng chính trị và nhất nguyên của một Đảng Công sản cầm quyền ”; Bài “Một đòi hỏi xa lạ, không phù hợp với thực tiễn Việt Nam”

0 comments:

Post a Comment

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | LunarPages Coupon Code