Wednesday, April 9, 2014

Tìm hiểu về phí và lệ phí

TRẦN VŨ HẢI
Phí nhà nước
Phí nhà nước là khoản thu của ngân sách nhà nước do cá nhân, tổ chức nộp vào quỹ ngân sách nhà nước khi thụ hưởng lợi ích từ hàng hoá, dịch vụ công cộng được cung cấp bởi nhà nước.
Phí khác với thuế ở chỗ, phí có tính đối giá và hoàn trả trực tiếp, trong khi đó, thuế không có các đặc điểm này.
Phí nhà nước chỉ có mục đích nhằm bù đắp những khoản đầu tư, bảo dưỡng các công trình công cộng và duy trì hoạt động dịch vụ công (y tế, giáo dục, v.v.) của nhà nước. Chỉ có các cơ quan nhà nước do pháp luật quy định mới được quyền ban hành phí.
Thực tế cho thấy, nhiều hàng hoá, dịch vụ công do nhà nước đảm nhiệm có mức chi phí cao và thiếu hiệu quả do cách thức quản lý yếu kém hoặc bản thân nó không mang đầy đủ những đặc tính của hàng hoá công cộng. Chính vì vậy, hiện nay nhiều loại dịch vụ do nhà nước cung cấp trước đây đã được xã hội hoá, chuyển sang cho các chủ thể khác thực hiện, đã và đang phát huy những kết quả tích cực, vừa tiết kiệm cho nhà nước, vừa đảm bảo chất lượng hàng hoá, dịch vụ công cộng phục vụ nhân dân.
Lệ phí
Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước (hoặc tổ chức được uỷ quyền) thực hiện công việc quản lý nhà nước nhằm đảm bảo quyền lợi cho chủ thể nộp lệ phí.
Lệ phí là khoản thu gắn liền với hoạt động quản lý nhà nước nên có đặc điểm là không đối giá. Tuy nhiên, khác với thuế, chủ thể nộp lệ phí được thụ hưởng lợi ích từ hoạt động quản lý nhà nước nên lệ phí có tính hoàn trả.
Lệ phí được quy định trong danh mục lệ phí do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành bao gồm 42 loại lệ phí khác nhau. Ví dụ: lệ phí hộ tịch, lệ phí đăng ký kết hôn, lệ phí địa chính, lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, v.v..
Lệ phí trước bạ
Là khoản thu của nhà nước do các chủ thể đăng ký quyền sở hữu tài sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu. Ví dụ: xe gắn máy, ô tô, tàu thuyền, quyền sử dụng đất, v.v..
Lệ phí trước bạ được xác định dựa vào căn cứ là giá trị hàng hoá đăng ký và tỷ lệ trước bạ.
Lệ phí trước bạ hiện nay được coi là một loại lệ phí do nhà nước coi trọng vai trò quản lý nhà nước đối với tài sản được đăng ký hơn là việc phân phối lại thu nhập. Tuy nhiên, ở đa số các quốc gia, lệ phí trước bạ được coi là một dạng thuế tài sản vì nó có tính chất động viên thu nhập hơn là bù đắp chi phí quản lý nhà nước.
Nguồn: Trần Vũ Hải (2009), Tìm hiểu Thuật ngữ pháp luật tài chính công, Nxb Tư pháp, Hà Nội
DANH MỤC PHÍ, LỆ PHÍ
(Ban hành kèm theo Pháp lệnh số : 38/2001/PL-UBTVQH10
ngày 28 tháng 8 năm 2001 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội)
A- DANH MỤC PHÍ
I – Phí thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản
1.
Thuỷ lợi phí.
2.
Phí kiểm dịch động vật, thực vật.
3.
Phí kiểm nghiệm chất lượng động vật, thực vật.
4.
Phí kiểm tra vệ sinh thú y.
5.
Phí bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
6.
Phí kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật, thực vật.
II- Phí thuộc lĩnh vực công nghiệp, xây dựng
1.
Phí kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hoá, thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu.
2.
Phí xây dựng.
3.
Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính.
4.
Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất.
III- Phí thuộc lĩnh vực thương mại, đầu tư
1.
Phí chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O).
2.
Phí chợ.
3.
Phí thẩm định đối với kinh doanh thương mại có điều kiện.
4.
Phí thẩm định hồ sơ mua bán tàu, thuyền, tàu bay.
5.
Phí thẩm định đầu tư.
6.
Phí đấu thầu, đấu giá.
7.
Phí thẩm định kết quả đấu thầu.
8.
Phí giám định hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
IV- Phí thuộc lĩnh vực giao thông vận tải
1.
Phí sử dụng đường bộ.
2.
Phí sử dụng đường thuỷ nội địa.
3.
Phí sử dụng đường biển.
4.
Phí qua cầu.
5.
Phí qua đò, qua phà.
6.
Phí sử dụng cảng, nhà ga.
7.
Phí neo, đậu.
8.
Phí bảo đảm hàng hải.
9.
Phí hoa tiêu, dẫn đường.
10.
Phí trọng tải tàu, thuyền cập cảng.
11.
Phí luồng, lạch.
12.
Phí sử dụng lề đường, bến, bãi, mặt nước.
13.
Phí kiểm định phương tiện vận tải, phương tiện đánh bắt thuỷ sản.
V- Phí thuộc lĩnh vực thông tin, liên lạc
1.
Phí sử dụng và bảo vệ tần số vô tuyến điện.
2.
Phí cấp tên miền địa chỉ sử dụng Internet
3.
Phí khai thác và sử dụng tài liệu do Nhà nước quản lý.
4.
Phí thẩm định điều kiện hoạt động bưu chính viễn thông.
VI – Phí thuộc lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội
1.
Phí kiểm định kỹ thuật máy móc, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn.
2.
Phí an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3.
Phí xác minh giấy tờ, tài liệu.
4.
Phí trông giữ xe.
VII – Phí thuộc lĩnh vực văn hoá, xã hội
1.
Phí giám định di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
2.
Phí tham quan.
3.
Phí thẩm định văn hoá phẩm.
4.
Phí giới thiệu việc làm.
VIII – Phí thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo
1.
Học phí.
2.
Phí dự thi, dự tuyển.
IX- Phí thuộc lĩnh vực y tế
1.
Viện phí.
2.
Phí phòng, chống dịch bệnh.
3.
Phí giám định y khoa.
4.
Phí kiểm nghiệm mẫu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, thuốc.
5.
Phí kiểm dịch y tế.
6.
Phí kiểm nghiệm trang thiết bị y tế.
7.
Phí kiểm tra, kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm.
8.
Phí thẩm định tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề y, dược.
X – Phí thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường
1.
Phí bảo vệ môi trường.
2.
Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
3.
Phí vệ sinh.
4.
Phí phòng, chống thiên tai.
5.
Phí sở hữu công nghiệp.
6.
Phí cấp mã số, mã vạch.
7.
Phí sử dụng dịch vụ an toàn bức xạ.
8.
Phí thẩm định an toàn bức xạ.
9.
Phí thẩm định điều kiện hoạt động khoa học và công nghệ.
10.
Phí thẩm định hợp đồng chuyển giao công nghệ.
11.
Phí kiểm định phương tiện đo lường.
XI – Phí thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, hải quan
1.
Phí cung cấp thông tin về tài chính doanh nghiệp.
2.
Phí bảo lãnh, thanh toán khi được cơ quan, tổ chức cấp dịch vụ bảo lãnh, thanh toán.
3.
Phí sử dụng thiết bị, cơ sở hạ tầng chứng khoán.
4.
Phí hoạt động chứng khoán.
5.
Phí niêm phong, kẹp chì, lưu kho Hải quan.
XII- Phí thuộc lĩnh vực tư pháp
1.
Án phí.
2.
Phí giám định tư pháp.
3.
Phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm.
4.
Phí thuộc lĩnh vực pháp luật và dịch vụ pháp lý khác.
B- DANH MỤC LỆ PHÍ
I – Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân
1.
Lệ phí quốc tịch.
2.
Lệ phí hộ tịch, hộ khẩu.
3.
Lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực xuất cảnh, nhập cảnh.
4.
Lệ phí áp dụng tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài.
5.
Lệ phí toà án.
6.
Lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
7.
Lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp.
II – Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản
1.
Lệ phí trước bạ.
2.
Lệ phí địa chính.
3.
Lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm.
4.
Lệ phí bảo hộ quyền tác giả.
5.
Lệ phí bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
6.
Lệ phí cấp giấy phép xây dựng.
7.
Lệ phí quản lý phương tiện giao thông.
8.
Lệ phí cấp biển số nhà.
III- Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến sản xuất, kinh doanh
1.
Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh.
2.
Lệ phí cấp giấy phép hành nghề theo quy định của pháp luật.
3.
Lệ phí đặt chi nhánh, văn phòng đại diện của các tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam.
4.
Lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện để kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
5.
Lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động trên các loại phương tiện.
6.
Lệ phí cấp giấy phép sử dụng thiết bị, phương tiện, phương tiện nổ, chất nổ, vũ khí, khí tài theo quy định của pháp luật.
7.
Lệ phí cấp giấy chứng nhận bảo đảm chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với máy móc, thiết bị, phương tiện và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn.
8.
Lệ phí cấp giấy phép lắp đặt các công trình ngầm.
9.
Lệ phí cấp hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.
10.
Lệ phí cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt đối với động vật, thực vật rừng quý hiếm.
11.
Lệ phí quản lý chất lượng bưu điện.
12.
Lệ phí cấp phép sử dụng kho số trong đánh số mạng, thuê bao liên lạc trong viễn thông.
13.
Lệ phí cấp và dán tem kiểm soát băng, đĩa có chương trình.
14.
Lệ phí cấp giấy phép sử dụng nguồn nước.
15.
Lệ phí cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
16.
Lệ phí cấp giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
17.
Lệ phí cấp giấy phép hoạt động chứng khoán.
18.
Lệ phí độc quyền trong một số ngành, nghề.
IV – Lệ phí quản lý nhà nước đặc biệt về chủ quyền quốc gia
1.
Lệ phí ra vào cảng.
2.
Lệ phí bay qua vùng trời, đi qua vùng đất, vùng biển.
3.
Lệ phí hoa hồng chữ ký.
V – Lệ phí quản lý nhà nước trong các lĩnh vực khác
1.
Lệ phí cấp giấy phép sử dụng con dấu.
2.
Lệ phí Hải quan.
3.
Lệ phí cấp giấy đăng ký nguồn phóng xạ, máy phát bức xạ.
4.
Lệ phí cấp văn bằng, chứng chỉ.
5.
Lệ phí chứng thực.
6.
Lệ phí công chứng.

0 comments:

Post a Comment

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | LunarPages Coupon Code