Saturday, December 28, 2013

Về Qui định của Luật Luật sư và việc sửa đổi Luật Luật sư Nhật Bản

Chuyên gia dài hạn, luật sư
Mizuuchi Masahiko
Dự án hỗ trợ cải cách tư pháp
và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Bối cải của việc xây dựng Luật Luật Sư Nhật Bản hiện nay
(1) Xây dựng qui chế về luật sư (năm 1876)
Năm 1876, Lần đầu tiên qui chế về luật sư được xây dựng. Luật Sư được có quyền đặc biệt làm đại diện cho thân chủ tại tòa án. Bộ tư pháp là người cấp chứng chỉ luật sư. Chứng chỉ luật sư được gia hạn hàng năm, và phải được sự thẩm tra của Bộ Tư pháp và trả lệ phí gia hạn với số tiền cao
Đoàn luật sư đầu tiên được thành lập được đặt dưới sự giám sát của Viện Kiểm sát
(2) Xây dựng Luật Luật Sư đầu tiên (năm 1893)
Năm 1893, Luật Luật sư đầu tiên được ban hành. Cong việc của luật sư được giới hạn trong các công việc tại tòa án. Khi đăng ký với tòa án thì được làm luật sư.
(3) Thành lập Đoàn luật sư toàn quốc với tư cách là một đoàn thể tự nguyên (năm 1925)
(4) Xây dựng Luật Luật sư thứ 2 (năm 1933)
Công việc của luật sư bao gồm công việc khác ngoài tòa án như tư vấn pháp luật. Phụ nữ cũng có thể trở thành luật sư. Việc đăng ký phải thực hiện với tòa án. Quyền xử lý kỷ luật luật sư thuộc về Bộ Tư pháp. Quyền giám sát trực tiếp được chuyển sang cho Bộ Tư pháp.
(5) Xây dựng Luật Luật sư hiện nay
Hiến Pháp hiện hành bảo đảm cho bị cáo có quyền được bào chữa (Điề 34, điều 37 khoản 3 Hiện Pháp). Lầm đầu tiên trng hiện pháp xuất hiện từ “Luật sư”. Trong số các thẩm phán của tòa án tối cao có 5 người vốn là luật sư.  
Từ bối cảnh nêu trên, năm 1949 Luật Luật sư mới đã được ban hàn sửa đổi toàn diện các chế độ từ trước đến nay. Quyền iams sát luật sư trước đây thuộc về chính phủ thì nay chuyển sang cho đoàn luật sư. Đây chính là Luật Luật sư hiện nay. Sau đó, một số điều của Luật Luật sư còn được sửa đổi nhiều lần.
Liên đoàn Luật sư Nhật Bản (dưới đây gọi là Nichibenren) là được thành lập với tư cách là páp nhân đặc biệt và có quyền tự quản.
2. Cơ cấu của Luật Luật sư Nhật Bản hiện nay
Chương1: sứ mệnh và nhiệm vụ của luật sư (điều 1-điều 3), chương 2: tư cách luật sư (điều 4-điều 7), Chương 3: danh bạ luật sự (điều 8-điều 19), chương 4: quyền hạn và nghĩa vụ của luật sư (điều 20-điều 30), chương 4.2: tổ chức hành nghề luật sư (điều 30.2-điều 30.30), chương 5: đoàn luật sư (điều 31-điều 44), chương 6 : liên đoàn luật sư (điều 45-điềi 50), chương 7 : Hội thẩm tra tư cách (điều 51-điều 55), chương 8 : kỷ luật (điều 56-điều 71.7), chương 9 là kỷ luật về xử lý công việc pháp lý (điều 72-74), chương 10 : xử phạt (đuều 75-điều 79.2), qui định bổ sung (điều 80 –điều 92).
Như vậy là Luật Luật sư qui định về luật sư, đoàn luật sư, liên đoàn luật sư.
3. Quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với Nichibenren và đoàn luật sư
(1) Tự chủ của luật sư
Một nguyên tắc quan trọng của Luật Luật sư là sự tự chủ của luật sư. Nichibenren và đoàn luật sư hoàn toàn độc lập vói các cơ quan nhà nước và hoàn toàn độc lâp với cơ quan hành chính và tòa án. Về điểm này, khác với Liên đoàn luất ư và đoàn luật sư Việt Nam theo như qui định của Luật Luật sư, trong đó qui định về quản lý nhà nước đối với công việc của luật sư (điều 83 Luật Luật sư Việt Nam), Liên đoàn Luật sư chịu sự quản lý của chính phủ, Bộ tư pháp, Ủy ban nhân dân
(2) Lý do khiến Nichibenren trở nên có quyền tự chủ
①Sau chiến tranh, các nước đồng minh đưa ra yêu cầu về viẹc xây dựng chế độ tư pháp mới ở Nhật Bản. Trước chiến tranh, hoạt động nhân quyền của luật sư bị han chế và đã có rất nhiều sự phản đối mạnh mẽ của các luật sư đối với các vụ đàn áp của kiểm sát viên, cho nên khi hoàn thiện hệ thống pháp luật ý kiến này đã được đưa vào.
②Do yêu cầu từ bên ngoài, mà thời đó Bộ Tư pháp Nhật bị hạn chế về quyèn lực và các ý kiên của tòa án tối cao v.v trở nên mạnh mẽ và nhận được sự ủng hộ của các nghị sĩ quốc hội
③Một yêu cầu từ bên ngoài nũa là các luật sư là nghị sĩ quốc hội đã hoạt động mạnh mẽ và đã hình thành nên nghị sĩ lập pháp. Ví dụ, trước đây Luật duy trì trị an cho phép đàn áp người dân đã được ban hành nhưng vào thời đó, các luật sư tham gia bào chữa cho những người bị tình nghi bị bắt và đã bị tước chứng chỉ luật sư. Chế độ luật sư hiện nay có được là nhờ các luật sư đã mạnh mẽ bày tỏ quan điểm sau chiến tranh phản đối sự đàn áp.
Tuy nhiên, Luật Luật sư là luật và nếu không nhận được sự tin cậy của người dân thì sẽ không có luật cvà sự độc lập của luật sư, sự tự chủ của đoàn luật sư cũng có nguy cơ mất đi. Chính vì vậy mà sự thấu hiếu của người dân là điều không thể thiếu (Vì vậy mà việc sửa đổi luật là do quốc hội=các nghị sĩ do người dân bầu ra thực hiện)
(3) Quyền tự trị của Luật sư
Một khía cạnh về sự tự chủ của luật sư là các thủ tục về thẩm tra tư cách luật sư thủ tục đăng ký là do Nichibenren thực hiện và có quyền tự xây dựng các qui tắc về tổ chức và vận hành của mình. Việc xử lý kỷ luật luật sư do đoàn luật sư và liên đoàn luật sư thưc hiện. Tài chính của đoàn luật sư và Liên đoàn luật sư chủ yếu dựa trên hội phí do các hội viên là luật sư đóng góp, Như vậy là việc giám sát chỉ đạo đối với luật sư được thực hiện bởi Nichibenren và đoàn luật sư cho nên khi đã trở thành luật sư thì sẽ là thành viên của một đoàn luật sư nào đó và đương nhiên là thành viên của Nichibenren. Dưới đây tôi xin nêu cụ thể về các qui định trong Luật Luật sư về sự tự chủ của luật sư Nhật Bản
Chứng chỉ và danh bạ luật sự chương 2, chương 3 Luật Luật sư
Để trở thàn luật sư thì phải qua sự thẩm tra về đăng ý của các đoàn luật sư địa phương, Nichibenren, và cần phải đăng ký vào danh bạ luật sư của Nichibenren (điều 8 Luật Luật sư). Trong trường hợp nhất định, Nichibenren có quyền từ chối đăng ký dựa trên nghi của của hội đồng thẩm tra tư cách (điều 12, điều 15 Luật Luật sư). Như vậy là nó đã cho thấy việc thực hiện sự tụ chủ của luật sư tại giai đoạn đầu để được cấp chứng chỉ luật sư.
Để có được tư cách luật sư cần phải qua đào tạo tư pháp (điều 4 Luật Luật sư), ngoài ra cũng có trườn hợp ngoại lệ (điều 5, điều 6). Trường hợp có các lý do bị tước tư cách thì sẽ mất tư cách là luật sư (Điều 7)
Về kỷ luật Chương 8
(i) Quyền xử lý kỷ luật của đoàn luật sư, liên đoàn luật sư chính là trụ cột của sự tự chủ của luật sư.
Trong Luật Luật sư, có 1 chương qui định về thủ tục xử lý kỷ luật, trong đó các các qui định chi tiết về lý do xử lý kỷ luật, các hình thức kỷ luật và thủ tục kỷ luật
(ii) Lý do kỷ thuật (điều 56)
Các lý do xử lý kỷ luật luật sư là như sau
                  a Vi phạm Luật luật sư
b Vi phạm nguyên tắc của Nichibenren hoặc của đoàn luật sư nơi họ là thành viên
c Vi phạm “qui định cơ bản về nhiệm vụ của luật sư” của Nichibenren (đay là qui tắc quan trong nhất trong đó có các qu định chi tiết về đạo đức luật sư,)
                  d Xâm phạm đế trật tự, uy tín của đoàn luật sư
                  e Có các hành vi mất tư cách
                 Xử lý kỷ luật Điều 57
                 Xử lý kỷ luật gồm có các hình thức sau
                a Cảnh cáo
                bTạm dừng công việc trong 2 năm
               c Quyết định khai trừ khỏi đoàn
               d Xóa tên
() Thủ tục kỷ luật
a. Đơn yêu cầu kỷ luật, b. Thẩm tra và quyết định của Ủy ban kỷ luật, c. Thẩm tra của Ủy ban xử lý kỷ luật, d. Xử lý kỷ luật, f. Đơn phản đối hoặc thủ tục yêu cầu thẩm tra. Các thủ tục từ a-d chủ yếu là do đoàn luật sư nơi quản lý luật sư thực hiện. Nichibenren chỉ tham gia vào thủ tục xử lý kỷ luật trong trường hợp có đơn khiếu nại, và trong hầu hết các vụ xử lý kỷ luật là kết thúc ở giai đoan xử lý của đoàn luật sư nơi quản lý.
Cụ thể như dưới đây
a. Đơn yêu cầu kỷ luật (điều 58 Khoản 1)
Ai cũng có quyền nộp đơn, hoặc người thứ 3 không có liên quan đến hành vi sai trái của luật sư cũng có thể nộp đơn. Cá nhân hay pháp nhân đều được. Cũng có trường hợp là Chủ tịch của đoàn luật sư nơi quản lý luật sư yêu cầu.
b. Thẩm tra và quyết định của Ủy ban kỷ luật (Điều 58 khoản 4)
Ủy ban kỷ luật sẽ thẩm tra xem có cần đưa vụ việc ra Ủy ban xử lý kỷ luật để thẩm tra hay không. Các thành viên của ủy ban này, ngoài luật sư còn có các thành viên bên ngoài là những người trí thức, thẩm phán, kiểm sát viên (điều 70.3). Trước đây, thành viên bên ngoài chỉ là thành viên tham dự và chỉ có quyền phát biểu ý kiến như sau khi sửa Luật Luật sư vào năm 2003, thì thành viên bên ngoài được trao quyền biểu quyết
Luật Luật sư được sửa đổi để trở thành một chế độ đảm bảo sự minh bạch nhìn từ góc độ của người dân về thủ tục xử lý kỷ luật và là một phẩn của cải cách chế độ tư pháp, cải cách chế độ luật sư
c. Thẩm tra của Ủy ban xử lý kỷ luật (Điều 58 khoản 3)
Đối với các vụ việc mà Ủy ban kỷ luật biểu quyết đưa ra thẩm tra tại Ủy ban xử lý kỷ luật thì Ủy ban xử lý kỷ luật sẽ tiến hành thẩm tra. Các thành viên của Ủy ban xử lý kỷ luật, ngoài các luật sự còn có thành viên bên ngoài là những người trí thức, thẩm phán, kiểm sát viên (điều 66.2)
d. Xử lý kỷ luật (Điều 58 khoản 5, khoản 6)
Sau khi Ủy ban xử lý kỷ luật có quyết định về nội dung xử lý kỷ luật, thì đoàn luật sư nơi quản lý luạt sự đó sẽ tiến hành xử lý kỷ luật
e. Đơn phản đối hoặc yêu cầu thẩm tra
Việc nộp đơn phản đối là sự khiếu nại từ phía người yêu cầu kỷ luật
Trong trường hợp nhất định, người yêu cầu kỷ luật có quyèn yêu cầu thẩm tra khiếu nại đối với thủ tục xử lý kỷ luật của đoàn luật sư quản lý. Đặc biệt là đối với các xủ lý của Ủy ban xử lý kỷ luật của Nichibenren như bác, không chấp nhận yêu cầu, thì cóthể yêu cầu thẩm tra kỷ luật và đây là một thủ tục khiếu nại cao hơn. Ủy ban kỷ luật (Điều 71) là cơ chế được đặt ra sau khi có sửa đổi Luật Luật sư vào năm 2003 như là một phần của việc cải cách chế độ tư pháp, và thành viên ủy ban không phải là luật sự (điều 71.3)
Mặt khác, yêu cầu thẩm tra chính là đơn khiếu nại của luật sự bị xử lý. Yêu cầu thẩm tra được thực hiện đối với Nichibenren
4. Về vai trò, vị trí và tổ chức của Nichibenren và đoàn luật sư
(1) Về Nichibenren
Dựa trên Luật Luật sư được xây dựng năm 1949, ngày 9 tháng 7 năm 1949, Nichibenren được thành lập (tham khảo Điều 45 khoản 1). Nichibenren là tổ chức luật sư toàn quốc.
Luật Luật sư được xây dựng với mục đích là qui định về việc Nichibenren chỉ đạo, xem xét tư cách và giám sát đối với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư và đoàn luật sư (điều 45.2). Nichibenren đang phát huy vai trò là chỉ đạo, xem xét tư cách và giám sát đối với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư và đoàn luật sư
Hơn nữa, Luật Luật sư (điều 1 khoản 1) cũng qui định về sứ mệnh của luật sư là “Luật sư bảo vệ quyền cơ bản của con người và thực hiện chính nghĩa trong xã hội”, và Nichibenren có vai trò là thực hiện sứ mệnh này của luật sư.
Nichibenren là pháp nhân (Điều 45 khoản 3)
Luật sư, tổ chức hành nghề luật sư và đoàn luật sư là thành viên của liên đoàn luật sư (Điều 47, chế độ bắt buộc gia nhập). Có 52 đoàn luật sư trong cả nước. Về điểm này luật sư và đoàn luật sư đều là thành viên của liên đoàn luật sư. Luật sư có nghĩa vụ bắt buộc gia nhập liên đoàn luật sư. Về điểmnaày thì VBF và Nichiberen là giống nhau. Ngoài ra VBF và Nichibenren còn giống nhau ở điểm là đều là pháp nhân
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, Nichibenren có sự tự chủ hoàn toàn và khác với VBF chịu sự quản lý của nhà nước.
Ngoài ra, Luật Luật sư còn qui định rằng Nichibenren phải xây dựng qui tắc hoạt động (Điều 46). Trong Luật Luật sư không có qui định về các cơ quan tổ chức, thành viên lãnh đạo và hội phí của Nichibenren. Các nội dung này được qui định trong qui tắc của Nichibenren
Về các ủy ban thì trong Luật Luật sư có các qui định về Ủy ban thẩm tra tư cách (điều 51). Ủy ban xử lý kỷ luật (điều 65), Ủy ban kỷ luật (điều 70), Ủy ban thẩm tra kỷ luật (Điều 71)
(2) Về Đoàn luật sư
Về nguyên tắc, đoàn luật sư được thành lập theo địa bàn quản lý của tòa án địa phương (tòa án khu vực) (điều 32) (tuy nhiên ở Tokyo có 3 đoàn luật sư- là ngoại lệ (tham khảo điều 89 khoản 1)
Luật Luật sư được xây dựng với mục đích là để đoàn luật sự thực hiện các công việc về chỉ đạo, xác định tư cách và giám sát với luật sư và tổ chức hành nghề luật sư (điều 31 khoản 1). Đoàn luật sưcó vai trò thực hiện các nghĩa vụ trên. Bên cạnh đó, đoàn luật sư cùng với Nichibenren có vai trò thực hiện sứ mệnh của luật sư (điều 1 khoản 1). Đoàn luật sư có tư cách pháp nhân (điều 31 khoản 2)
Ngoài ra, theo luật luật sư, đoàn luật sư phải xây dựng qui tắc được sự phê duyệt của Nichibenren (điều 33 khoản 1).
Mặt khác, về lãnh đạo thì luật Luật sư chỉ qui định về chủ tịch và phó chủ tịch đoàn luật sư. Luật
Luật sư cũng qui định rằng trong qui tắc của đoàn cần phải qui định về việc lựa chọn Chủ tịch, phó
chủ tịch và các chức vụ khác, cơ cấu và quyền hạn của đoàn luật sư (điều 33 khoản 2 điểm 2). Về các cơ quan cụ thể thì Luật Luật sư không qui định. Về các ủy ban thì trong Luật Luật sư có qui định Ủy ban thẩm tra tư cách (điều 51 khoản 1). Ủy ban xử lý kỷ luật (Đièu 65), Ủy ban kỷ luật (điều 70). Ngoài các ủy ban trên thì tùy thuộc vào qui tắc của đoàn luật sư 
Về tài chính và hội phí thì cũng được qui đinh trong qui tắc hoạt động của đoàn luật sư (điều 33 khoản 2 điềm 15, điểm 16)
5. Các qui định chính của Luật Luật sư
Trong Luật Luật sư ngoài các qui định về tự chủ của luật sư như nêu ở trên và các qi định về Nichibenren, đoàn luật sư còn có các qui định quan trong khác về quyền và nghĩa vụ của luật sư (chương 4), tổ chưucs hành nghề luật sư và pháp nhân luật sư (chương 4, chương 4.2), xử lý công việc pháp lý (chương 9) v.v
(1) Về quyền lợi và nghĩa vụ của luật sư (chương 4)
① Về quyền lợi
Về quyền lợi của luật sư, đối với các vụ việc luật sư nhận cung cấp dịch vụ pháp lý thì luật sư có quyền đề nghị đoàn luật sư nơi mình là thành viên yêu cầu các cơ quan công quyền, các tổ chức công vụ cung cấp các thông tin cần thiết (điều 23.2). Đoàn luật sư, căn cứ vào đơn đề nghị của luật sư thành viên, có quyền hỏi thông tin và yêu cầu các cơ quan công quyền, các tổ chức công tư báo cáo các nội dung cần thiết. Về mặt nghiệp vụ việc này được thực hiện rất thường xyên và góp phần giúp luật sư thu thập chứng cứ.
② Về nghĩa vụ
Luật Luật sư đưa ra nhiều qui định về nghĩa vụ của luật sư.
Cụ thể là nghĩa vụ tuân thủ qui tắc hoạt động của đoàn , liên đoàn (điều 22), nghĩa vụ giữ bí mật (điều 23), qui định về các vụ việc không thể được tham gia (điều 25, vụ việc mà lợi ích đối nghịch), cấm các hành vi tham ô (điều 26, cấm cung cấp lợi ích cho đối phương trong vụ việc được nhờ), cấm liên kết với người không phải là luật sư (điều 27) v.v
(2) Qui định về tổ chức hành nghề luật sư và pháp nhân luật sư (chương 4, chương 4.2)
Tổ chức hành nghề luật sư, vốn dĩ chỉ có văn phòng luật (điều 20 khoản 1). Văn phòng luật phải được thành lập trong khu vực nơi có đoàn luật sư mà luật sư đó là thành viên (điều 20 khoản 2). Luật sư không được mở từ 2 văn phòng luật trở lên, và không được làm việc tại văn phòng luật sư của luật sư khác (điều 20 khoản 3)
Tuy nhiên, sau khi sửa đổi một số điều của Luật Luật sư năm 2001, thì tổ chức hành nghè luật sư có quyền được thành lập pháp nhân luật sư (Điều 30.2).
Pháp nhân luật sư được quyền lập văn phòng cả ở trong và ngoài khu vực nơi có hội luật sư mà các văn phòng chính của nó là thành viên. Điều 20.3 qui định rằng không được thành lập từ 2 văn phòng trở lên đã trở thành qui định ngoại lệ.
Pháp nhân luật sư phải đăng ký (điều 30.7 khoản 1), các thành viên của pháp nhân luật sư phải là luật sư (Điều 30.4)
(3)   Qui định về xử lý công việc pháp lý (chương 9)
Luật Luật sư qui định tại 3 điều từ điều 72 đến điều 74 về xử lý công việc pháp lý. Điều 72 qui định rằng “Người không phải là luật sư hoặc pháp nhân luật sư không được phép thực hiện các công việc pháp lý đối với các vụ kiện, vụ việc, yêu câu thẩm tra, khiếu nại, làm giám định, đại diện, trọng tại hoặc hòa giải hay các công việc pháp lý khác liên quan đến các vụ việc pháp lý nói chung khác hoặc môi giới cho các công việc này như một nghề vớimục đích nhận thù lao. Trường hợp người không phải là luật sư nhận thực hiện vụ việc pháp lý với mục đích nhận thù lao sẽ bị phạt tù đến 2 năm hoặc phạt tiền đên 3 triệu yên theo qui định của điều 77 điểm 3. Đây được coi là chế độ “độc quyền thực hiện công việc pháp lý của luật sư”.
Tuy nhiên đối với các công việc gần với luật sư (thừa phát lại, biện lý (tư vấn về sở hữu trí tuệ), tư vấn thuế v.v) thì có nhiền ý kiến cho rằng cần phải cho phép nhận và xử mý các vụ việc với mục đích nhận thù lap, và các nghị sĩ, giới king doanh cũng óc các ý kiến ủng hộ cho quan điểm này.
Chính vì vậy, có các đề nghị rằng đối với thừa phát lại được trao quyền đại diện tố tụng tại tòa án rút gọn, và cùng tương tự như vậy biện lý được trao quyền đại diện tố tụng về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, và tư vấn thuế được quyền trình bày tại phiên tòa với tư cách là người phụ tá trong các vụ kiện về thuế
Tuy nhiên, đối với công viêc tại tòa án rút gọn thì với các vụ hình sự hoặc việc dân sự thì thừa phát lại không có quyền đại diện và bị hạn chế về nghiệp vụ.
Hơn nữa, đối với các vụ hình sự thì chỉ có luật sư mới có quyền bào chữa, và ngay cả trong vụ dân sự (kể cả vụ án gia đình) thì chỉ có luật sư mới cú quyền đại diện xét xử tại tòa án địa phương, tòa án cấp cao, tòa án tối cao và tòa án gia đình. Điểm này thì vẫn giống như trước đây.
 

0 comments:

Post a Comment

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | LunarPages Coupon Code