Friday, November 22, 2013

RỐI RẮM KIỆN THƯA CA KHÚC ĐỘC QUYỀN

QUỲNH NGUYỄN – BÁO TUỔI TRẺ
Làng showbiz Việt hè này hứa hẹn sẽ “nảy lửa” bởi những vụ kiện tụng xung quanh các ca khúc độc quyền.
image Khởi đầu là việc tranh chấp ca khúc Nhật ký mùa đông giữa ca sĩ Lâm Thái Uyên (Việt kiều Đức về VN phát hành đĩa) và ca sĩ Thiên Đăng vừa trở về VN sau thời gian du học tại Mỹ.
Sự việc chưa đến đâu lại dấy lên các thông tin kiện tụng qua lại giữa ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng (Công ty Tiếng Hát Việt) và ông Nguyễn Duy Khánh (Công ty Nhạc Xanh). Lại thấy trên blog của nhạc sĩ Thái Thịnh (đang định cư bên Mỹ) “trách móc” Tuấn Hưng đã dùng ca khúc Tình là gì? (Thái Thịnh đã bán độc quyền cho Minh Khanh) trong album vol.6 mà không xin phép.
Song song đó trên mạng cũng lùm xùm vụ hai ca khúc Em và Đánh mất – có cùng nội dung, giai điệu nhưng  thuộc “quyền sở hữu” của nhiều ca sĩ khác nhau…
Kiện tụng – “chiêu” lăngxê tên tuổi?
Trong khi các ca sĩ, công ty đang sôi sục vì những “hao tổn về vật chất lẫn tinh thần” và hăm he sẽ “kiện tới nơi tới chốn” thì dư luận lại khoanh tay ngồi nhìn. Đơn giản vì những xìcăngđan kiểu này không phải lần đầu xuất hiện và mỗi lần xuất hiện lại rơi vào hư vô. Có điều mật độ “xâm phạm” những ca khúc độc quyền giữa các ca sĩ ngày càng dày và hướng giải quyết là dắt nhau “lên báo” đánh tiếng sẽ kiện tụng (chứ chưa chắc sẽ kiện) ngày càng phổ biến.

Có thể không cố ý nhưng các ca sĩ đều xác nhận rằng khi dính đến xìcăngđan kiện tụng thì “sô” nhiều hơn, “tên tuổi” cũng thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện đại chúng hơn. Có thể kể vụ Hiền Thục đồng loạt đụng đến ba ca khúc độc quyền của Thanh Thảo, Thu Minh, Hoàng Lê Vy. Những “người bị hại” lên tiếng sẽ kiện nhưng sự việc rồi cũng… chìm xuồng và tên tuổi của những người có liên quan lại “nổi” lên một dạo kèm thù lao và lượng show tăng vọt.
Sau vụ tranh chấp ca khúc Nhật ký mùa đông giữa Lâm Thái Uyên và Thiên Đăng dạo gần đây, Thiên Đăng cũng nhận show không kịp thở và tiến thẳng vào top 10 Làn sóng xanh! Và nỗi buồn phiền của Tuấn Hưng khi bị Thái Thịnh “nhắc khéo” trên blog cũng bỗng nhiên trở thành chuyện vui khi ca khúc Tình là gì? vừa ra mắt đã nhanh chóng chiếm vị trí cao ở nhiều bảng xếp hạng của các website âm nhạc trên mạng.
Album được phát hành, người ta mới biết ca khúc này hay ca khúc khác bị “trộm”; nhưng dư luận vẫn nghi ngại liệu đó có phải “chiêu” tự lăngxê tên tuổi khi các xìcăngđan đều đến ngay thời điểm ca sĩ có sản phẩm mới trên thị trường? 
Kiện cho ra… luật!
Bỏ qua những ca sĩ cố tình tạo xìcăngđan để được chú ý, chuyện kiện thưa của các
Mua bán ca khúc độc quyền: ai xác nhận?
Theo luật pháp hiện hành của VN, việc độc quyền ca khúc thực tế vẫn là giao dịch dân sự của tác giả với người mua chứ chưa có nơi nào đứng ra xác nhận, làm “nhân chứng hợp pháp” cho sự độc quyền đó hoặc đi giải quyết những mâu thuẫn phát sinh từ độc quyền ca khúc. Và ngay cả các luật sư cũng bối rối, trả lời chung chung khi được hỏi đến vấn đề ca khúc độc quyền. Có lẽ vấn đề tác quyền và độc quyền ca khúc ở nước ta đành phải giải quyết trên tinh thần tự giác, lòng tự trọng của “người làm nghệ thuật” trước khi có những luật lệ, hình thức xử lý rõ ràng.
ca sĩ thật sự bức xúc đều ở mức thuận tình chứ chưa đạt lý. Khi phát hiện ca khúc độc quyền của mình bị xâm phạm, hầu hết ca sĩ đều đâm đơn tán loạn đến các cơ quan báo đài, Sở VHTT, Hội Âm nhạc…
Việc gửi những lá đơn “kêu cứu” đến các đơn vị trên thực chất chỉ nhằm đánh tiếng, dò xét đối phương, tiện thể “thông báo” luôn cho bàn dân thiên hạ chứ không giải quyết được gì. Mà dù muốn giải quyết cũng… chịu, bởi những tờ đơn tưởng chừng đầy đủ chứng cứ đó lại luôn thiếu tính pháp lý, chẳng thể dùng để kiện thưa hay phân xử được.
Một ví dụ gần đây, bằng chứng độc quyền mà ca sĩ Lâm Thái Uyên trưng ra chỉ đơn giản là văn bản ca khúc với đôi ba dòng viết tay của tác giả, mang đại ý đã bán độc quyền cho Lâm Thái Uyên.
Văn bản có chữ ký nhưng không ghi rõ họ tên người bán (Điền Trọng Nguyên), cũng không có bút tích hay chữ ký, họ tên người mua. Không có các điều khoản hợp đồng giữa hai bên mua, bán. Không xác định ngày tháng mua, bán. Không “người làm chứng” hay xác nhận của cơ quan chức năng.
Vậy nên đến khi gặp chuyện Lâm Thái Uyên mới cùng Điền Trọng Nguyên tìm đến banquyen.net nhờ tư vấn làm lại hợp đồng sao cho đúng luật, và nhờ luật sư của banquyen.net làm người đại diện để kiện Thiên Đăng ra tòa.
Còn hợp đồng mua độc quyền ca khúc Nửa vầng trăng lại được Đàm Vĩnh Hưng ký với… bố của tác giả (mà không có giấy ủy quyền của tác giả). Bây giờ khi muốn khởi kiện, Đàm Vĩnh Hưng phải dài cổ chờ người đại diện pháp lý của mình soạn lại hợp đồng và gửi sang Mỹ để tác giả Nhật Trung ký. Chưa đủ văn bản hợp lệ, chứng cứ thuyết phục nhưng ai nấy đều đòi kiện tới nơi tới chốn, luật chưa rõ thì phải kiện cho… ra luật!
Để hạn chế những ì xèo không đáng có, từ năm 2006 Sở VHTT TP.HCM đã buộc các ca sĩ, đơn vị khi đăng ký phát hành sản phẩm có ca khúc độc quyền phải nộp các văn bản liên quan. Tuy nhiên, các hợp đồng độc quyền lại không theo chuẩn nào, có quá nhiều kẽ hở cho những ai muốn “lách luật”.
Đó là chưa kể việc không thành thật từ một vài ca sĩ, đơn vị khi xin phát hành băng đĩa (đổi tựa ca khúc, thay tên tác giả…), chấp nhận nộp phạt để có được ca khúc mình thích và “tiếng tăm”. Vì thế các đơn vị cấp phép cũng không thể kiểm soát hay xử lý hết các trường hợp vi phạm. 

0 comments:

Post a Comment

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | LunarPages Coupon Code