Monday, November 25, 2013

TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TIỀN: CÓ GIẤY VAY TIỀN TÒA TUYÊN… KHÔNG TRẢ

CÔNG BÌNH (Báo Công an nhân dân) Ông Trần Thái Trung ở phường Kim Long, TP Huế kiện bà Võ Thị Kim Loan, chủ doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc, đá quý Kim Loan, nợ 300 triệu đồng. TAND TP Huế phân xử bà Loan phải trả nợ cho ông Trung, nhưng TAND tỉnh lại bác phán quyết của TAND TP, tuyên… bà Loan không phải trả(?). “Sơ thẩm” bảo trả, “phúc thẩm” bảo không Vào khoảng tháng 4/2007, ông Trần Thái Trung (là khách hàng bán vàng) gặp bà Kim Loan. Qua nói chuyện, bà Loan gợi ý là cần vay tiền để kinh doanh và sẽ trả lãi cao. Nếu ông Trung có thì cho bà Loan vay. Do biết bà Loan là doanh nghiệp trẻ, hiện có uy tín và muốn có lãi cao nên ông Trung đồng ý cho bà Loan vay tiền. Ông Trung đã trực tiếp cho bà Loan vay số tiền 300 triệu đồng. Bà Loan có viết “Giấy mượn tiền” ghi ngày...

NÊN HAY KHÔNG KHI MUA XE MÁY BẰNG GIẤY TỜ TRAO TAY VỚI NGƯỜI KHÔNG ĐỨNG TÊN CHỦ SỞ HỮU?

THẠNH HƯNG – NGUYỄN HỒNG GIAN TUOITRE - Thay vì giao dịch với chủ sở hữu hợp pháp, nhiều người đã dễ dãi chấp nhận mua giấy tay các tài sản có giá trị lớn. Đến khi sang tên không được, người mua bị thiệt đơn thiệt kép. Tháng 4-2006, bà G bỏ ra 3.500 USD mua của ông Đ. một xe Honda @. Xe đó do bà A đứng tên và đã được sang tay qua nhiều người. Khi bán cho bà G, ông Đ hứa hẹn: “Từ từ bà A sẽ sang tên xe…”. Nhưng rồi viện lẽ không có giao dịch gì với bà G, bà A  từ chối ký giấy bán xe cho bà G. Thế là bà G phải mất công gửi đơn đến UBND phường nơi ông Đ cư trú để nhờ can thiệp. Song cả ba lần được mời ông Đ đều không đến. Không còn cách nào khác, bà G. khởi kiện ông Đ ra Tòa án nhân dân quận (cũng là nơi ông Đ cư ngụ) để tranh chấp hợp đồng mua bán xe. Theo yêu cầu của...

MỘT CỰU CHIẾN BINH 15 NĂM ĐI KIỆN VÌ BỊ THU HỒI ĐẤT TỪ QUYẾT ĐỊNH LẠ LÙNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN?

CONGANTPHCM - Chuyện hy hữu đã xảy ra tại huyện Tịnh Biên, An Giang. Khi thu hồi đất của dân không bồi hoàn, xã lấy lý do đất công thổ quốc gia. Qua hồ sơ, toàn bộ diện tích đất trên đã được Ủy ban nhân dân (UBND) xã An Nông cùng địa chính huyện Tịnh Biên đồng ý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thế chấp ngân hàng. Kiểu giải quyết lạ lùng của UBND xã đã đẩy ông Vũ Hùng Mạnh (SN 1953, ngụ thị trấn tịnh biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, nguyên sĩ quan Trung đoàn II, Sư đoàn 330, Quân khu 9 đã phục viên) và gia đình lâm cảnh trắng tay. Vợ phát bệnh, bốn đứa con bỏ học…, Người lính năm xưa lao vào vòng khiếu kiện. Hai lần mất đất Trong căn nhà trống trước dột sau, ông Mạnh nói trong nước mắt: “Tài sản tui bị mất hết. Mười lăm năm tui lao vào vòng khiếu kiện cũng...

TRANH CHẤP LÃI SUẤT TRONG HỢP ĐỒNG VAY: NGÂN HÀNG CÓ QUYỀN TỰ Ý TĂNG LÃI SUẤT CHO VAY?

ÁI PHƯƠNG Tuy hợp đồng ấn định mức lãi suất 0,88%/tháng nhưng viện lẽ mặt bằng lãi suất huy động tăng cao, ngân hàng đã nâng lên 1,75%/tháng. Cần tiền cho con đi du học, ông Nguyễn Thành Kham (cư xá Chu Văn An, quận Bình Thạnh) đã làm thủ tục vay tiền tại Ngân hàng thương mại cổ phần X. Chỉ giải ngân với lãi suất cao Theo hợp đồng tín dụng được ký vào ngày 2-11-2007, Ngân hàng X đồng ý cho ông Kham vay gần 400 triệu đồng, thời hạn giải ngân tối đa đến hết ngày 31-12-2008. Lãi suất cho vay là 0,88%/tháng và mức lãi suất này là cố định trong thời gian 12 tháng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực. Ngân hàng đã làm thủ tục xuất...

TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM: BÊN MUA TÀI SẢN ĐƯỢC BẢO HIỂM CÓ ĐƯỢC THỤ HƯỞNG TIỀN BẢO HIỂM KHI XẢY RA SỰ KIỆN BẢO HIỂM?

Civillawinfor tổng hợp (Theo Hoàng Yến – Báo pháp luật TPHCM) Chuyển bảo hiểm lòng vòng Ngày 11-1-2007, Công ty P. ký hợp đồng mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự 24 xe ôtô loại 29 chỗ với Công ty Bảo hiểm N. (gọi tắt là Công ty Bảo hiểm). Một ngày sau, Công ty P. chuyển nhượng năm trong số 24 xe trên cho Công ty C. Theo thỏa thuận, Công ty P. đồng ý cho Công ty C. tiếp tục thụ hưởng phần còn lại của bảo hiểm thân xe. Riêng phần bảo hiểm trách nhiệm dân sự, hai bên không bàn tới nhưng Công ty P. có giao cho Công ty C. năm giấy chứng nhận bảo hiểm xe được mua từ Công ty Bảo hiểm. Tháng 7-2007, một trong số năm xe của Công...

TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU: NGƯỜI CÓ GIẤY TỜ SỞ HỮU HỢP PHÁP CHƯA HẲN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN QUYỀN CỦA MÌNH?

TỬ DUY Đại Đoàn kết - Với nhiều người chứng cứ, nhân chứng, lời khai đầy đủ, khách quan, thế nhưng một thẩm phán tại TAND huyện Chơn Thành – Bình Phước dường như chỉ dựa vào phía đương sự đưa ra những chứng cứ “khai bằng miệng” để phán quyết! Theo đơn khiếu nại, kêu cứu của bà Nguyễn Thị Bé Tư (sinh năm 1958, ngụ khóm 3, phường 11, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) gửi đến nhiều cơ quan chức năng và báo chí, vào thời điểm cuối năm 2002, chồng của bà Bé Tư là ông Dương Văn Sơn (sinh năm 1958, cùng ngụ địa chỉ trên) cùng anh ruột của bà là ông Nguyễn Văn Hùng (ngụ huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang) có đến ấp 5, xã Minh Lập, huyện Bình Long cũ (nay là huyện Chơn Thành), tỉnh Bình Phước để mua một mảnh đất. Do người có quyền sử dụng mảnh đất trên là bà Thái Thu Ngân (ngụ quận 6, TP.Hồ...

Saturday, November 23, 2013

Đôi điều về giải thích pháp luật theo nghĩa rộng

 Nguyên tắc bắt buộc đối với công việc giải thích pháp luật là phải mang đến được cho văn bản pháp luật một nghĩa chứa đựng trong ngôn ngữ của văn bản đó. Ở một góc độ khác, hoạt động giải thích pháp luật có thể đưa ra cho văn bản một nghĩa xa hơn ý nghĩa ngôn ngữ của nó, một nghĩa mở rộng hoặc hạn chế hơn nghĩa mà ngôn ngữ của văn bản có thể mang. 1. Giải thích pháp luật theo nghĩa rộng là gì? Giải thích pháp luật là cách thức làm cho việc hiểu, thực hiện pháp luật trong cuộc sống được thống nhất, hợp pháp và hợp lý. Giải thích pháp luật là một cấu thành tất yếu của pháp luật, một bảo đảm đối với pháp luật. Việc tạo lập một cơ chế thích đáng cho giải thích pháp luật là mục tiêu và yêu cầu của mỗi hệ thống pháp luật, mỗi quốc gia. Giải thích pháp luật trong thực tế được tiếp cận dưới...

Văn bản hành chính có vai trò như thế nào ??

Một trong những nhiệm vụ đầu tiên quan trọng nhất của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương là làm sao cho các văn bản ban hành đạt chất lượng cao nhất. Nhưng làm thế nào để đo được chất lượng của việc ban hành văn bản? Một khiếm khuyết dễ nhận thấy và đã để lại nhiều hệ lụy là việc phân tích chính sách ít được quan tâm đúng mức để làm cơ sở cho việc ban hành văn bản, thậm chí ngay trong Luật Ban hành các văn bản pháp luật cũng không đề cập công đoạn này. Các văn bản kém chất lượng thường xuất phát từ những nguyên nhân sau: Không thiết lập được những ưu tiên chính sách chính yếu; không đưa ra được những lựa chọn giữa các mục tiêu mâu thuẫn nhau; không chuyển hóa được những ưu tiên thành các văn bản hoạt động cụ thể; tạo ra một khoảng trống về chính sách do không có tính liên tục...

Nhiệm vụ và vị trí của Tư pháp quốc tế trong hệ thống pháp luật

KHPL - Nhiệm vụ và vị trí của Tư pháp quốc tế trong hệ thống pháp luật (NGUYỄN NGỌC LÂM) ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ KHPL SỐ 1 /2004 Nhiệm vụ và vị trí của Tư pháp quốc tế trong hệ thống pháp luật NGUYỄN NGỌC LÂM ThS. Quỵền Trưởng Khoa Luật Quốc tế trường ĐH Luật TP.HCM 1. Vị trí của Tư pháp quốc tế trong hệ thống pháp luật 1.1. Trong khoa học pháp lý Liên Xô (cũ) có nhiều quan điểm khác nhau về vị trí của Tư pháp quốc tế trong hệ thống pháp luật. Tư pháp quốc tế được coi là nằm trong hệ thống pháp luật quốc tế hay là trong hệ thống pháp luật quốc gia. Theo quan điểm của nhiều tác giả như: S.B Krulov; M.A Plokin; S.A Golunsky; M.S Strogovich; B.E Graba; A.M Ladưzinsky; I.P Blisenko; L.N Talenskaia… Các quy phạm của Tư pháp quốc tế nằm trong Luật quốc tế với nghĩa rộng của nó. Quan...

Triết học pháp luật trong hệ thống các khoa học pháp lý

16 Tháng 9 Tóm tắt. Bài viết phân tích những vấn đề cơ bản thuộc đối tượng nghiên cứu của triết học pháp luật liên hệ vào thế giới đương đại. Triết học pháp luật, xã hội học pháp luật và lý luận pháp luật là ba cách thức – ba hướng nghiên cứu cơ bản trong khoa học pháp lý hiện đại. Tác giả cũng nêu lên một số vấn đề cơ bản, cấp bách của triết học pháp luật hiện nay như: mối quan hệ giữa đạo đức, pháp luật, dân chủ và tự do, giữa Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự, nhận thức pháp luật và một số vấn đề triết học pháp luật chuyên ngành khác. Tác giả đề xuất việc triển khai nghiên cứu triết học pháp luật trên cả hai phương diện: tích hợp ngay trong nghiên cứu lý luận pháp luật truyền thống cùng với xã hội học pháp luật và: xây dựng triết học pháp luật như...

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | LunarPages Coupon Code