BÙI ĐỨC HIỂN – Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp Luật
Nhằm tạo hành lang pháp
lý thuận lợi cho việc lấy, ghép mô; bộ phận cơ thể và tạo nguồn cung
cấp mô, tạng dồi dào phục vụ cho việc cứu chữa người bệnh và nghiên cứu
khoa học, Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản pháp luật điều chỉnh về
việc hiến xác, hiến bộ phận cơ thể người mà tiêu biểu là Luật Hiến,
lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể và hiến, lấy xác năm 2006, trong đó có quy
định cụ thể về điều kiện hiến xác; bộ phận cơ thể khi còn sống cũng như
điều kiện hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết.
Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện việc hiến, lấy ghép
mô, bộ phận cơ thể cho thấy pháp luật về vấn đề này còn khá nhiều điểm
bất cập, đặc biệt là trong các quy định về điều kiện hiến mô, bộ phận cơ
thể sau khi chết. Chính vì vậy, việc tiếp...
Saturday, October 26, 2013
QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN: QUI ĐỊNH QUỐC TẾ VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LUẬT MỘT SỐ NƯỚC
TS. TƯỜNG DUY KIÊN
Quyền tiếp cận thông
tin hay quyền được thông tin là quyền cơ bản của con người, đây không
phải là khái niệm mới, mà đã xuất hiện trong Thời kỳ Ánh sáng vào thế kỷ
18. Chính trong đạo Luật về tự do báo chí của Thuỵ Điển được ban hành
vào năm 1766 đã thiết lập nguyên tắc các hồ sơ của chính phủ phải công
khai cho công chúng và trao cho người dân quyền được yêu cầu tiếp cận
các văn bản của các cơ quan chính phủ.
I. Quyền tiếp cận thông tin – chuẩn mực và quy định quốc tế
1, Sơ lược lịch sử phát triển khái niệm quyền tiếp cận thông tin
Quyền tiếp cận thông tin hay quyền được thông tin là
quyền cơ bản của con người, đây không phải là khái niệm mới, mà đã xuất
hiện trong Thời kỳ Ánh sáng vào thế kỷ 18. Chính trong đạo Luật về tự do
báo chí của Thuỵ Điển được ban...
THÔNG TIN ĐƯỢC TIẾP CẬN VÀ NỘI HÀM CỦA QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN
CHU THỊ THÁI HÀ – Bộ Tư pháp
1. Thông tin được tiếp cận
1.1 Thông tin được tiếp cận theo kinh nghiệm quốc tế
Luật về quyền tiếp cận thông tin của các nước quy
định về phạm vi thông tin được tiếp cận không giống nhau. Có hai cách
chính quy định trong luật về phạm vi thông tin được tiếp cận, đó là:
liệt kê một loạt các loại thông tin cơ quan công quyền có trách nhiệm
phải công bố trong thời hạn luật định và sau đó là những thông tin miễn
trừ tiết lộ (cách 1) hoặc xác định và liệt kê những loại thông tin không
công khai, hạn chế, miễn trừ tiếp cận (cách 2).
Áp dụng theo cách thứ nhất:
Theo Pháp lệnh về Công khai thông tin của Cộng hoà
nhân dân Trung Hoa thì phạm vi công bố thông tin là: lợi ích cốt yếu của
công dân, pháp nhân hoặc tổ chức khác; các yêu cầu mở rộng kiến thức...
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT TIẾP CẬN THÔNG TIN MỘT SỐ NƯỚC
TS. NGUYỄN KIM THOA – Vụ pháp luật hình sự – hành chính, Bộ Tư pháp
Tự do thông tin là một
quyền cơ bản đối với mỗi con người. Quyền này cho phép và tạo điều kiện
cho các tổ chức, cá nhân bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Đây là một sự bảo vệ quan trọng chống lại các hình thức lạm dụng, các
việc làm sai trái và tham nhũng. Quyền này cũng có thể đem lại lợi ích
cho các Chính phủ thông qua việc đem lại sự minh bạch và cởi mở trong
các quá trình ra quyết định và qua đó cải thiện lòng tin của công chúng
đối với các hoạt động của Chính phủ (1).
1. Lợi ích của việc ban hành luật tiếp cận thông tin
Đến năm 2009, đã có 86 nước trên thế giới ban hành
Luật về Tiếp cận thông tin. Quốc gia đầu tiên ban hành luật liên quan
đến quyền tiếp cận thông tin là Thụy Điển (năm 1766),...