I. THỜI KỲ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN LŨNG ĐOẠN VÀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI.
1. Quá trình ra đời nhà nước tư bản lũng đoạn
Có 3 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự ra đời của nhà nư6ớc tư bản độc quyền:
- cạnh tranh tự do của chủ nghĩa tư bản ngày càng gay gắt, tất
yếu dẫn đến tư bản độc quyền nhà nước. do sự phát triển của lực lượng
sản xuất, sự cạnh tranh gay gắt giữa các tập đoàn tư bản nên nhà nước tư
bản phải đứng ra can thiệp và điều tiết đối với nền s3n xuất và phân
phối tư sản.
- Lực lượng sản xuất ngày càng tập trung. Mâu thuẫn giữa giai
cấp tư sản độc quyền với giai cấp công nhân, các tầng lớp và giai cấp
khác nhau ngày càng gay gắt. Để giữa được địa vị thống trị của mình,
giai cấp tư sản lũng đoạn cần phải thiết lập nhà nước tư sản độc quyền.
- Để đối phó lại phong trào cách mạng thế giới (cách mạng
tháng 10 nga thắng lợi, phong trào giải phóng dân tộc, phong trào đấu
tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động) và nhằm giữ vững
thuộc địa và thị trường của chúng, nên nhà nước tư bản độc quyền đã ra
đời.
Như vậy chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước ra đời là một sự bị động
thối nát, hấp hối về kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước. Nó
ra đời nhằm tìm một phương pháp thống trị thích hợp hơnđể duy trì và
cũng cố địa vị đang lung lay của chúng.
2. Đặc điểm của nhà nước tư bản trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản lũng đoạn và chủ nghĩa tư bản hiện đại.
- Các nhóm tư bản lũng đoạn trực tiếp nắm giữa các chức vụ
trong bộ máy nhà nước. Với chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước, nhà nước
ở các nước tư bản đã trở thành công cụ tập trung vốn cung cấp cho các
tập đoàn tư sản lũng đoạn, là công cụ phân phối lại thu nhập quốc dân
dầu người có lợi cho TBLĐ, gây thiệt hại cho nhân dân lao động bằng
những biện pháp; ngân sách, chính sách giá cả, lương bổng, lạm phát, tợ
cấp cho bọn tư bản lũng đoạn, quốc hữu hóa, đền bù với giá cao những xí
nghiệp thua lỗ hoặc kỹ thuật lạc hậu. Ngoài ra, nhà nước còn là một công
cụ để tranh giành thị trường xuất khẩu tư bản và để thực hiện chính
sách thực dân kiểu mới. Như vậy, nhà nước tư bản đã trở thành công cụ
của một nhóm nhỏ tư bản độc quyền. Tất cả cơ cấu , chức năng nhà nước
ngày càng công khai phục tùng bọn tư bản quyền. Trong thời kỳ tư bản tự
do cạnh tranh, bọn tư bản cầm quyền thông qua đại diện của chúng, còn
trong thời kỳ tư bản lũng đoạn, bọn tư bản độc quyền trực tiếp giữa các
chức vụ chủ chốt.
- Chức năng trấn áp và điều chỉnh các mối quan hệ chính trị, xã hội của nhà nước tư bản lũng đoạn.
nhà nước tư sản lũng đoạn ngày càng cồng kềnh, quan liêu, số lượng
nhân viên tăng lên chưa từng thấy, đặc biệt là bộ máy hành pháp. Quyền
lực ngày càng được chuyển từ lĩnh vực kinh tế, chính trị sang lĩnh vực
hành chính. Các cơ quan đàn áp chủ yếu như quân đội, cảnh sát, tình báo,
nhà tù được tăng cường đến mức tối đa.
Xóa bỏ nền pháp chế tư sản, xó bỏ những hình thức dân chủ tư sản, phát triển xu hướng độc tài, phát xít hóa bộ máy nhà nước.
- một chức năng mới của nhà nước tư bản độc quyền là nhà nước
tham gia vào việc điều tiết nền kinh tế. Việc này được thực hiện thông
qua một hệ thống các tổ chức nhà nước: cơ quan hành pháp, cơ quan điều
tiết theo luật định giám sát hoạt động của các cơ quan kinh tế… phương
pháp điều chỉnh thông qua tài chính nhà nước như hệ thống thuế khóa, hệ
thống tín dụng, các cơ quan bảo hiểm xã hội, phúc lợi công cộng…
- chức năng đối ngoại cũng có sự thay đổi nhất định so với
thời kỳ trước. Nhà nước tư bản lũng đoạn ra đời trong bối cảnh cách mạng
xã hội chủ nghĩa đang phát triển trên cục diện rộng lớn, đồng thời trào
lưu hoà bình dân chủ cũng bùng lên một cách mạnh mẽ ở nhiều nước tư
bản. Để đối phó với tình hình và cục diện chính trị thế giới, các nhà
nước tư bản chống phá và ngăn cản quá trình phát triển của các trào lưu
cách mạng trên thế giới. Chúng tiến hành mọi thủ đoạn và biện pháp từ
quân sự đến chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hoá,…
0 comments:
Post a Comment