Wednesday, September 18, 2013

Các câu nhận định và tự luận môn logic học

CÁC CÂU NHẬN ĐỊNH VÀ TỰ LUẬN MÔN LOGIC HỌC
CỤM 1

Câu 1: Trình bày định nghĩa nội hàm và ngoại diên của khái niệm. Lấy một khái niệm khoa học làm ví dụ và phân tích để chỉ rõ nội hàm và ngoại diên của khái niệm ấy.

Câu 2: Tìm các phán đoán đẳng trị với phán đoán cho sau đây: "Khoa học kỹ thuật phát triển do sự vận động nội tại của nó hoặc do đòi hỏi của thực tiễn".

Câu 3: Cho suy luận: "Một số nhà khoa học không phải là người có kiến thức rộng vì họ không phải là giáo viên". Hỏi:

a. Suy luận đã cho thuộc loại suy luận nào? Khôi phục về dạng đầy đủ và xác định loại hình của nó.

b. Hãy xác định tính chu diên của các thuật ngữ Logic S,P,M trong suy luận vừa khôi phục được.

c. Xác định và mô hình hóa mối quan hệ giữa các thuật ngữ Logic trong suy luận trên.

d. Xác định và mô hình hóa mối quan hệ giữa các thuật ngữ logic trong suy luận trên.

e. Hãy thực hiện phép chuyển hóa (đổi chất) , phép đảo ngược (đổi chỗ) và phép đối lập vị từ (kết hợp đổi chất và đổi chỗ) với tiền đề lớn của suy luậtrween.

g. Suy luận trên trong khuôn khổ của loại hình đã được xác lập trở thành hợp logic khi nào? Tại sao?

Câu 4:

a. Có thể rút ra được kết luận gì từ các tiền đề sau:

- Nếu ổn định chính trị thì mới phát triển được kinh tế

- Nếu pháp luật nghiêm minh thì mới có dân chủ

- Quốc gia này không phát triển kinh tế hoặc không có dân chủ

b. Cho biết suy luận trên thuộc loại suy luận nào? Viết công thức logic của suy luận.

-------------------

CỤM 2

I. NHỮNG LẬP LUẬN SAU ĐÚNG HAY SAI, TẠI SAO?

1. Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị lớn ở Nam Bộ.

2. Thành phố Hồ Chí Minh rất dễ thương và vui nhộn

3. Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều dân tộc : người Hoa, người Khơ me, người Quảng, người Bắc ...

4. Nam sinh ra ở Thành phố Hồ Chí Minh

5. Cha và mẹ Nam là người Quảng, nên Nam cũng là người Quảng

6. Người Thành phố Hồ Chí Minh hầu hết rất thật thà, ông Ba Phi lại thích nói xạo, nhất định ông ấy không phải là người ở đây.

7. Nam tự coi mình là người Thành phố Hồ Chí Minh, nên Nam cũng thật thà như nhiều người Thành phố Hồ Chí Minh khác.

8. Người Thành phố Hồ Chí Minh thật tuyệt vời làm sao !

II. Dựa vào các phán đoán trên, hãy :

1. Phủ định phán đoán 1,

2. Biểu thức hóa phán đoán 6.

3. Tính giá trị của biểu thức đó

4. Xác định hình thức phán đoán 5.

----------------

CỤM 3

I. NHỮNG LẬP LUẬN SAU ĐÚNG HAY SAI, TẠI SAO?

1. Luật học là ngành học vừa dễ vừa khó.

2. Dễ vì nhiều người mê và lớp học tổ chức ở đâu cũng được, chưa kể hay được đi đây đi đó.

3. Sinh viên Luật phải học giỏi ngoại ngữ thì mới hành nghề giỏi được.

4. Học khoa Luật học xong có nhiều cách hành nghề : mở văn phòng tham vấn, về tòa án, đi dạy học, cùng lắm là làm thầu khoán,...

5. Do đó, chúng ta nên học ngành này !

6. Nghề này khó vì phỉa học những môn "khó gặm" như lô gich học.

7. Trong lớp Đông tranh luận giỏi nhất, học lô gich giỏi hơn cà, nên ai cũng nghĩ người nào giỏi lô gich thì tranh luận giỏi.

8. Người giỏi tranh luận thì nhiều bạn, mà cô Bắc xinh đẹp ở lớp tôi có nhiều bạn nhất, thế mà Bắc lần này ngồi đây thi lai môn này.

9. Tóm lại, lô gich học khi học thì dễ, khi thi đề khó, nên lần nào cũng rớt như sung rụng.

10. Nên chăng bỏ môn này được không?

II. Dựa vào các phán đoán trên, hãy :

1. Phủ định phán đoán 1,

2. Xác định mối liên kết lô gich giữa 1,2,3,4,5

3. Biểu thức hóa lập luận 7.

3. Tính giá trị của biểu thức đó

4. Xác định hình thức phán đoán 8.

----------------

CỤM 4

Câu 1: (3 điểm)

Viết công thức và tìm phán đoán tương đương với các phán đoán sau đây:

a.Ai cũng muốn sống hạnh phúc. (1 điểm)

b.Để trở thành sinh viên giỏi thì cần phải chăm chỉ đồng thời phải có phương pháp học tập tốt. (2 điểm)

Câu 2: (2 điểm)

Dùng hình vẽ mô tả quan hệ ngoại diên giữa các khái niệm sau đây:

a.Chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh phi nghĩa, chiến tranh giải phóng dân tộc, chiến tranh bảo vệ tổ quốc.

b.Trường Đại học, trường đại học sư phạm, trường sư phạm, trường kĩ thuật, trường Đại học sư phạm kĩ thuật.

Câu 3: (2.5 điểm)

Tam đoạn luận sau đây có hợp logic không? Vì sao?

Tất cả những nhà bác học đều là người trí thức

Có một số người trí thức là người cộng sản.

Vậy, có một số người cộng sản là nhà bác học

Câu 4: (2.5 điểm)

Suy luận sau đây có hợp logic không? hãy chứng minh?

Nếu anh không đi học hoặc có đi mà không hiểu bài thì anh sẽ không giải được bài tập này.

Anh đã giải được bài tập này.

Chứng tỏ anh có đi học và hiểu bài.

---------------------

4. Xác định nội hàm và ngoại diên của khái niệm sau: Hình vuông, hình bình hành, tam giác, nước, động vật, sinh viên, thanh niên, người Việt Nam.

5. Hãy thu hẹp và mở rộng các khái niệm sau:

- Nhà thơ

- Trường Đại học Công nghệ

- Kim loại

6. Các quan hệ giữa các khái niệm? Xác định và vẽ hình minh họa quan hệ giữa các cặp khái niệm sau:

- “Hình bình hành” và “hình vuông”.

- “Số chia hét cho 9” và “số chia hết cho 3”.

- “Số chẵn” và “số chia hết cho 3”.

- “Thanh niên” và “sinh viên”.

- “Trắng” và “đen”.

- “Tội phạm có tổ chức” và “tội phạm không có tổ chức”.

8. Các định nghĩa khái niệm sau đúng hay sai? Vì sao?

- Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của vật chất không phân chia được.

- Hình thoi là hình tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau.

- Gia đình là tế bào của xã hội.

- Vật lý học là khoa học nghiên cứu các quy luật vật lý học.

9. Phép phân chia khái niệm là gì? Kết cấu của phép phân chia khái niệm? Các quy tắc của phép phân chia khái niệm?

10. Phân chia khái niệm như sau đúng hay sai? Vì sao?

- Sinh viên được phân chia thành: sinh viên Việt Nam; Sinh viên khoa Toán; Sinh viên giỏi.

- Tam giác được phân chia thành: Tam giác cân; Tam giác đều; Tam giác vuông.

12. Thế nào là phán đoán đơn? Có mấy loại phán đoán đơn? Phân tích cấu trúc của từng loại phán đoán đơn? Xác định quan hệ giữa các phán đoán đơn qua hình vuông logic?

13. Xác định tình chu diên của các danh từ logic trong các phán đoán dơn sau:

- Mọi số chia hết cho 9 đều chia hết cho 3.

- Có một số hình bình hành là hình chữ nhật.

- Đồng không là chất phi kim.

- Một số thanh niên không phải là sinh viên.

14. Phán đoán phức là gì? Có mấy loại phán đoán phức cơ bản? Cho ví dụ và phân tích cấu trúc lgic của từng loại phán đoán phức cơ bản?

15. Phân tích cấu trúc logic của các phán đoán phức sau và tìm các phán đoán đẳng trị với mỗi phán đoán đó:

- Nước là chất không mùi, không vị.

- Nếu m chia hết cho n thì m chia hết cho p.

- Chúng ta không những phải thúc đẩy kinh tế tăng trưởng mà còn phải đảm bảo công bằng xã hội.

- Hoặc là chúng ta phải đổi mới hoặc là chúng ta không thoát khỏi nghèo nàn.

16. Nội dung, yêu cầu của quy luật đồng nhất, quy luật cấm mâu thuẫn, quy luật bài trung, quy luật lý do đầy đủ? Cho ví dụ và phân tích các trường hợp tư duy vi phạm các yêu cầu của các quy luật trên.

17. Suy luận là gì? Kết cấu logic của một phép suy luận? Thế nào là suy luật diễn dịch và suy luận quy nạp?

18. Có thể rút ra được các câu kết luận gì từ tiền đề là phán đoán sau? Phân tích cấu trúc logic của phán đoán tiền đề và phán đoán kết luận:

- Hổ là động vật ăn thịt.

- Những nhà chính chị chân chính đều không có tư tưởng phân biệt chủng tộc.

- Một số người Việt Nam là Danh nhân văn hóa thế giới.

- Nếu chúng ta không rèn luyện phương pháp tư duy logic thì chúng ta không thể trở thành nhà khoa học giỏi.

- Những nhà khoa học chân chính không những là những người giỏi chuyên môn mà còn là người có tư cách đạo đức tốt.

19. Các loại hình tam đoạn luận? Trình bày các quy tắc chung của tam đoạn luận và các quy tắc riêng cho từng loại hình tam đoạn luận?

20. Cho 2 suy luận sau:

a. Mọi nhà quản lý giỏi đều là người có tư duy logic tốt

Anh An là người có tư duy logic tốt.

-------------------------------------------

Vậy anh An là nhà quản lý giỏi.

b. Các luật sư đều nắm vững luật pháp.

Chúng ta không phải là luật sư.

--------------------------------------------

Vậy chúng ta không nắm vững luật pháp.

Hỏi:

- Phân tích cấu trúc logic của suy luận trên?

- Suy luận trên thuộc loại hình nào?

- Suy luân trên đúng hay sai? Vì sao?

21. Cho 3 khái niệm sau, hãy xây dựng các tam đoạn luận đúng từ tiền đề là các phán đoán chân thực: Đồng; Kim loại; Chất dẫn điện.

22. Cho 2 suy luận sau:

a. “Vì anh ta không phải là người Việt Nam cho nên anh ta không am hiểu lịch sử Việt Nam”.

b. “Mọi số có tổng các chữ số chia hết cho 3 đều chia hết cho 3, vì thế số này chia hết cho 3”.

Hãy khôi phục suy luận trên thành một tam đoạn luận đầy đủ, xác định cấu trúc logic; cho biết suy luận đó đúng hay sai? Tại sao?

Trả Lời Với Trích Dẫn

0 comments:

Post a Comment

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | LunarPages Coupon Code