VŨ NGUYỄN
Trước thực trạng mua
bán suất tái định cư (TĐC) tràn lan trên địa bàn thành phố trong thời
gian qua, sở Xây dựng vừa trình UBND thành phố dự thảo về chấn chỉnh, xử
lý việc này. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, việc dùng mệnh lệnh hành
chính để can thiệp vào quan hệ dân sự là trái với quy định.
Tinh thần chính của dự thảo là thành phố sẽ cấm mọi
trường hợp mua bán, sang nhượng, mua bán suất TĐC, căn hộ, nền đất TĐC
chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất.
70 – 80% hộ tái định cư bán suất…
Theo sở Xây dựng, tỷ lệ bán suất TĐC trên địa bàn
thành phố có nơi lên đến 70 – 80%. Kiểm tra thực tế, nhiều nhà ở, nền
đất TĐC cư chưa được cấp giấy chủ quyền vẫn được người dân chuyển nhượng
với nhiều hình thức như uỷ quyền có công chứng để bên được uỷ quyền
(thực chất là bên mua) đứng ra làm thủ tục mua nhà trả góp, đóng tiền,
nhận nhà, đất… Có nhiều trường hợp hoặc mua bán suất TĐC bằng giấy tay.
Điển hình, tại quận 2, lãnh đạo địa phương cho biết, rất nhiều người dân
bị giải toả tại dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm đã bán lại suất TĐC,
không chỉ gây khó khăn cho công tác giải toả đền bù, bố trí TĐC mà còn
đẩy giá căn hộ TĐC lên rất cao.
Sở Xây dựng cho rằng, không thể xem suất TĐC là quyền về tài sản để cho phép người dân giao dịch. Bán suất TĐC là hình thức hứa bán trước căn hộ khi chưa hình thành, khi đó nhà ở TĐC vẫn còn thuộc sở hữu Nhà nước. Biện pháp này nhằm giải quyết các tồn tại trước đó và để tránh thất thu ngân sách. Giá bán nhà đất TĐC cư luôn thấp hơn giá thị trường vì được tính trên cơ sở bảo tồn vốn, không quá 80% giá thị trường nên cần phải thu thêm 20%.
Chính việc mua bán này diễn ra rầm rộ và công khai
nên mới có tình trạng, khi sở Xây dựng thành phố khảo sát căn hộ dành
TĐC cho dân ở một số quận huyện thì phát hiện có đến 80% người vào ở các
chung cư TĐC không phải là đối tượng được TĐC. Sở đề nghị chỉ giải
quyết cho hai nhóm đối tượng đó là: trường hợp hộ TĐC đề nghị điều chỉnh
hợp đồng mua bán và người nhận chuyển nhượng xin điều chỉnh hợp đồng do
không liên lạc được với bên bán. Các trường hợp này chỉ được giải quyết
trước khi chỉ thị được ban hành vì đã lỡ mua, bán suất TĐC.
Băn khoăn
Khi dự thảo này được công bố trên một số phương tiện
truyền thông đã có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Một người dân tại
phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2 đặt vấn đề: Khi được bố trí TĐC, chúng tôi
không hề biết căn hộ nằm ở đâu, khi nào có nhà, trong khi chúng tôi cần
ngay một nơi ở để ổn định cuộc sống. Giải pháp tối ưu là chúng tôi sẽ
nhượng lại suất TĐC này cho người khác, lấy một số tiền nhất định tìm
mua một nơi ở mới. Nay cấm việc này, không lẽ cả gia đình cả chục nhân
khẩu sẽ phải tiếp tục ngồi chờ được bố trí căn hộ TĐC à?
Mặt khác, dự thảo cũng quy định: ngoài việc thanh
toán đủ số tiền mua nhà ở, hộ TĐC và người nhận chuyển nhượng phải đóng
thêm 20% giá trị căn hộ, nền đất tính theo giá bán TĐC. Quận 8 cho rằng
nếu yêu cầu hộ TĐC và người nhận chuyển nhượng đóng thêm 20% nữa là
không phù hợp với quy định. Còn theo quận 2, người mua nhà đất TĐC
thường với giá cao hơn giá Nhà nước nhưng lại thấp hơn giá thị trường,
nay nếu bắt họ trả theo giá thị trường sẽ dễ xảy ra tranh chấp rắc rối
giữa các bên hoặc bên mua kiên quyết không chịu trả theo giá thị trường.
Về mặt pháp lý, các luật sư khi đánh giá về vấn đề
này cũng cho biết, mua bán suất TĐC là quan hệ dân sự, bộ luật Dân sự có
quy định rõ những trường hợp vi phạm, hình thức xử lý. Theo luật sư
Nguyễn Văn Quynh, đoàn Luật sư Hà Nội, việc dùng mệnh lệnh hành chính để
can thiệp vào quan hệ dân sự là trái với quy định. Mặt khác, việc cấm
này cũng sẽ không khả thi khi việc mua bán được núp dưới dạng hợp đồng
uỷ quyền và khi ấy pháp luật không thể can thiệp vào. Luật sư Quynh cho
rằng, muốn cấm bán suất TĐC thì Nhà nước cần ban hành một văn bản có giá
trị pháp lý cao hơn như nghị định chẳng hạn. Trong đó quy định rõ các
điều kiện mua bán, đóng thuế, xử phạt…
SOURCE: BÁO SÀI GÒN TIẾP THỊ
Trích dẫn từ:
0 comments:
Post a Comment