Kính gửi: – Các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp
- Các đơn vị thuộc Toà án nhân dân tối cao
- Các đơn vị thuộc Toà án nhân dân tối cao
Trong thời gian
chuẩn bị Hội nghị và tại Hội nghị triển khai công tác ngành Toà án năm
2002 và tập huấn nghiệp vụ (từ ngày 28 đến ngày 30-12-2001) cũng như
trong thời gian vừa qua nhiều Toà án nhân dân địa phưng và Toà án quân
sự các cấp đề nghị Toà án nhân dân tối cao giải đáp một số vấn đề nghiệp
vụ. Sau đây là giải đáp của Toà án nhân dân tối cao về các vấn đề đó;
cụ thể là:
(Trích phần dân sự, hôn nhân – gia đình, tố tụng dân sự, hành chính và lao động)
II. Về dân sự
1. Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 627 Bộ
luật dân sự được xác định như thế nào?
a. khoản 2 Điều 627 Bộ luật dân sự quy định về chủ
thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra. Trước đây Toà án nhân dân tối cao tạm hướng dẫn là: “Nếu chủ sở
hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, hoặc giao cho người khác sử dụng
nguồn nguy hiểm cao độ, thì chủ sở hữu và người chiếm hữu hoặc người sử
dụng phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra” (Xem Cuốn giải đáp một số vấn đề về hình sự, dân sự,
kinh tế, lao động, hành chính và tố tụng; Toà án nhân dân tối cao xuất
bản năm 1999; trang 111). Nay Toà án nhân dân tối cao thống nhất hướng
dẫn như sau:
- Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường
thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nếu chủ sở hữu vẫn chiếm hữu,
sử dụng.
- Người được chủ sở hữu giao cho chiếm hữu, sử dụng
nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra, trừ trường hợp chủ sở hữu và người được giao chiếm hữu, sử
dụng có thoả thuận khác. thoả thuận khác không được trái pháp luật, trái
đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường (ví dụ: chủ
sở hữu và người được giao chiếm hữu, sử dụng thoả thuận cùng chịu trách
nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại; thoả thuận chủ sở hữu bồi thường
thiệt hại trước, sau đó người được giao chiếm hữu, sử dụng sẽ hoàn trả
cho chủ sở hữu khoản tiền đã bồi thường; thoả thuận ai có điều kiện hơn
thì người đó bồi thường thiệt hại trước…)
b. khoản 3 Điều 627 Bộ luật dân sự quy định các trường hợp phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Theo quy định tại khoản 3 này thì chủ sở hữu, người
được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi
thường thiệt hại có khi không có lỗi, trừ thiệt hại xảy ra hoàn toàn do
lỗi cố ý của người bị thiệt hại (ví dụ một người đâm đầu vào xe ô tô để
tự tử), thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế
cấp thiết. Tuy nhiên, trong trường hợp pháp luật có quy định khác về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp bất khả kháng hoặc
tình thế cấp thiết thì thực hiện theo quy định đó của pháp luật.
c. khoản 4 Điều 627 Bộ luật dân sự quy định trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao gây ra trong trường
hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật.
Về nguyên tắc chung nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật (đã thực hiện đầy đủ các quy định về bảo qun, sử dụng… nguồn nguy hiểm cao độ), thì chỉ người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ mà gây thiệt hại phải bồi thường. Nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi (Ví dụ: để xe ô tô bên vệ đường không khoá và không rút chìa khoá khỏi ổ điện…) để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật và gây thiệt hại, thì phải liên đới cùng với người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật bồi thường thiệt hại.
Về nguyên tắc chung nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật (đã thực hiện đầy đủ các quy định về bảo qun, sử dụng… nguồn nguy hiểm cao độ), thì chỉ người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ mà gây thiệt hại phải bồi thường. Nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi (Ví dụ: để xe ô tô bên vệ đường không khoá và không rút chìa khoá khỏi ổ điện…) để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật và gây thiệt hại, thì phải liên đới cùng với người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật bồi thường thiệt hại.
2. Việc quyết định bồi thường thiệt hại do tính
mạng, sức khoẻ bị xâm phạm quy định tại Điều 616 Bộ luật dân sự được
thực hiện theo phương thức nào, bởi vì thực tiễn cho thấy có Toà án
quyết định bồi thường hàng tháng, có Toà án quyết định bồi thường một
lần…?
Điều 616 Bộ luật dân sự chỉ quy định thời hạn hưởng
bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm (bao gồm bồi
thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả
năng lao động; tiền cấp dưỡng trong trường hợp người bị thiệt hại chết).
Khi giải quyết yêu cầu đối với các khoản này, trước hết Toà án cần tiến
hành hoà giải; nếu qua hoà giải mà các bên thoả thuận được với nhau về
phương thức bồi thường thiệt hại nào (hàng tháng, hàng quý, hàng năm
hoặc một lần) thì Toà án chấp nhận sự thoả thuận của các bên về phương
thức bồi thường thiệt hại đó. Trường hợp các bên không thoả thuận được
thì Toà án quyết định phương thức bồi thường thiệt hại hàng tháng. Trong
trường hợp đặc biệt, nếu người được bồi thường thiệt hại hoặc người
được cấp dưỡng yêu cầu được bồi thường hoặc cấp dưỡng theo phương thức
một lần và xét thấy yêu cầu của họ là chính đáng và người phải bồi
thường, người có nghĩa vụ cấp dưỡng có điều kiện thi hành án thì Toà án
có thể quyết định phương thức một lần.
3. Khi giải quyết các tranh chấp về cho vay ngoại tệ có lãi thì đối với phần lãi cần quyết định như thế nào?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các giao
dịch giữa các cá nhân về việc vay ngoại tệ có lãi là vô hiệu; do đó, khi
có tranh chấp và có yêu cầu Toà án giải quyết thì Toà án áp dụng Điều
146 Bộ luật dân sự buộc bên vay phải trả cho bên cho vay số nợ gốc (tính
ra tiền Việt Nam tại thời điểm xét xử sơ thẩm). Đối với khoản lãi nếu
bên vay đã trả cho bên cho vay thì phải tuyên tịch thu sung quỹ Nhà
nước; nếu chưa trả thì không tuyên tịch thu.
4. Khi có các yêu cầu chia tài sản chung là nhà
mặt phố có diện tích hẹp, nhưng có địa thế kinh doanh tốt thì cần giải
quyết thế nào?
Về nguyên tắc chúng ta phải tuân theo quy định tại
Điều 238 Bộ luật dân sự về chia tài sản thuộc sở hữu chung. Để có quyết
định đúng Toà án cần điều tra xem xét cụ thể nhà ở. Nếu các đương sự đều
có yêu cầu chia tài sản chung và tài sản chung đó có thể chia được để
sử dụng kinh doanh, cho thuê lại (vẫn bảo đảm điều kiện sinh hoạt tối
thiểu và sự độc lập của mỗi chủ sở hữu sau khi chia) thì Toà án quyết
định chia tài sản chung. Nếu tài sản chung là nhà ở đó không thể chia
được (không bảo đảm điều kiện sinh hoạt tối thiểu và sự độc lập của mỗi
chủ sở hữu sau khi chia) thì Toà án cho định giá tài sản thành tiền theo
giá thực tế chuyển nhượng tại địa phương vào thời điểm xét xử sơ thẩm
để chia.
5. Khi giải quyết việc ly hôn và có yêu cầu phân
chia tài sản mà có trường hợp người khác nợ vợ chồng họ hoặc vợ chồng họ
nợ người khác, thì có đưa những người đó vào tham gia tố tụng không?
Khi giải quyết việc ly hôn và có yêu cầu phân chia
tài sản mà người khác nợ vợ chồng họ hoặc vợ chồng họ nợ người khác thì
cần phải đưa người nợ hoặc chủ nợ vào tham gia tố tụng với tư cách là
người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, trừ các trường hợp sau đây:
- Vợ chồng cùng đồng ý không buộc người nợ phải trả nợ cho họ;
- Chủ nợ đồng ý không buộc vợ chồng họ phải trả nợ cho chủ nợ.
- Chủ nợ chưa có yêu cầu vợ chồng họ phải trả nợ cho chủ nợ.
- Chủ nợ đồng ý không buộc vợ chồng họ phải trả nợ cho chủ nợ.
- Chủ nợ chưa có yêu cầu vợ chồng họ phải trả nợ cho chủ nợ.
6. Người có công với cách mạng được Nhà nước trợ
cấp hay hỗ trợ cho một khoản tiền. Nay người đó đã chết, nếu xảy ra
tranh chấp đòi chia số tiền đó và có yêu cầu Toà án giải quyết, thì đây
là vụ án chia thừa kế hay vụ án dân sự khác?
Tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà xác định đó là vụ án gì; cụ thể như sau:
a. Trong các trường hợp sau đây là tranh chấp chia
thừa kế, nếu có yêu cầu Toà án giải quyết thì Toà án thụ lý để giải
quyết theo thủ tục chung như đối với vụ án chia thừa kế:
- Nếu khoản tiền đó là Nhà nước trợ cấp hay hỗ trợ
cho chính người có công với cách mạng và người đó đã nhận được khi còn
sống, nhưng sau khi chết còn để lại số tiền đó hoặc tài sản được tạo lập
từ số tiền đó và những người thân thích của người đó có tranh chấp;
- Nếu khoản tiền đó là Nhà nước trợ cấp hay hỗ trợ
cho chính người có công với cách mạng, nhưng sau khi người đó chết, thì
những người thân thích của người đó mới nhận được và giữa họ có tranh
chấp.
b. Trong trường hợp khoản tiền đó là Nhà nước trợ cấp
hay hỗ trợ cho những người thân thích của người có công với cách mạng
và giữa họ có tranh chấp, đồng thời có yêu cầu Toà án giải quyết, thì
đây là vụ án dân sự về yêu cầu chia tài sản chung, nhưng cần chú ý:
- Nếu trong văn bản, tài liệu về trợ cấp, hỗ trợ có
ghi rõ trợ cấp hay hỗ trợ cho người nào cụ thể, thì chỉ những người có
tên trong văn bản, tài liệu đó mới được hưởng.
- Nếu trong văn bản, tài liệu về trợ cấp, hỗ trợ
không ghi rõ trợ cấp hay hỗ trợ cho người nào cụ thể mà chỉ ghi trợ cấp,
hỗ trợ cho thân nhân của người có công với cách mạng, thì cần căn cứ
vào văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước quy định về đối tượng, điều
kiện được hưởng trong việc thực hiện chính sách cụ thể đó để xác định
thân nhân của người có công với cách mạng trong việc thực hiện trợ cấp,
hỗ trợ cụ thể này bao gồm những ai. Chỉ những người thuộc đối tượng và
có đủ điều kiện đã quy định mới được hưởng.
7. Trong trường hợp hai bên nam nữ kết hôn với nhau
nhằm mục đích để được xuất cảnh đi nước ngoài hoặc để được nhập hộ khẩu,
nếu đương sự có đơn xin ly hôn thì Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp
luật hay xử cho ly hôn?
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
thì nếu việc kết hôn vi phạm một trong các quy định tại Điều 9 và Điều
10 của Luật này là trái pháp luật và nếu dù một trong các bên hoặc có
hai bên có đơn xin ly hôn, thì tuỳ từng trường hợp vi phạm mà Toà án áp
dụng Điều 9, Điều 10 và Điều 16 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 huỷ
việc kết hôn trái pháp luật.
Trong trường hợp hai bên nam nữ kết hôn với nhau mặc
dù chỉ với mục đích để được xuất cảnh đi nước ngoài hoặc để được nhập hộ
khẩu nhưng không vi phạm một trong các Điều 9, Điều 10 Luật hôn nhân và
gia đình năm 2000, nay đương sự xin ly hôn thì Tòa án thụ lý và giải
quyết vụ án xin ly hôn theo thủ tục chung.
8. Trường hợp nam, nữ bắt đầu chung sống với nhau
như vợ chồng trong khong thời gian từ ngày 03-01-1987 đến ngày
01-01-2001 và đến nay họ có yêu cầu Toà án giải quyết cho ly hôn. Khi
giải quyết vụ án Toà án nhận thấy họ không đủ điều kiện kết hôn theo quy
định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì Toà án tuyên bố không
công nhận quan hệ vợ chồng hay tuyên bố huỷ kết hôn trái pháp luật?
Điểm b Mục 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9-6-2000
của Quốc hội “Về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình” (sau đây gọi
tắt là Nghị quyết số 35 của Quốc hội) quy định: “Nam và nữ chung sống
với nhau như vợ chồng từ ngày 03-01-1987 đến ngày 01-01-2001 mà có đủ
điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết
hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến
ngày 01-01-2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng
có yêu cầu ly hôn thì Toà án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn
nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết”.
Theo quy định trên đây Toà án áp dụng các quy định về
ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết việc ly hôn
khi có yêu cầu nếu có đủ các điều kiện sau đây:
a. Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày
03-01-1987 đến ngày 01-01-2001 và đang chung sống với nhau như vợ chồng
(Thế nào là nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng đã được hướng
dẫn tại điểm d mục 2 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-
BTP ngày 3-1-2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân
tối cao, Bộ Tư pháp “Hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày
9-6-2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình”).
b. Việc họ chung sống với nhau như vợ chồng có đủ các
điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
(Thế nào là vi phạm điều kiện kết hôn đã được hướng dẫn tại điểm d Mục 2
Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23-12-2000 của Hội đồng Thẩm phán
Toà án nhân dân tối cao “Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn
nhân và gia đình năm 2000″).
Như vậy, trong trường hợp họ không có đủ các điều
kiện a và b trên đây thì quan hệ của họ không được coi như quan hệ vợ
chồng, nếu họ có yêu cầu ly hôn thì Toà án áp dụng điểm b khoản 3 Nghị
quyết số 35 của Quốc hội tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng mà
không tuyên bố huỷ kết hôn trái pháp luật, bởi vì họ không có đăng ký
kết hôn. Trong trường hợp này nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Toà
án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật hôn nhân và gia đình năm
2000 để giải quyết.
IV. Về tố tụng dân sự.
1. Trong trường hợp có đương sự đề nghị trưng cầu
giám định, nhưng họ lại không nộp tiền tạm ứng chi phí về giám định thì
Toà án giải quyết như thế nào?
Trong trường hợp này Toà án cần giải thích cho đương
sự có đề nghị trưng cầu giám định biết quy định tại Điều 33 Pháp lệnh
Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự; cụ thể là: “Đưng sự đã đề nghị
trưng cầu giám định phải nộp tiền tạm ứng chi phí về giám định; nếu vì
họ không nộp mà việc giám định không được tiến hành thì Toà án có thể
căn cứ vào kết quả điều tra đã đạt được để giải quyết vụ án hoặc tự mình
trưng cầu giám định”. Nếu Toà án đã giải thích mà đương sự không nộp
tiền tạm ứng chi phí về giám định và vì thế việc giám định không thể
tiến hành được, thì Toà án có thể tự mình trưng cầu giám định. Tuy
nhiên, thực tiễn cho thấy trong tố tụng dân sự trách nhiệm chứng minh là
của đương sự cho nên thông thường Toà án không tự mình trưng cầu giám
định, song Toà án cần tiến hành mọi biện pháp có thể để điều tra, thu
thập chứng cứ và căn cứ vào kết quả điều tra, thu thập chứng cứ đã đạt
được để giải quyết vụ án.
2. Tại điểm 5 Phần II Nghị quyết số 03/HĐTP ngày
19-10-1990 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao “Hướng dẫn áp
dụng một số quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự”
có hướng dẫn: “Trước khi xét xử phúc thẩm Toà án cũng tiến hành hoà
giải…”. Thực tiễn xét xử cho thấy trước khi xét xử phúc thẩm các Toà án
cấp phúc thẩm thường không tiến hành hoà giải. Vậy có vi phạm thủ tục tố
tụng không?
Trước đây Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
có hướng dẫn: “trước khi xét xử phúc thẩm Toà án cũng tiến hành hoà
giải…”. Hướng dẫn này không cụ thể là có bắt buộc hay không? Nay Toà án
nhân dân tối cao hướng dẫn cụ thể về vấn đề này như sau:
Theo quy định tại Điều 65 Pháp lệnh Thủ tục giải
quyết các vụ án dân sự thì trước khi xét xử phúc thẩm Toà án “có quyền”
hoà giải. Như vậy theo tinh thần của quy định này thì trước khi xét xử
phúc thẩm không bắt buộc Toà án cấp phúc thẩm phải tiến hành hoà giải.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 5 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ
án dân sự thì: “Trong quá trình giải quyết vụ án, Toà án tiến hành hoà
giải để giúp các đương sự thoả thuận với nhau về giải quyết vụ án, trừ
những trường hợp không hoà giải được hoặc pháp luật quy định không được
hoà giải”; do đó, sau khi thụ lý vụ án để tiến hành giải quyết theo
trình tự phúc thẩm, Toà án cấp phúc thẩm nên tiến hành hoà giải để các
đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án (trừ những trường
hợp không hoà giải được hoặc pháp luật quy định không được hoà giải).
Trong trường hợp trước khi mở phiên toà, Toà án tiến hành hoà giải mà
các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì lập
biên bản hoà giải thành. Trong trường hợp tại phiên toà, Toà án tiến
hành hoà giải mà các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải
quyết vụ án thì không cần phải lập biên bản hoà giải thành, nhưng phải
ghi đầy đủ vào biên bản phiên toà. Tuy nhiên, cần chú ý là dù trước khi
mở phiên toà, Toà án tiến hành hoà giải mà các đương sự thoả thuận được
với nhau về việc giải quyết vụ án thì Toà án cấp phúc thẩm cũng phải mở
phiên toà. Trên có sở sự thoả thuận của các đương sự về việc giải quyết
vụ án, Toà án cấp phúc thẩm căn cứ vào điểm 2 Điều 69 Pháp lệnh Thủ tục
giải quyết các vụ án dân sự để sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thoả
thuận của các đương sự.
3. Về giao dịch dân sự về nhà ở thuộc sở hữu tư
nhân được xác lập trước ngày 1-7-1991 mà có người Việt Nam định cư ở
nước ngoài, cá nhân, tổ chức nước ngoài tham gia, nếu có yêu cầu thì Toà
án có thụ lý giải quyết hay không?
Theo quy định tại Điều 2 Nghị quyết số
58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20-8-1998 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội “Về
giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1-7-1991″, thì Nghị
quyết này áp dụng đối với giao dịch dân sự về nhà ở thuộc sở hữu tư nhân
được xác lập trước ngày 1-7-1991 bao gồm: thuê nhà ở; cho mượn; cho ở
nhờ nhà ở; mua bán nhà ở; đổi nhà ở; tặng cho nhà ở; thừa kế nhà ở; quản
lý nhà vắng chủ giữa cá nhân với cá nhân mà có người Việt Nam định cư ở
nước ngoài, cá nhân, tổ chức nước ngoài tham gia. Tại khoản 2 Mục II
Thông tư liên tịch số 01/1999/TTLT-TANDTC-VKSNDTC ngày 25-1-1999 của Toà
án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao “Hướng dẫn áp dụng
một số quy định tại Nghị quyết về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập
trước ngày 1-7-1991 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội” cũng đã hướng dẫn
đối với các tranh chấp phát sinh từ các giao dịch dân sự về nhà ở quy
định tại khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 nói trên mà có
người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tổ chức nước ngoài tham
gia, thì Toà án chưa thụ lý giải quyết; nếu đã thụ lý và đang giải quyết
thì ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết; nếu đã có quyết định
tạm đình chỉ việc giải quyết, thì tiếp tục tạm đình chỉ việc giải quyết.
Đây là vấn đề rất bức xúc, đang được Uỷ ban thường vụ
Quốc hội xem xét và sẽ có Nghị quyết riêng để giải quyết đối với loại
giao dịch dân sự này.
4. Người nước ngoài đến Việt Nam làm việc, học
tập… và kết hôn với người Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật Việt
Nam. Sau một thời gian chung sống, thì người nước ngoài về nước và
không còn có liên lạc gì với người vợ (hoặc người chồng) ở Việt Nam với
thời gian trên 6 tháng. Người vợ (hoặc người chồng) ở Việt Nam có đơn
yêu cầu Toà án giải quyết cho ly hôn với người nước ngoài đó, thì Toà án
có thụ lý để giải quyết không?
Trong Báo cáo Công tác ngành Toà án năm 2000 (tr. 34)
có đề xuất theo hướng nếu có yêu cầu Toà án giải quyết cho ly hôn với
người nước ngoài thì Toà án thụ lý và giải quyết cho ly hôn. Đề xuất này
là đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn, bảo vệ được quyền, lợi ích hợp
pháp của người Việt Nam. Tuy nhiên, theo quy định của Pháp lệnh Thủ tục
giải quyết các vụ án dân sự thì Toà án phải thụ lý để giải quyết, nhưng
cần phân biệt như sau:
a. Nếu thông qua con đường ngoại giao, qua việc uỷ
thác tư pháp hoặc bằng các biện pháp khác mà đã liên hệ được với bị đơn
là người nước ngoài, thì Toà án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử không
phụ thuộc vào thái độ của bị đơn có đồng ý, không đồng ý hoặc cố tình
trốn tránh (cần chú ý là phải có văn bản chứng minh việc đã liên hệ được
với bị đơn, như: biên bản làm việc với bị đơn, lời khai của bị đơn, văn
bản của có quan thực hiện việc uỷ thác cho biết đã liên hệ được với bị
đơn…).
b. Nếu thông qua con đường ngoại giao, qua việc uỷ
thác tư pháp hoặc bằng các biện pháp khác mà chưa liên hệ được với bị
đơn là người nước ngoài, thì Toà án phải áp dụng điểm có khoản 1 Điều 45
Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ra quyết định tạm đình
chỉ việc giải quyết vụ án, chờ quy định mới của có quan có thẩm quyền.
5. Công dân Việt Nam đi học tập, lao động, công tác ở
nước ngoài sau khi hết thời hạn thì bỏ đi đâu không rõ và đã quá thời
hạn hai năm. Người có quyền, lợi ích liên quan có yêu cầu Toà án nhân
dân giải quyết tuyên bố mất tích thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà
án cấp nào?
Khi công dân Việt Nam đi học tập, lao động, công tác ở
nước ngoài sau khi hết thời hạn thì bỏ đi đâu không rõ và không có tin
tức thì không thể coi đây là trường hợp có nhân tố nước ngoài; do đó,
nếu người có quyền, lợi ích liên quan có yêu cầu Toà án nhân dân giải
quyết tuyên bố mất tích, thì Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền thụ
lý giải quyết.
6. Đối với trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm không chấp
nhận đơn kháng cáo, nhưng xét thấy phần án phí trong bản án sơ thẩm có
sai sót nên có sửa một phần của bản án sơ thẩm về phần án phí. Vậy
trường hợp này đương sự có phải chịu tiền án phí phúc thẩm không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 53 Pháp lệnh Thủ tục
giải quyết các vụ án dân sự, thì trong phần quyết định của bản án Toà án
cần quyết định về việc giải quyết vụ án, về án phí và quyền kháng cáo
của đương sự. Đối với các quyết định về cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại
về tính mạng, sức khoẻ, trả tiền công lao động, cấm hoặc buộc phải thực
hiện hành vi nhất định thì Hội đồng xét xử có thể quyết định cho thi
hành ngay. Mặt khác theo khoản 2 Điều 12 Nghị định số 70/CP ngày
12-6-1997 của Chính phủ “quy định về án phí, lệ phí Toà án” thì : “Đương
sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm nếu Toà án cấp phúc thẩm
sửa bản án, quyết định sơ thẩm, huỷ một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết
định sơ thẩm”. Do đó, đối với trường hợp Toà án cấp phúc thẩm tuy chỉ
sửa một phần quyết định của bản án về phần án phí, thì cũng là đã sửa
một phần quyết định của bản án sơ thẩm; vì vậy, trong trường hợp này
đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm.
7. Nguyên đơn nộp tiền tạm ứng án phí, nhưng thường
chưa xuất trình được ngay biên lai nộp tiền cho Toà án được mà phải sau
một thời gian; vậy trong trường hợp này khi Toà án nhận được biên lai
thì Toà án lấy ngày thụ lý vụ án là ngày nào, ngày nhận được biên lai
hay ngày đương sự nộp tiền (ghi trong biên lai)? Nếu lấy ngày đương sự
nộp tiền (ghi trong biên lai), thì trong thời gian từ ngày đương sự nộp
tiền đến ngày Toà án nhận được biên lai, Toà án đã thụ lý nhiều vụ án
khác.
Cần chú ý là khoản 1 và khoản 3 Điều 37 Pháp lệnh Thủ
tục giải quyết các vụ án dân sự chỉ quy định thời hạn phải nộp tiền tạm
ứng án phí, mà không quy định cụ thể thời hạn phải xuất trình cho Toà
án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí. Thực tiễn cho thấy là ngày đương sự
xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho Toà án thường sau ngày
đương sự nộp tiền tạm ứng án phí cho có quan thi hành án. khoản 2 Điều
37 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự quy định: “Toà án thụ
lý vụ án kể từ ngày nguyên đơn nộp tiền tạm ứng án phí. Nếu đương sự
được miễn án phí thì ngày thụ lý là ngày Toà án nhận đơn khởi kiện. Nếu
đương sự được miễn nộp tiền tạm ứng án phí thì ngày thụ lý là ngày Toà
án cho miễn nộp tiền tạm ứng án phí”. Mặc dù khoản 2 Điều 37 này không
quy định cụ thể như Điều 33 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh
tế, khoản 2 Điều 35 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao
động, khoản 2 Điều 32 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính,
nhưng không nên hiểu máy móc “ngày nguyên đơn nộp tiền tạm ứng án phí”
là ngày họ trực tiếp nộp tiền tạm ứng án phí cho có quan thi hành án
(ghi trong biên lai). Về nguyên tắc, Toà án chỉ chấp nhận đương sự đã
nộp tiền tạm ứng án phí khi họ xuất trình cho Toà án biên lai nộp tiền
tạm ứng án phí; do đó, trong trường hợp nguyên đơn đã nộp tiền tạm ứng
án phí tại có quan thi hành án, nhưng chưa xuất trình được ngay biên lai
nộp tiền tạm ứng án phí cho Toà án mà phải sau một thời gian mới xuất
trình cho Toà án được, thì ngày thụ lý vụ án là ngày đương sự xuất trình
biên lai nộp tiền tạm ứng án phí.
8. Theo Toà án thì khi có người đến nộp đơn xin
ly hôn Toà án hướng dẫn cho họ đến có quan thi hành án để nộp dự phí ly
hôn, nhưng ở một số địa phương khi đương sự đến nộp dự phí ly hôn thì có
quan thi hành án thu ngay án phí ly hôn và nộp luôn vào công quỹ. có
quan thi hành án cho rằng thu ngay án phí ly hôn mới đúng Nghị định số
70/CP của Chính phủ. Vì vậy, khi Toà án có quyết định trả 50% dự phí cho
đương sự thì có quan thi hành án không trả lại cho đương sự. Cách hiểu
như một số có quan thi hành án như vậy có đúng không? Nếu có quan thi
hành án không trả lại cho đương sự tiền dự phí ly hôn thì phải giải
quyết như thế nào?
Trước hết cần lưu ý với các Toà án các cấp là khái
niệm “dự phí” được sử dụng trước khi Toà án nhân dân tối cao ban hành
Thông tư số 85/TATC ngày 6-8-1982 “Về chế độ án phí, lệ phí tại Toà án”.
Kể từ khi ban hành Thông tư này đến nay trong các văn bản quy phạm pháp
luật không dùng khái niệm “dự phí” này nữa. Theo Thông tư số 40/TATC
ngày 1-6-1976 của Toà án nhân dân tối cao “về chế độ án phí, lệ phí và
cấp phí thi hành tại Toà án nhân dân” thì dự phí sơ thẩm chính là tiền
tạm ứng án phí sơ thẩm, dự phí kháng cáo chính là tiền tạm ứng án phí
phúc thẩm (xem Tập hệ thống hoá luật lệ về tố tụng dân sự; Toà án nhân
dân tối cao xuất bản năm 1976; trang 64, 65). Theo quy định tại khoản 1
Điều 37 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, thì khi nhận được
đơn khởi kiện “nếu thấy vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Toà án báo
ngay cho nguyên đơn nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn một tháng,
kể từ ngày nộp đơn, nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí, trừ trường
hợp được miễn án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí”.
Đồng thời khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định số 70/CP ngày 12-6-1997 của Chính phủ “quy định về án phí, lệ phí Toà án” quy định:
Đồng thời khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định số 70/CP ngày 12-6-1997 của Chính phủ “quy định về án phí, lệ phí Toà án” quy định:
“…
2. Tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí được nộp cho có quan thi hành án có thẩm quyền để gửi vào tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước và được rút ra để thi hành án theo quy định của Toà án.
3. Trong trường hợp người nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí nêu tại khoản 2 Điều này được hoàn trả một phần hoặc toàn bộ số tiền đã nộp, thì có quan thi hành án đã thu tiền tạm ứng phải làm thủ tục trả lại tiền cho người đã nộp. Trong trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí phải chịu án phí thì ngay sau khi bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực thi hành số tiền tạm ứng đã thu phải được chuyển nộp vào ngân sách Nhà nước”.
2. Tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí được nộp cho có quan thi hành án có thẩm quyền để gửi vào tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước và được rút ra để thi hành án theo quy định của Toà án.
3. Trong trường hợp người nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí nêu tại khoản 2 Điều này được hoàn trả một phần hoặc toàn bộ số tiền đã nộp, thì có quan thi hành án đã thu tiền tạm ứng phải làm thủ tục trả lại tiền cho người đã nộp. Trong trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí phải chịu án phí thì ngay sau khi bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực thi hành số tiền tạm ứng đã thu phải được chuyển nộp vào ngân sách Nhà nước”.
Như vậy, khi nhận đơn xin ly hôn, xét thấy vụ án
thuộc thẩm quyền của mình Toà án đã báo cho nguyên đơn đến có quan thi
hành án để nộp tiền tạm ứng án phí ly hôn là đúng. Theo tinh thần quy
định tại Điều 11 Nghị định số 70/CP nói trên và khoản 2 Điều 53 Pháp
lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, thì đương sự chỉ phải chịu án
phí khi có quyết định của Toà án về việc giải quyết vụ án trong đó có
quyết định về án phí. Việc một số có quan thi hành án cho rằng trong
trường hợp xin ly hôn thì thu ngay án phí ly hôn mà không phải là tiền
tạm ứng án phí ly hôn là hoàn toàn không đúng với quy định tại Nghị định
số 70/CP nói trên của Chính phủ. Các Toà án cần thực hiện đúng quy định
trong Nghị định số 70/CP của Chính phủ về án phí, lệ phí Toà án. Khi
bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật trong đó có quyết
định của Toà án trả lại 50% tiền tạm ứng án phí cho đương sự thì theo
quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Pháp lệnh Thi hành
án dân sự, Nghị định số 70/CP của Chính phủ, có quan thi hành án có
trách nhiệm phải thi hành. Nếu không thi hành là không đúng quy định của
pháp luật và đương sự có quyền khiếu nại đến có quan có thẩm quyền giải
quyết.
9. Ông A làm đơn khởi kiện đến Toà án, nhưng do
hoàn cảnh đặc biệt là vì già yếu không đi lại được, đường xá xa xôi,
không có ai để uỷ quyền, nên không có mặt tại phiên toà được. Trong khi
đó có có sở xác định quyền lợi của ông A bị xâm hại. Vậy Toà án nơi cư
trú của nguyên đơn có được thụ lý để giải quyết vụ án hay không? Nếu Toà
án có thẩm quyền thụ lý vụ án, nhưng nguyên đơn vì già yếu, ốm đau
không thể có mặt tại Toà án, nên không thể tiến hành hoà giải được, thì
Toà án có được xét xử vắng mặt nguyên đơn hay không?
a- Nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định
tại các điểm 3, 4 và 5 Điều 14 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án
dân sự, thì Toà án nơi cư trú của nguyên đơn không được thụ lý vụ án để
giải quyết, vì vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án đó.
b- Theo quy định tại Điều 5 Pháp lệnh Thủ tục giải
quyết các vụ án dân sự thì hoà giải là thủ tục bắt buộc chỉ khi không
hoà giải được hoặc hoà giải không thành thì mới đưa vụ án ra xét xử, trừ
những trường hợp không phải hoà giải quy định tại Điều 43 của Pháp lệnh
này. Đồng thời theo hướng dẫn tại điểm 4 Mục II Nghị quyết số 03/HĐTP
ngày 19-10-1990 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao “Hướng
dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án
dân sự”, thì những việc không hoà giải được là những việc “bị đơn đã
được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do
chính đáng (khon 4 Điều 44) hoặc những trường hợp không có điều kiện
tiến hành hoà giải như: có một bên đương sự đang ở nước ngoài, đang bị
giam giữ hoặc do những trở ngại khách quan như bị tai nạn, ốm đau nên
không thể có mặt được khi hoà giải”. Mặt khác theo quy định tại khoản 3
Điều 48 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thì “việc xét xử
vẫn được tiến hành nếu đương sự yêu cầu xét xử vắng mặt họ…”. Như vậy,
theo các quy định và hướng dẫn trên đây trong trường hợp nguyên đơn do
sức khỏe già yếu, ốm đau, không có người để uỷ quyền cho họ tham gia tố
tụng và có yêu cầu xét xử vắng mặt họ, thì Toà án không phải tiến hành
hoà giải và tiến hành việc xét xử vụ án theo thủ tục chung mà không cần
sự có mặt của nguyên đơn.
10. Tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 70/CP quy
định “Trước khi mở phiên toà, Toà án hoà giải mà các đương sự tự thoả
thuận với nhau về giải quyết vụ án, thì đương sự phải chịu 50% mức án
phí quy định tại Điều 7 của Nghị định này”.
Tại khoản 3 Điều 11 quy định “… Trong trường hợp thuận tình ly hôn, thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí dân sự sơ thẩm”
Vậy trong trường hợp thuận tình ly hôn thì theo Nghị định số 70/CP nói trên mỗi bên đương sự phải chịu 25.000đ hay 12.500đ?
Tại khoản 3 Điều 11 quy định “… Trong trường hợp thuận tình ly hôn, thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí dân sự sơ thẩm”
Vậy trong trường hợp thuận tình ly hôn thì theo Nghị định số 70/CP nói trên mỗi bên đương sự phải chịu 25.000đ hay 12.500đ?
Cần chú ý là trường hợp vợ chồng thuận tình ly hôn
không thuộc trường hợp các đương sự thoả thuận được với nhau về vấn đề
phải giải quyết trong vụ án (hòa giải thành) để được tính án phí theo
quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 70/CP ngày 12-6-1997 của Chính
phủ “quy định về án phí, lệ phí Toà án”. Trong trường hợp có hai vợ
chồng xin ly hôn (thuận tình ly hôn), Toà án tiến hành hoà giải để hai
bên đương sự trở về đoàn tụ với nhau, nhưng họ vẫn kiên quyết xin ly hôn
thì đây là hoà giải đoàn tụ không thành. Nếu như đối với các trường hợp
tranh chấp khác thì trong trường hợp này Toà án phải lập biên bản hoà
giải không thành và đưa vụ án ra xét xử, nhưng đối với trường hợp họ vẫn
kiên quyết xin ly hôn, thì Toà án lập biên bản hoà giải đoàn tụ không
thành và sau đó lập biên bản về sự thoả thuận của các đương sự về thuận
tình ly hôn… Hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày lập các biên bản này mà các
đương sự không có thay đổi ý kiến thì Toà án áp dụng khoản 2 Điều 44
Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Điều 90 Luật hôn nhân và
gia đình năm 2000 ra quyết định công nhận cho thuận tình ly hôn. Chính
vì vậy, khoản 3 Điều 11 Nghị định số 70/CP nói trên quy định trong
trường hợp thuận tình ly hôn, thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án
phí dân sự sơ thẩm, có nghĩa là phải chịu một nửa của 50.000 đồng (tức
là 25.000 đồng).
11. Trong vụ án ly hôn hai bên thoả thuận chia
tài sản chung thì Toà án có cần phải định giá tài sản hay không và họ có
phải chịu án phí đối với tài sản như vụ án có giá ngạch hay không?
Có cần phải định giá tài sản hay không và họ có phải
chịu án phí đối với tài sản như vụ án có giá ngạch hay không thì tuỳ vào
từng trường hợp cụ thể như sau:
a. Nếu các đương sự đã tự thoả thuận được với nhau về việc chia tài sản chung và sự thoả thuận đó bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con theo quy định tại Điều 90, Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, thì Toà án không cần phải định giá tài sản và họ không phải chịu án phí đối với tài sản như vụ án có giá ngạch.
a. Nếu các đương sự đã tự thoả thuận được với nhau về việc chia tài sản chung và sự thoả thuận đó bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con theo quy định tại Điều 90, Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, thì Toà án không cần phải định giá tài sản và họ không phải chịu án phí đối với tài sản như vụ án có giá ngạch.
b. Nếu các đương sự khi có yêu cầu ly hôn chưa thoả
thuận được với nhau về việc chia tài sản và cũng chưa thoả thuận được về
giá trị tài sản có yêu cầu Toà án giải quyết hoặc có thoả thuận với mức
thấp nhằm mục đích trốn thuế, giảm tiền nộp án phí thì theo quy định
tại điểm đ khoản 1 Điều 38 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân
sự, Toà án phải yêu cầu có quan chuyên môn định giá hoặc lập hội đồng
định giá tài sản có tranh chấp trước khi hoà giải. Nếu Toà án tiến hành
hoà giải theo quy định tại Điều 44 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ
án dân sự (Toà án tiến hành hoà giải trước khi mở phiên toà) mà các
đương sự thoả thuận được với nhau về việc chia tài sản chung, thì theo
quy định tại khoản 3 Điều 7, khoản 2 Điều 11 Nghị định số 70/CP ngày
12-6-1997 của Chính phủ quy định về án phí, lệ phí Toà án, các đương sự
phải chịu 50% mức án phí quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này,
nếu họ không thuộc trường hợp được miễn nộp án phí. Nếu tại phiên toà
Toà án tiến hành hoà giải mà các đương sự mới thoả thuận được với nhau
về việc chia tài sản chung thì họ phải chịu án phí như trường hợp Toà án
phải tiến hành xét xử.
12. Theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Pháp lệnh
Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thì: “… Người kháng cáo theo thủ tục
phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm trong thời hạn kháng
cáo; Nếu trong thời hạn đó mà không nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm
thì coi như không kháng cáo…, trừ trường hợp có lý do chính đáng”. Thực
tiễn cho thấy trong phần quyết định của các bản án dân sự sơ thẩm chỉ
ghi quyền kháng cáo mà không ghi “nếu có kháng cáo thì phải nộp 50.000đ
tiền tạm ứng án phí phúc thẩm trong thời hạn kháng cáo”. Như vậy trong
các bản án dân sự sơ thẩm không ghi vấn đề này có phải là thiếu sót hay
không? Đề nghị hướng dẫn có cần phải ghi thêm việc phải nộp 50.000đ tiền
tạm ứng án phí phúc thẩm trong phần quyết định của bản án dân sự sơ
thẩm hay không?
Khon 2 Điều 53 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự quy định:
Khon 2 Điều 53 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự quy định:
“Trong bản án Hội đồng xét xử trình bày đầy đủ nội
dung vụ án, những tình tiết đã được chứng minh, những chứng cứ, căn cứ
pháp luật mà Toà án dựa vào để giải quyết các vấn đề trong vụ án, quyết
định của Toà án về giải quyết vụ án, về án phí và quyền kháng cáo của
các đương sự… Đối với các quyết định về cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại
về tính mạng, sức khoẻ, trả tiền công lao động, cấm hoặc buộc phải thực
hiện hành vi nhất định thì Hội đồng xét xử có thể quyết định cho thi
hành ngay”. Như vậy, theo khoản 2 Điều 53 này thì Tòa án chỉ phải ghi
trong phần quyết định của bản án dân sự sơ thẩm quyền kháng cáo (ai có
quyền kháng cáo, thời hạn kháng cáo và đối tượng kháng cáo) mà không
phải ghi hậu quả của việc không nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, nếu
có kháng cáo; do đó, trong các bản án dân sự sơ thẩm không ghi hậu quả
của việc không nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm là đúng với quy định
của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự mà không phải là thiếu
sót.
Để bảo đảm cho các đương sự thực hiện được quyền
kháng cáo theo đúng quy định của pháp luật tại Phần VII Nghị quyết số
03/HĐTP ngày 19-10-1990 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
“Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các
vụ án dân sự” đã hướng dẫn:
“Các đương sự phải chịu án phí theo quy định của pháp
luật, cho nên ngay sau khi nhận đơn khởi kiện của đương sự, Toà án phải
giải thích cho họ biết về chế độ án phí, về việc họ phải nộp tiền tạm
ứng án phí thì Toà án mới thụ lý vụ án để giải quyết; giải thích ngay
cho tất có các đương sự biết có việc nếu họ kháng cáo theo thủ tục phúc
thẩm thì họ phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm trong thời hạn 15
ngày kể từ ngày tuyên án sơ thẩm và hậu quả của việc không nộp tiền tạm
ứng án phí phúc thẩm trong thời hạn đó” (Mục 2) và “Người kháng cáo
không nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm trong thời hạn kháng cáo (trừ
trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm), mặc dù đã được
Toà án giải thích, nhắc nhở, thì coi như không kháng cáo và Toà án cấp
sơ thẩm không phải gửi hồ sơ lên Toà án cấp phúc thẩm, nhưng trong hồ sơ
phải phn ánh rõ việc giải thích, nhắc nhở đó.” (Mục 3).
13. Một người có hành vi phạm tội đã bị khởi tố
bị can, nhưng bỏ trốn. có quan điều tra đã ra quyết định truy nã, nhưng
đã hơn hai năm vẫn không có kết qu. Người có quyền, lợi ích liên quan
như Ngân hàng là chủ nợ có đơn yêu cầu Toà án tuyên bố người bị truy nã
đó mất tích để xử lý khoản nợ theo quy định của pháp luật hoặc người vợ
(hay người chồng) có đơn yêu cầu Toà án tuyên bố người bị truy nã đó mất
tích đồng thời xin ly hôn với người đó thì Toà án có thụ lý vụ án hay
không? Nếu thụ lý vụ án thì hướng giải quyết vụ án đó như thế nào?
Theo quy định tại Điều 36 Pháp lệnh Thủ tục giải
quyết các vụ án dân sự, thì trường hợp này không thuộc một trong những
trường hợp Toà án trả lại đơn khởi kiện; do đó, Toà án phải thụ lý vụ án
theo quy định tại Điều 37 của Pháp lệnh này. Việc giải quyết vụ án về
tuyên bố một người mất tích trong trường hợp này cũng được thực hiện
theo thủ tục chung có nghĩa là phải theo đúng các quy định tại khoản 1
Điều 88 Bộ luật dân sự, các quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết
các vụ án dân sự và hướng dẫn tại Mục III Nghị quyết số 03/HĐTP ngày
19-10-1990 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao “Hướng dẫn áp
dụng một số quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự”.
Trong trường hợp người vợ (hoặc người chồng) của người bị Toà án tuyên
bố mất tích xin ly hôn, thì căn cứ vào khoản 2 Điều 88 Bộ luật dân sự và
khoản 2 Điều 89 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Toà án giải quyết
cho ly hôn. Đối với chia tài sản chung của vợ chồng, việc nuôi dưỡng
giáo dục con và việc quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích, thì
Toà án áp dụng các quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000,
Điều 89 Bộ luật dân sự để giải quyết.
14. có hai vợ chồng đều có đơn xin ly hôn, Tòa án
đã thụ lý và tiến hành hoà giải để hai bên trở về đoàn tụ với nhau,
nhưng không thành. có hai bên đều xin được ly hôn và thoả thuận được với
nhau về việc chia tài sản chung, việc trông nom nuôi dưỡng giáo dục
con. Toà án đã lập biên bản về việc có hai bên thật sự tự nguyện ly hôn
và về việc các đương sự thoả thuận được với nhau về việc chia tài sản
chung, việc trông nom, nuôi dưỡng giáo dục con. Trong thời hạn 15 ngày,
một trong hai bên đương sự thay đổi ý kiến về việc chia tài sản chung và
yêu cầu Toà án giải quyết. Vậy trong trường hợp này Toà án phải giải
quyết như thế nào? Toà án có được tách phần tự nguyện xin ly hôn và ra
quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự về mặt tình cm (ly
hôn) hay không? Toà án có được tiếp tục tiến hành hoà giải về việc chia
tài sản chung hay không?
Theo hướng dẫn tại điểm 2 Mục II Nghị quyết số
03/HĐTP ngày 19-10-1990 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
“Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các
vụ án dân sự” thì “hoà giải cũng là một thủ tục bắt buộc khi có hai vợ
chồng có đơn xin thuận tình ly hôn; do đó, nếu Toà án đã hoà giải để hai
bên đương sự trở về đoàn tụ với nhau, nhưng họ vẫn kiên quyết xin ly
hôn, thì Toà án lập biên bản hoà giải đoàn tụ không thành, sau đó lập
biên bản về sự thoả thuận của các đương sự về thuận tình ly hôn, phân
chia tài sản và nuôi con…Việc ra quyết định công nhận sự thoả thuận của
các đương sự hoặc quyết định đưa vụ án ra xét xử trong các trường hợp
này cũng được thực hiện theo hướng dẫn trên” (Xem cuốn Các văn bản về
hình sự, dân sự và tố tụng; Toà án nhân dân tối cao xuất bản năm 1992;
tr.292). Theo hướng dẫn tại đoạn 1 điểm 2 này cũng như quy định tại
khoản 2 Điều 44 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thì “trong
thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành mà có đương sự
thay đổi ý kiến…thì Toà án đưa vụ án ra xét xử”. Mặt khác theo tinh
thần quy định tại Điều 90 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì khi
thuận tình ly hôn các bên phải có thoả thuận việc chia tài sản chung,
việc trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con, Toà án mới công nhận thuận
tình ly hôn. Như vậy, trong trường hợp trên đây mặc dù chỉ có một đương
sự thay đổi ý kiến về việc chia tài sản chung thì Toà án cũng không được
tách phần thuận tình ly hôn để ra quyết định công nhận thuận tình ly
hôn mà Toà án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung và
tất có các vấn đề đều được giải quyết trong bản án của Tòa án.
15. Anh A xin ly hôn chị B, Toà án thụ lý vụ án
và tiến hành hoà giải. Tại phiên hoà giải anh A nhất trí về đoàn tụ với
chị B. Trong trường hợp này, Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ
án ngay sau khi các đương sự thoả thuận được với nhau hay sau 15 ngày,
kể từ ngày lập biên bản về việc các đương sự thoả thuận được với nhau.
Toà án ra quyết định gì và vào thời điểm nào là hoàn toàn phụ thuộc vào nội dung của việc “anh A nhất trí với chị B”; cụ thể là:
a- Nếu tại phiên hoà giải mà anh A nhất trí về đoàn
tụ với chị B và rút đơn xin ly hôn, thì Toà án lập biên bản về việc anh A
rút đơn xin ly hôn và áp dụng điểm 2 Điều 46 Pháp lệnh Thủ tục giải
quyết các vụ án dân sự ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án.
b- Nếu tại phiên hoà giải mà anh A nhất trí về đoàn
tụ với chị B nhưng không rút đơn xin ly hôn mà thoả thuận cùng chị B về
đoàn tụ với nhau trên có sở hoà giải của Toà án, thì theo quy định tại
khoản 2 Điều 44 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự Toà án lập
biên bản hoà giải thành. Trong trường hợp này trong thời hạn 15 ngày kể
từ ngày lập biên bản hoà giải thành, đương sự không thay đổi ý kiến,
thì Toà án ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự. Quyết
định này có hiệu lực pháp luật.
16. Về nội dung hoà giải và thành phần tham gia
hoà giải trong vụ án về ly hôn (vợ hoặc chồng có đơn xin ly hôn hoặc có
hai vợ chồng xin ly hôn), còn có ý kiến khác nhau.
Theo một số Toà án hiểu thì mục đích của việc hoà giải là để hai bên đương sự về đoàn tụ với nhau; do đó, nội dung hòa giải là phân tích, khuyên nhủ để vợ chồng về đoàn tụ với nhau và thành phần mà Toà án triệu tập để hoà giải là nguyên đơn và bị đơn trong vụ kiện (vợ và chồng). Một số Viện kiểm sát nhân dân cho rằng nội dung và thành phần tham gia hoà giải như trên là chưa đầy đủ. Theo ý kiến của Viện kiểm sát thì việc hoà giải mà Toà án phải tiến hành bao gồm có 3 nội dung: hoà giải về hôn nhân, nuôi con và phân chia tài sn; thành phần tham gia hoà giải ngoài nguyên đơn, bị đơn (vợ chồng) còn phải có mặt người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (chủ nợ hoặc con nợ).
Đề nghị Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn: Việc hòa giải trong vụ kiện ly hôn bao gồm những vấn đề gì và nội dung nào? Thành phần tham gia hoà giải gồm những ai?
Theo một số Toà án hiểu thì mục đích của việc hoà giải là để hai bên đương sự về đoàn tụ với nhau; do đó, nội dung hòa giải là phân tích, khuyên nhủ để vợ chồng về đoàn tụ với nhau và thành phần mà Toà án triệu tập để hoà giải là nguyên đơn và bị đơn trong vụ kiện (vợ và chồng). Một số Viện kiểm sát nhân dân cho rằng nội dung và thành phần tham gia hoà giải như trên là chưa đầy đủ. Theo ý kiến của Viện kiểm sát thì việc hoà giải mà Toà án phải tiến hành bao gồm có 3 nội dung: hoà giải về hôn nhân, nuôi con và phân chia tài sn; thành phần tham gia hoà giải ngoài nguyên đơn, bị đơn (vợ chồng) còn phải có mặt người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (chủ nợ hoặc con nợ).
Đề nghị Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn: Việc hòa giải trong vụ kiện ly hôn bao gồm những vấn đề gì và nội dung nào? Thành phần tham gia hoà giải gồm những ai?
Việc xác định những vấn đề gì cần phải tiến hành hoà
giải, nội dung hoà giải như thế nào và ai phải có mặt khi hoà giải trong
các vụ án ly hôn phải tuỳ vào từng trường hợp cụ thể.
a. Về những vấn đề gì cần phải tiến hành hoà giải
Theo tinh thần quy định tại Điều 43 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, thì trong quá trình giải quyết vụ án Toà án tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết tất có những vấn đề mà một hoặc các bên đương sự có yêu cầu Toà án giải quyết, trừ các việc Toà án không được tiến hành hoà giải quy định tại các điểm 1, 2, 3 và 4 Điều 43 này. Tuy nhiên, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà Toà án quyết định tiến hành hoà giải việc gì trước và hoà giải việc gì sau.
Ví dụ 1: Vợ hoặc chồng có đơn xin ly hôn hoặc có hai vợ chồng đều có đơn xin ly hôn và yêu cầu Toà án giải quyết việc chia tài sn, cũng như việc trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con, thì trước hết Toà án tiến hành hoà giải để hai bên trở về đoàn tụ với nhau; nếu hai bên đồng ý trở về đoàn tụ với nhau, thì Toà án không phải tiến hành hoà giải các vấn đề khác còn lại; nếu một trong hai bên hoặc có hai bên kiên quyết xin ly hôn, thì Toà án tiến hành hoà giải các vấn đề khác còn lại với nội dung trong trường hợp Toà án xử cho ly hôn hay công nhận cho thuận tình ly hôn thì các đương sự thoả thuận việc chia tài sản như thế nào, việc trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con như thế nào?
Theo tinh thần quy định tại Điều 43 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, thì trong quá trình giải quyết vụ án Toà án tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết tất có những vấn đề mà một hoặc các bên đương sự có yêu cầu Toà án giải quyết, trừ các việc Toà án không được tiến hành hoà giải quy định tại các điểm 1, 2, 3 và 4 Điều 43 này. Tuy nhiên, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà Toà án quyết định tiến hành hoà giải việc gì trước và hoà giải việc gì sau.
Ví dụ 1: Vợ hoặc chồng có đơn xin ly hôn hoặc có hai vợ chồng đều có đơn xin ly hôn và yêu cầu Toà án giải quyết việc chia tài sn, cũng như việc trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con, thì trước hết Toà án tiến hành hoà giải để hai bên trở về đoàn tụ với nhau; nếu hai bên đồng ý trở về đoàn tụ với nhau, thì Toà án không phải tiến hành hoà giải các vấn đề khác còn lại; nếu một trong hai bên hoặc có hai bên kiên quyết xin ly hôn, thì Toà án tiến hành hoà giải các vấn đề khác còn lại với nội dung trong trường hợp Toà án xử cho ly hôn hay công nhận cho thuận tình ly hôn thì các đương sự thoả thuận việc chia tài sản như thế nào, việc trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con như thế nào?
Ví dụ 2: Một hoặc hai bên đã kết hôn trái pháp luật
có yêu cầu Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc chia
tài sản chung của họ và việc trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con, thì
Toà án không được tiến hành hoà giải yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp
luật, nhưng Toà án vẫn phải tiến hành hoà giải với nội dung trong trường
hợp Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật thì các đương sự thoả thuận
việc chia tài sản như thế nào và việc trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục
con như thế nào?
b. Về nội dung hoà giải
Việc hoà giải các vấn đề khác nhau có nội dung khác
nhau. Tuy nhiên, có thể khái quát nội dung của hoà giải là bằng sự có
mặt của người Thẩm phán, các bên đương sự trình bày những lý do mà họ
phải yêu cầu Toà án giải quyết. Trên có sở đó Thẩm phán hỏi ý kiến của
các bên; phân tích các quy định của pháp luật; những mặt được của việc
các bên thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vấn đề đó; hậu quả
pháp lý của việc Toà án phải quyết định…Có thể nói nội dung hoà giải và
kết quả của việc hoà giải phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, kỹ năng
nghiệp vụ của người Thẩm phán.
c. Về thành phần tham gia hoà giải
Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Pháp lệnh Thủ tục
giải quyết các vụ án dân sự thì: “nguyên đơn, bị đơn, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan phải có mặt khi hoà giải”. Tuy nhiên, trong khi
hoà giải về ly hôn mà có người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (chủ nợ
hoặc con nợ của vợ chồng) thì cần phân biệt như sau:
- Nếu giữa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (chủ nợ hoặc con nợ) với vợ chồng đã tự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết quyền, nghĩa vụ của các bên, thì không cần phải tiến hành hoà giải giữa vợ chồng với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (chủ nợ hoặc con nợ).
- Nếu giữa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (chủ nợ hoặc con nợ) với vợ chồng không thoả thuận được với nhau về việc giải quyết quyền, nghĩa vụ của các bên thì cần phân biệt là trong vụ án này có hai nhóm quan hệ: nhóm quan hệ giữa vợ, chồng và nhóm quan hệ giữa vợ chồng với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (chủ nợ hoặc con nợ). Mặt khác, nhóm quan hệ giữa vợ chồng là quan hệ nhân thân; do đó, không tiến hành hoà giải hai nhóm quan hệ này trong cùng một phiên hoà giải. Nếu thuộc trường hợp có điều kiện tiến hành hoà giải thì cần tiến hành hoà giải việc giải quyết quyền, nghĩa vụ giữa vợ chồng với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (chủ nợ hoặc con nợ) trong một phiên hoà giải khác.
- Nếu giữa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (chủ nợ hoặc con nợ) với vợ chồng đã tự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết quyền, nghĩa vụ của các bên, thì không cần phải tiến hành hoà giải giữa vợ chồng với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (chủ nợ hoặc con nợ).
- Nếu giữa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (chủ nợ hoặc con nợ) với vợ chồng không thoả thuận được với nhau về việc giải quyết quyền, nghĩa vụ của các bên thì cần phân biệt là trong vụ án này có hai nhóm quan hệ: nhóm quan hệ giữa vợ, chồng và nhóm quan hệ giữa vợ chồng với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (chủ nợ hoặc con nợ). Mặt khác, nhóm quan hệ giữa vợ chồng là quan hệ nhân thân; do đó, không tiến hành hoà giải hai nhóm quan hệ này trong cùng một phiên hoà giải. Nếu thuộc trường hợp có điều kiện tiến hành hoà giải thì cần tiến hành hoà giải việc giải quyết quyền, nghĩa vụ giữa vợ chồng với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (chủ nợ hoặc con nợ) trong một phiên hoà giải khác.
V. Về hành chính.
1. Trong trường hợp có nhiều người khiếu kiện đến
Toà án đối với một quyết định hành chính trong việc áp dụng biện pháp
buộc tháo dỡ nhà ở… (khon 2 Điều 11 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ
án hành chính), thì có thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án hay không,
nếu tất có những người này không khiếu nại đến người có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại tiếp theo?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Pháp lệnh Thủ tục
giải quyết các vụ án hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung), thì trong
trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính không
được giải quyết hoặc trong trường hợp khiếu nại quyết định hành chính,
hành vi hành chính, khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ,
công chức đã được giải quyết lần đầu, nhưng người khiếu nại không đồng
ý, thì họ có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại tiếp theo hoặc khiếu kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền.
Theo điểm a khoản 1 Điều 13 này chỉ trong trường hợp có nhiều người,
trong đó có người khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền,
có người khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết tiếp theo (cùng
đối với một quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính), thì việc
giải quyết mới thuộc thẩm quyền của người có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại tiếp theo; do đó, trong trường hợp có nhiều người khiếu kiện đến
Toà án đối với một quyết định hành chính trong việc áp dụng biện pháp
buộc tháo dỡ nhà ở… mà không có ai khiếu nại đến người có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại tiếp theo hoặc trong trường hợp có nhiều người đều
khiếu kiện đến Toà án đối với một quyết định hành chính trong việc áp
dụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở…đồng thời đều khiếu nại đến người có
thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo, thì việc giải quyết khiếu
kiện đó thuộc thẩm quyền của Toà án.
2. Đề nghị giải đáp cụm từ: “… vì những trở ngại
khách quan khác” mà người khởi kiện không khởi kiện được trong thời hạn
quy định tại khoản 2 Điều 30 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành
chính.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Pháp lệnh Thủ tục
giải quyết các vụ án hành chính thì những trường hợp được coi là trở
ngại khách quan là những trường hợp vì ốm đau, thiên tai, địch hoạ, đi
công tác, học tập ở nơi xa. Ngoài ra trong thực tế còn có những trở ngại
khác; ví dụ: do nhu cầu chiến đấu và phục vụ chiến đấu nơi xa; do yêu
cầu của công tác đặc biệt không được liên lạc với bên ngoài; do bị một
tổ chức tội phạm bắt cóc… cũng được coi là trở ngại khách quan mà trong
điều luật không thể liệt kê cụ thể hết được cho nên mới dùng cụm từ “trở
ngại khách quan khác”. Tham kho Từ điển Tiếng Việt thì “khách quan” là
cái tồn tại bên ngoài không phụ thuộc vào ý thức, ý chí của con người…
và “trở ngại” là cái gây khó khăn, cái làm cn trở. Như vậy, có thể hiểu
“trở ngại khách quan” là những khó khăn, cn trở tồn tại bên ngoài không
phụ thuộc vào ý thức, ý chí của con người. Ngoài những trở ngại khách
quan được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 30 Pháp lệnh Thủ tục giải
quyết các vụ án hành chính, thì bất cứ một trở ngại nào đáp ứng các điều
kiện này đều có thể được Toà án chấp nhận là “trở ngại khách quan khác”
và thời gian có trở ngại khách quan đó không tính vào thời hiệu khởi
kiện.
3. Người ra quyết định hành chính bị khiếu kiện
đã chuyển công tác đi nơi khác hoặc do chia tách huyện, tách tỉnh không
còn ở huyện, tỉnh cũ hoặc về hưu, thì xác định tư cách “người bị kiện”
như thế nào? Toà án nơi xảy ra khiếu kiện hay Toà án nơi người đã ra
quyết định cư trú (hay công tác) có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện
này?
Cần chú ý là người có thẩm quyền trong có quan hành
chính nhà nước quy định tại Điều 4 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ
án hành chính là người có chức vụ, chức danh cụ thể và theo quy định của
pháp luật thì người có chức vụ, chức danh đó mới có thẩm quyền ra quyết
định hành chính hoặc có hành vi hành chính. Mặc dù một quyết định hành
chính hoặc một hành vi hành chính do một người cụ thể (Nguyễn Văn A,
Nguyễn Văn B…) ký hoặc thực hiện, nhưng việc người đó ký quyết định hành
chính hoặc thực hiện hành vi hành chính đó phải dưới danh nghĩa một
chức vụ, chức danh có thẩm quyền (ví dụ: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
huyện…, Trưởng Công an phường…); do đó, chỉ có thể gọi quyết định hành
chính đó, hành vi hành chính đó của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân… của Trưởng
Công an phường… mà không thể gọi quyết định hành chính đó, hành vi hành
chính đó của một người cụ thể (Nguyễn Văn A, Nguyễn Văn B…). Vì vậy,
trong trường hợp người ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành
chính đã chuyển công tác đi nơi khác hoặc về hưu… mà quyết định hành
chính hoặc hành vi hành chính đó bị khiếu kiện, thì người được bầu, được
cử, được bổ nhiệm… thay chức vụ, chức danh của người đó phải kế thừa
quyền và nghĩa vụ, có nghĩa họ chính là người bị kiện.
Trên có sở xác định người bị kiện như trên, căn cứ
vào quy định tại Điều 12 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành
chính để tuỳ từng trường hợp cụ thể mà xác định Toà án nào có thẩm quyền
giải quyết vụ án hành chính đó.
VI. Về lao động.
Trong một doanh nghiệp Nhà nước có việc lập quỹ trái
phép. Người lao động được giao nhiệm vụ quản lý quỹ trái phép đã chiếm
đoạt tiền trong quỹ trái phép đó, nên đã bị doanh nghiệp ra quyết định
xử lý kỷ luật bằng hình thức sa thi. Vậy quyết định xử lý kỷ luật của
doanh nghiệp là đúng hay sai?
Mặc dù là quỹ trái phép nhưng vẫn là tài sản của Nhà
nước; do đó, hành vi chiếm đoạt tiền trong quỹ trái phép của người được
giao trách nhiệm quản lý là hành vi tham ô. Căn cứ vào điểm a khoản 1
Điều 85 Bộ luật lao động, thì doanh nghiệp có quyền xử lý kỷ luật người
lao động bằng hình thức sa thi.
Trên đây là những giải đáp của Toà án nhân dân tối
cao về một số vấn đề vướng mắc trong thực tiễn công tác của Toà án.
Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề gì chưa cụ thể hoặc chưa phù hợp
với thực tiễn, đề nghị phn ánh cho Toà án nhân dân tối cao để có hướng
dẫn bổ sung hoặc sửa đổi.
Nơi nhận: TM. Hội đồng thẩm phán
- Như trên; Toà án nhân dân tối cao
- Các đồng chí Thẩm phán TANDTC; Chánh án
- Lưu VP, Viện KHXX (TANDTC).
- Như trên; Toà án nhân dân tối cao
- Các đồng chí Thẩm phán TANDTC; Chánh án
- Lưu VP, Viện KHXX (TANDTC).
Trịnh Hồng Dương
0 comments:
Post a Comment