ĐẶNG TRUNG HÀ – Vụ pháp luật quốc tế và hợp tác quốc tế- Bộ Tư pháp
Trong bối cảnh hiện nay, tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài ngày càng nhiều hơn. Tương trợ t ư pháp (trong đó có tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự) là một công cụ trợ giúp hữu hiệu để giải quyết tranh chấp đó. Tuy nhiên, còn khá nhiều việc phải làm trong lĩnh vực này. Bài viết chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động tương trợ tư pháp những năm qua và đề xuất ban hành Pháp lệnh về tương trợ tư pháp, đồng thời tăng cường đàm phán, ký kết, tham gia các điều ước quốc tế.
1. Cơ sở pháp lý bảo đảm thực hiện tương trợ tư pháp quốc tế giữa Việt Nam và các nước
Tương trợ tư pháp quốc tế là việc các
quốc gia (chủ yếu thông qua Toà án và các cơ quan tư pháp) giúp đỡ, hỗ
trợ nhau về các vấn đề tư pháp (bao gồm cả dân sự và hình sự). Trong
lĩnh vực dân sự, chủ yếu là hoạt động uỷ thác tư pháp giữa các cơ quan
tư pháp các nước nhằm giúp đỡ nhau thực hiện một số công việc có liên
quan đến hoạt động tố tụng như: tống đạt giấy tờ, lấy lời khai, điều tra
thu thập chứng cứ.
Việc thực hiện tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước
Trước hết dựa trên cơ sở các hiệp định song phơng về tương trợ tư pháp
. . Trước năm 1992, khi còn tồn tại Liên
Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã ký kết 06 Hiệp
định tương trợ tư pháp với các nước là: CHDC Đức, Liên Xô, Tiệp Khắc,
CuBa, Hungary, Bungary. Đến nay, Hiệp định với CHDC Đức đã hết hiệu lực,
Hiệp định với Liên Xô được Liên bang Nga kế thừa (mặc dù giữa Việt Nam
và Liên bang Nga đã ký Hiệp định mới nhưng Hiệp định mới này hiện cha có
hiệu lực), Hiệp định với Tiệp Khắc được cả Séc và Xlôvakia kế thừa. Nội
dung của các Hiệp định được ký trong giai đoạn này về cơ bản tương đối
giống nhau. Các Hiệp định này đều điều chỉnh một cách tổng thể hai mảng
quan hệ, đó là tương trợ tư pháp giữa các cơ quan tư pháp các nước ký
kết và phơng pháp thống nhất các quy tắc chọn pháp luật áp dụng để giải
quyết xung đột luật và quy tắc xác định thẩm quyền của cơ quan tư pháp
trong việc giải quyết các vấn đề dân sự, lao động, hôn nhân gia đình và
hình sự. Sau năm 1992, kể từ khi có Hiến pháp mới cho đến nay, Việt Nam
đã ký thêm 9 Hiệp định tương trợ tư pháp với các nước là: Ba Lan, Lào,
Trung Quốc,
Liên bang Nga, Pháp, Ucraina, Mông Cổ,
Belarus, CHDCND Triều Tiên. Các Hiệp định tương trợ tư pháp trong giai
đoạn này so với giai đoạn trước được ký với những nước có chế độ chính
trị đa dạng hơn, nội dung của các Hiệp định cũng không giống nhau. Trong
khi các Hiệp định ký với Ba Lan, Ucraina, Mông Cổ, Belarus, CHDCND
Triều Tiên có phạm vi điều chỉnh tổng thể nh các Hiệp định giai đoạn
trước năm 1992, thì Hiệp định ký với Pháp và Trung Quốc chỉ điều chỉnh
các vấn đề tương trợ tư pháp giữa các cơ quan tư pháp hai nước mà không
quy định về vấn đề chọn pháp luật áp dụng giải
quyết xung độtư pháp luật cũng nh dẫn độ
tội phạm. Đối với các nước cha ký với Việt Nam Hiệp định tương trợ tư
pháp, việc thực hiện các tương trợ tư pháp về dân sự được thực hiện theo
nguyên tắc có đi có lại.
Điều 85 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các
vụ án dân sự năm 1989 quy định Toà án Việt Nam sẽ hợp tác với toà án
nước ngoài trong việc thực hiện tương trợ tư pháp trên cơ sở bình đẳng
và cùng có lợi. Toà án Việt Nam sẽ chấp nhận thực hiện các yêu cầu tương
trợ tư pháp của Toà án nước ngoài nếu yêu cầu tương trợ tư pháp đó
không trái với trật tự xã hội và không làm phương hại đến an ninh của
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thực tế cho thấy, các vụ việc
có yếu tố nước ngoài có được giải quyết một cách ổn thoả tại Toà án hoặc
cơ quan trọng tài của một nước hay không, còn phụ thuộc vào kết quả
thực hiện uỷ thác tư pháp của quốc gia được yêu cầu. Nếu nh quốc gia
được yêu cầu từ chối thực hiện uỷ thác tư pháp, thì rõ ràng các vụ việc
đó sẽ không được giải quyết phù hợp với pháp luật. Hay nói cách khác,
lợi ích chính đáng của các bên trong trờng hợp này sẽ không được bảo vệ
một cách khách quan. Do đó, việc Toà án và các cơ quan tư pháp khác của
Việt Nam thực hiện uỷ thác tư pháp quốc tế theo yêu cầu của phía nước
ngoài, kể cả khi không có điều ước quốc tế nh đã trình bày trên đây là
việc làm cần thiết nhằm bảo vệ trước hết là quyền lợi của công dân Việt
Nam trong vụ việc do phía nước ngoài yêu cầu.
2. Thực trạng hoạt động tương trợ tư pháp quốc tế trong lĩnh vực dân sự.
1. Tình hình thực hiện
Thực tiễn hoạt động tương trợ tư pháp ở nước ta nhiều năm qua cho thấy, uỷ thác tư pháp về dân sự thường bao gồm:
a) tống đạt cho đơng sự giấy gọi ra Toà, quyết định của Toà án hay các giấy tờ khác;
b) lấy lời khai của các bị đơn và nhân chứng;
c) thu thập chứng cứ;
d) xác minh địa chỉ;
e) trng cầu giám định v.v…
Việc thực hiện uỷ thác tư pháp quốc tế về
dân sự ở Việt Nam trong các năm qua cho thấy, mặc dù chúng ta còn thiếu
văn bản pháp luật quy định về vấn đề này, song các cơ quan nhà nước đã
cố gắng thực hiện một khối lợng lớn công việc uỷ thác tư pháp theo yêu
cầu của các nước đã ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp, cũng nh các nước
cha ký Hiệp định này. Nếu như trong những năm 80, số lượng uỷ thác tư
pháp về dân sự của nước ngoài yêu cầu ta thực hiện chỉ chiếm khoảng trên
100 vụ/năm, thì từ năm 1997 đến nay, số lợng uỷ thác loại này tăng lên
rất nhiều (trung bình khoảng trên 300 vụ/1 năm).
Riêng năm 2001, số lợng các uỷ thác về
dân sự đã là hơn 600 vụ, trong đó chủ yếu là các uỷ thác về tống đạt
giấy tờ và lấy lời khai đơng sự là ngời nước ngoài trong vụ kiện ly hôn
do Toà án nước ta yêu cầu, đặc biệt là đối với Đài Loan.
Phạm vi uỷ thác tư pháp thờng bao gồm các loại vụ việc chính sau:
Thứ nhất, các uỷ thác tư pháp do Toà án nước ngoài yêu cầu Toà án Việt Nam thực hiện.
Uỷ thác tống đạt giấy tờ và lấy lời khai
đơng sự trong vụ kiện truy nhận cha và cấp dỡng nuôi con là loại uỷ thác
chiếm đa số trong những năm 80 và nửa đầu 90 (khoảng trên 100 vụ/năm),
chủ yếu do các nước Đông Âu và Cộng hoà Liên bang Đức chuyển cho ta.
Ngoài ra, trong năm 1999 đã phát sinh loại việc mới là phía Séc yêu cầu
Toà án nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện giám định nhóm máu để xác
định cha cho con. Đây là loại việc đòi hỏi chi phí khá cao. Uỷ thác tống
đạt giấy tờ liên quan đến các vụ ly hôn (khoảng trên 50 vụ/năm) là loại
việc đang phát sinh ngày một nhiều, chủ yếu do các Toà án của CHLB Đức,
Séc, Xlôvakia, Nga yêu cầu. Ngoài ra, uỷ thác tống đạt giấy tờ về vụ
kiện thơng mại (hợp đồng mua bán hàng hoá) cũng là loại việc mới phát
sinh trong những năm gần đây.
Thứ hai, uỷ thác tư pháp do Toà án Việt Nam yêu cầu Toà án nước ngoài và Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài thực hiện.
Uỷ thác tống đạt giấy tờ và lấy lời khai
của đơng sự là công dân Việt Nam đang c trú ở nước ngoài trong vụ kiện
ly hôn là loại việc chiếm số (khoảng 70% vụ việc do Toà án Việt Nam yêu
cầu). Trong thời gian gần đây số lợng các uỷ thác tống đạt giấy tờ và
lấy lời khai đối với bị đơn là công dân nước ngoài trong các vụ án ly
hôn cũng gia tăng rất nhanh. Ngoài ra, các uỷ thác về việc lấy lời khai
của đơng sự là công dân Việt Nam đang c trú ở nước ngoài trong các vụ
kiện dân sự do Toà án trong nước xét xử (đòi thừa kế, chia tài sản, thay
đổi họ tên…) cũng đang có xu hớng tăng lên (khoảng 10 vụ/năm).
Trong các năm qua, Toà án nhân dân thành
phố Hà Nội và Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh là hai nơi thực hiện
nhiều nhất các uỷ thác tư pháp của nước ngoài, cũng là nơi đã yêu cầu
Toà án nước ngoài và Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài thực hiện uỷ thác
nhiều nhất (chiếm 80% vụ việc uỷ thác của Toà án trong nước ra nước
ngoài). Riêng trong năm 1999, Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã
có khoảng 70 vụ việc uỷ thác ra nước ngoài liên quan đến việc đòi ly hôn
giữa công dân Việt Nam với ngời Đài Loan, nhng Toà án Đài Loan mới chỉ
thực hiện được 30 vụ việc do Toà án TP Hồ
Chí Minh yêu cầu. Điều này gây trở ngại không nhỏ đến thời hạn xét xử của Toà án Việt Nam.
2. Đánh giá về tình hình thực hiện
Nhìn chung, việc thực hiện các uỷ thác tư
pháp (với các nước đã ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp cũng như với
các nước chưa ký kết Hiệp định) trong những năm gần đây đã dần dần đi
vào nền nếp, đáp ứng các yêu cầu đặt ra. Tuy nhiên, đánh giá về những
tồn tại của công tác này, có thể nêu lên một số nhược điểm và nguyên
nhân cơ bản sau:
Một là, tiến độ thực hiện uỷ thác tư pháp, về cơ bản còn chậm so với yêu cầu.
Nguyên nhân chủ yếu là do các Toà án địa phơng cha có cán bộ chuyên
trách, thiếu phơng tiện đi lại, cha có biện pháp chế tài đối với bị đơn
không thi hành giấy gọi đến Toà án, do địa chỉ của đơng sự cần được tống
đạt giấy tờ và lấy lời khai không được chính xác. Các Toà án Việt Nam
thờng phải mất rất nhiều thời gian cho việc xác minh địa chỉ của đơng sự
ghi trong hồ sơ uỷ thác. Có những uỷ thác không thể thực hiện được do
không thể tìm được được địa chỉ của đơng sự, hoặc đơng sự đã chuyển nơi
ở, thậm chí có nhiều trường hợp đương sự vẫn đang sống bất hợp pháp tại
nước có Toà án gửi uỷ thác, hoặc đã trốn sang tỵ nạn tại các nước khác.
Thực trạng này xảy ra nhiều đối với các uỷ thác của Cộng hoà Séc trong
các vụ kiện truy nhận cha và cấp dưỡng nuôi con.
Hai là, về chất lợng thực hiện
uỷ thác, nhiều Toà án địa phơng còn cha thực hiện nghiêm túc theo đúng
hớng dẫn của Bộ Tư pháp tại Thông t số 163/HTQT ngày 25/3/1991 về việc
thực hiện uỷ thác tư pháp của Toà án nước ngoài. Bên cạnh đó, còn có Toà
án (nhất là các Toà án các tỉnh phía Nam) chưa quan tâm đúng mức đến
việc thực hiện uỷ thác tư pháp, trong hồ sơ thực hiện uỷ thác còn thiếu
giấy tờ theo hớng dẫn, biên bản tống đạt giấy tờ không được lập theo quy
định (không đầy đủ các chữ ký của Thẩm phán (chủ toạ), của cán bộ th
ký, của ngời nhận tống đạt và nhiều khi còn không có dấu
của Toà án). Đặc biệt, các Toà án còn cha
quan tâm thực hiện đúng quy định về thủ tục liên hệ với Toà án nước
ngoài và gửi hồ sơ cho Toà án nước ngoài. Mặc dù đã có hớng dẫn của Bộ
Tư pháp, nhưng nhiều trờng hợp Toà án không làm đúng theo hớng dẫn,
không có Công văn trả lời Toà án nước ngoài về kết quả thực hiện uỷ
thác. Trong hớng dẫn của Bộ Tư pháp cũng đã nêu rõ về tính hợp lệ và hợp
thức của một hồ sơ uỷ thác, nhng nhiều Toà án của ta cha quan tâm đến
vấn đề này.
Ba là, việc thực hiện uỷ thác tư
pháp do Toà án trong nước yêu cầu thông qua đại sứ quán Việt Nam ở nước
ngoài về việc tống đạt giấy tờ và lấy lời khai của công dân Việt Nam
đang tạm trú ở nước ngoài là đương sự trong các vụ kiện về dân sự, lao
động và hôn nhân gia đình, đã được Toà án trong nước xem xét và đang thụ
lý, nhìn chung giải quyết còn rất chậm. Phải thừa nhận rằng trong những
năm qua, đặc biệt là những năm gần đây, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao cũng
nh các Đại sứ quán, Lãnh sự quán Việt Nam ở các nước đã có nhiều cố
gắng, nỗ lực thực hiện các yêu cầu này và đã thu được những kết
quả khả quan, nếu so với những năm trước
đây. Tuy vậy, loại uỷ thác này ngày một nhiều, do đó việc thực hiện cần
phải được quan tâm nhiều hơn nữa mới đáp ứng được yêu cầu của các Toà án
trong nước, nhất là về mặt tiến độ thời gian (nhiều uỷ thác có khi phải
hơn 1 năm mới thực hiện được, trong khi đó Toà án bị phụ thuộc và khống
chế bởi thời hạn thụ lý và phải đa vụ án ra xét xử theo quy định của
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự).
Bốn là, trong 5 năm trở lại đây,
các vụ việc uỷ thác do Toà án nước ta đề nghị Toà án nước ngoài hỗ trợ
thực hiện các hành vi tư pháp ngày càng nhiều, nhất là đối với các nước
cha ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp (nh Đài Loan). Trong khi chúng ta
cha có văn bản quy phạm pháp luật trong nước quy định về trình tự, thủ
tục thực hiện uỷ thác tư pháp với các nước cha ký kết điều ước quốc tế
với nước ta, nên lâu nay các cơ quan của Việt Nam chỉ biết nhờ qua đờng
ngoại giao. Vì thế, tiến độ cũng như chất lượng thực hiện các uỷ thác
này từ phía Toà án nước ngoài (được yêu cầu) rất khác nhau vì pháp luật
các nước quy định khác nhau về vấn đề này, nhng thờng là kết quả rất
chậm, cha đáp ứng được yêu cầu của
Toà án trong nước.
3. Giải pháp về mặtư pháp lý
Một trong những nguyên nhân cơ bản đối
với những tồn tại nêu trên là hiện nay, chúng ta chưa có một văn bản quy
phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao (ở cấp luật, pháp lệnh) điều
chỉnh về hoạt động tương trợ tư pháp trong khi chúng ta ký kết ngày càng
nhiều các Hiệp định tương trợ tư pháp với các nước và thực tiễn hoạt
động uỷ thác tư pháp ngày càng phát triển. Đối với các nước đã ký Hiệp
định, Thông t liên bộ số 139/TT-LB ngày 12/3/1984 của Bộ Tư pháp – Viện
Kiểm sát nhân dân tối cao – Toà án nhân dân tối cao- Bộ Nội vụ- Bộ Ngoại
giao về việc thi hành Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn
đề dân sự, gia đình và hình sự đã ký giữa nước ta với Liên Xô và các
nước xã hội chủ nghĩa đã quá lỗi thời và không còn phù hợp với tình hình
mới. Đối với các nước cha ký Hiệp định, hoạt động này vẫn thực hiện
theo từng vụ việc cụ thể, không có cơ chế nhất quán.
Ban hành Pháp lệnh về tương trợ tư pháp quốc tế
Trong thời gian tới, theo chúng tôi, cần
thiết phải xây dựng Pháp lệnh về tương trợ tư pháp quốc tế, bởi vì đây
là một vấn đề rất rộng, cha được văn bản luật nào điều chỉnh, liên quan
đến chức năng, nhiệm vụ không chỉ của các cơ quan thuộc Chính phủ (Bộ Tư
pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công An…), các cơ quan chính quyền địa phơng mà
còn liên quan nhiều đến chức năng của các ngành Toà án, Kiểm sát. Việc
ban hành pháp lệnh của Uỷ ban thờng vụ Quốc hội sẽ có giá trị ràng buộc
(về nghĩa vụ pháp lý) đối với cả Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm
sát nhân dân tối cao trong việc thực hiện, đặc biệt là cơ chế phối hợp
giữa các bộ, ngành và sự chỉ đạo, hớng dẫn việc thực hiện các Hiệp định
tương trợ tư pháp đã ký kết. Nếu xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật
thấp hơn mức Pháp lệnh, ví dụ Nghị định của Chính phủ về tương trợ tư
pháp thì rõ ràng không đáp ứng được yêu cầu này, nhất là không thể quy
định nghĩa vụ thực hiện điều ước quốc tế cho Toà án nhân dân tối cao và
Viện kiểm sát nhân dân tối cao được. Ngược lại, nếu trong thời điểm hiện
nay, chúng ta xây dựng ngay một đạo luật về tương trợ tư pháp quốc tế
thì cũng không hợp lý, vì để xây dựng một đạo luật phức tạp này đòi hỏi
rất nhiều thời gian, công sức và cần được tính toán, cân nhắc kỹ càng,
thận trọng. Hơn thế nữa, Chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội đã
quá tải. Pháp lệnh tương trợ tư pháp cần điều chỉnh các nội dung cơ bản
sau đây:
- Nguyên tắc thực hiện tương trợ tư pháp
quốc tế: các cơ quan có thẩm quyền thực hiện tương trợ tư pháp quốc tế
trên cơ sở điều ước quốc tế được ký kết giữa Việt Nam với các nước;
trong trờng hợp không có điều ước quốc tế, thì tương trợ tư pháp được
thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại, trên cơ sở tôn trọng độc lập,
chủ quyền quốc gia và các bên cùng có lợi.
- Điều kiện thực hiện tương trợ tư pháp:
quy định những điều kiện cụ thể cho việc thực hiện tương trợ tư pháp (hồ
sơ, ngôn ngữ, thời hạn, chi phí…).
- Trình tự, thủ tục thực hiện tương trợ
tư pháp: quy định những thủ tục, trình tự thực hiện tương trợ tư pháp
theo yêu cầu của Toà án, cơ quan tư pháp nước ngoài tại Việt Nam, cũng
nh thủ tục thực hiện tương trợ tư pháp của Toà án, cơ quan tư pháp Việt
Nam tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước
ngoài.
- Yêu cầu đối với hồ sơ uỷ thác tư pháp quốc tế (giấy tờ, tài liệu, thủ tục về dịch văn bản, công chứng, hợp pháp hoá…).
- Quản lý nhà nước về công tác tương trợ
tư pháp quốc tế: nội dung quản lý nhà nước; hệ thống các cơ quan thực
hiện chức năng quản lý nhà nước; nhiệm vụ của Chính phủ, Toà án nhân dân
tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; trách nhiệm và cơ chế phối hợp
công tác giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, các Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ơng và cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt
Nam ở nước ngoài trong công tác quản lý nhà nước.
Tăng cường đàm phán, ký kết và tham gia các điều ước quốc tế
Việt Nam hiện mới ký kết được 14 Hiệp
định tương trợ tư pháp song phơng với các nước, trong khi đó nhiều nước
có đông ngời Việt làm ăn sinh sống và có nhu cầu về tương trợ tư pháp
cao nh: Hoa Kỳ, úc, Canađa… thì lại cha có Hiệp định. Điều này gây nhiều
khó khăn cho việc thực hiện tương trợ tư pháp. Trong thời gian tới,
song song với thúc đẩy công tác đàm phán, ký kết Hiệp định song phương,
Việt Nam cần tham gia vào một số Công ước đa phơng về vấn đề này. Việc
tham gia Công ước đa phương sẽ tạo thuận lợi, để có thể cùng một lúc hợp
tác tương trợ tư pháp với nhiều nước là thành viên của Công ước, mở
rộng phạm vi hợp tác mà không cần phải trực tiếp đàm phán với từng nước
một như điều ước song phương. Đối với hoạt động tương trợ tư pháp ở Việt
Nam hiện nay, theo chúng tôi, nước ta nên tham gia một số công ước nh:
Công ước LaHay năm 1956 về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp ra
nước ngoài; Công ước LaHay năm 1970 về thu thập chứng cứ cho các vụ kiện
dân sự và thơng mại… Đây là những công ước hiện có nhiều nước tham gia,
có phạm vi điều chỉnh liên quan các vụ việc uỷ thác tư pháp về tống đạt
giấy tờ cũng nh lấy lời khai, thu thập chứng cứ trong các vụ án dân sự –
một loại uỷ thác hiện đang chiếm đa số trong hoạt động tương trợ tư
pháp của các Toà án nước ta. Củng cố các cơ sở pháp lý đóng vai trò quan
trọng, tiên quyết đối với hoạt động tương trợ tư pháp quốc tế. Việc
hoàn thiện pháp luật nhằm giải quyết các vấn đề đang vớng mắc hiện nay
như: tổ chức bộ máy thực hiện tương trợ tư pháp, quy trình uỷ thác tư
pháp, cơ chế phối hợp, cơ chế hợp tác giữa Toà án Việt Nam và các nước…
Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác tương trợ
tư pháp quốc tế, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước,
cũng như khuyến khích các chủ thể của pháp luật tham gia ngày một nhiều
vào các quan hệ dân sự, kinh tế, thơng mại có yếu tố nước ngoài, với sự
yên tâm, tin tởng rằng các tranh chấp phát sinh giữa họ (nếu có) sẽ được
giải quyết một cách ổn thoả, thông qua sự trợ giúp hữu hiệu của hoạt
động tương trợ tư pháp./.
* Khái niệm \”dân sự \” ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả thơng mại, hôn nhân gia đình, lao động
SOURCE: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP SỐ 12/2002
0 comments:
Post a Comment