Đời sống văn hoá xã hội được trình bày dưới đây chủ yếu là xã hội cổ truyền của các tộc người Ê Đê và Gia Rai. Hiện nay, nhiều yếu tố của đời sống xã hội đó không còn tồn tại nữa.
Các tiểu gia đình cư trú trong mỗi ngăn buồng của
ngôi nhà dài hợp thành đại gia đình mẫu hệ Ê Đê. Trong mỗi ngăn buồng ấy
là một cặp vợ chồng (của chị, em gái) và những ai chưa lập gia đình
sinh sống. Người đàn bà cao tuổi nhất, có uy tín là người quản lý tài
sản, giải quyết các mối quan hệ trong nội bộ ngôi nhà dài. Còn người đàn
ông cao tuổi nhất, thường là chồng của người chị cả lo việc ngoài phạm
vi ngôi nhà dài, như mua voi, chiêng, ché và các đồ vật quý khác. Trong
việc trao đổi mua bán, người đàn ông có quyền quyết định, nhưng trước
khi có quyết định cuối cùng, ông ta phải được sự đồng ý của người đàn bà
chủ ngôi nhà dài (pô sang).
Thường ngày các tiểu gia đình ăn uống và làm rẫy
riêng. Nhưng khi có các công việc chung như nghi lễ, lễ hội thì mọi
người trong ngôi nhà dài cùng nhau lo việc và ăn uống chung. Cách ứng xử
của các thành viên trong gia tộc là kính trên nhường dưới.
Mỗi dòng họ (djuê) Ê Đê bao gồm 3 thành phần:
- Ana go gồm bà nội (dòng nữ), bác gái, mẹ, em gái, cháu gái, chắt gái, v.v. Nói chung, đó là giới nữ cùng họ với dăm dei.
- Ung rông, gồm chồng của bà nội, bác gái, mẹ, dì.
- Dăm dei, gồm những người cùng họ với ana govà được ana gogọi là bác trai, cậu, em trai, cháu trai.
Mỗi dòng họ (djuê) Ê Đê bao gồm 3 thành phần:
- Ana go gồm bà nội (dòng nữ), bác gái, mẹ, em gái, cháu gái, chắt gái, v.v. Nói chung, đó là giới nữ cùng họ với dăm dei.
- Ung rông, gồm chồng của bà nội, bác gái, mẹ, dì.
- Dăm dei, gồm những người cùng họ với ana govà được ana gogọi là bác trai, cậu, em trai, cháu trai.
Ana go, ung rông có nghĩa vụ và trách nhiệm đối với dăm dei như sau:
Khi dăm dei gặp hoạn nạn ana govà ung rông là người
phải giúp đỡ để người này qua cơn hoạn nạn. Trường hợp dăm dei ngoại
tình bị bắt quả tang, họ phải đứng ra lo việc phạt vạ và bồi thường theo
đúng luật tục. Ngày dăm dei đi lấy vợ, ana golo sắm cho dăm dei một cái
xà gạc, một cái cuốc, một cái rìu để anh ta có công cụ làm nương rẫy
nuôi vợ con và cha mẹ vợ. Khi dăm dei già yếu, không có ai nương tựa,
ông ta sẽ về ở với cháu gái. Lúc dăm dei chết, nếu vợ con và gia đình
đằng vợ chấp thuận, ana gosẽ mang thi thể dăm dei về phía họ mình để mai
táng.
Trong các lễ cúng cầu sức khoẻ cho ana govà ung
rông, cũng như nhiều lễ khác như lễ ăn cơm mới, lễ lên ở nhà mới, lễ thu
hoạch xong mùa màng, v.v… người ta đều có ché rượu to dành riêng cho
dăm dei, gọi là kpiê dăm dei. Khi nhà ung rông có mâu thuẫn, xích mích
trong nội bộ dòng họ, người ta chọn một thân gỗ chắc đẹp đặt ở bếp gian
khách (gah) – thường là ở nhà bà tổ – cho dăm dei dựa lưng trong thời
gian dàn xếp, hoà giải.
Trong xã hội mẫu quyền Ê Đê, dăm dei không có vai trò quan trọng trong gia đình vợ, nhưng đối với phía cha mẹ đẻ của mình, đặc biệt là đối với chị em gái, anh ta là người rất có quyền uy. Quyền uy đó cũng chỉ là sự biểu hiện của nhiệm vụ và trách nhiệm của dăm dei trong nội bộ dòng họ Ê Đê. Dưới đây là những công việc chính của dăm dei đối với dòng họ:
Khi ông bà, cha mẹ qua đời, nếu giữa ana govà ung rông xảy ra tranh chấp của cải, tài sản thì dăm dei đứng ra giải quyết, hoà giải trong nội bộ dòng họ. Nếu dăm dei không giải quyết được thì mới nhờ tới thầy xử kiện (pô phat kdi) xét xử theo luật tục. Tuy nhiên, hình thức xét xử theo tập quán pháp đối với hiện tượng này rất hiếm khi xảy ra.
Trường hợp ana goung rông xích mích, mâu thuẫn với hàng xóm, dăm dei đứng ra dàn xếp, hoà giải. Nếu xảy ra xung đột, hai bên không tự giải quyết được, phải nhờ tới thầy xử kiện phân xử, ana go ung rông thua kiện, dăm dei bắt họ đền bù của cải cho người thắng cuộc.
Khi con gái ana go lấy chồng, dăm dei thay mặt gia đình chị (hoặc em) gái, dòng họ mang vòng đồng đi hỏi chồng cho con gái chị (hoặc em) gái. Chị em gái của dăm dei muốn làm việc gì hệ trọng đều phải hỏi ý kiến của dăm dei. Các bà mẹ Ê Đê thường nói “cậu nói thế nào thì tôi nghe như thế”.
Buôn làng là hình thức xã hội cao nhất của xã hội Ê Đê cổ truyền, đôi khi vì mục đích hoặc quyền lợi nào đó giữa các làng thì cũ sẽ liên minh, nhưng chỉ là tạm thời.
Buôn làng của người Ê Đê thường được dựng ở gần sông suối để tiện khai thác nguồn nước. Nhìn từ xa buôn làng họ giống như lưng con rùa. Các ngôi nhà sàn được xây dùng gần nhau để mọi người dễ hỗ trợ nhau khi có thú dữ hay kẻ thù tấn công.
Các buôn làng Ê Đê xưa ở cách xa nhau, gần cũng phải đi bộ mất nửa buổi, có buôn xa phải đi hết cả ngày đường. Người ở các buôn khác nhau, thường xuyên qua lại thăm nhau để uống rượu cần, dự lễ cưới, đám tang, bỏ mả, v.v. Nhìn chung, các buôn làng Ê Đê sống thân thiện, hoà hợp với nhau.
Trong buôn làng Ê Đê gồm các thành phần người như sau:
- Pô lăn là người đàn bà đại diện cho việc quản lý đất đai của dòng họ, buôn làng. Tuy nhiên, đã chỉ là hình thức. Thực chất chồng của người đàn bà ấy mới là người hành sự công việc. Pô lăn “hành sự” thường kiêm pô pin êa (chủ bến nước). Thực chất ông ta là chủ buôn làng.
Pô pin êa hướng dẫn dân làng thực hiện các nghi lễ chung của cộng đồng (cúng bến nước, cúng thần đất, dời buôn làng, v.v…), giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ buôn làng cũng như với các buôn làng khác. Bên cạnh chủ làng còn có một số già làng (khua knơng buôn) giúp việc quản lý đất đai, trông coi bến nước.
Chủ làng không phải do dân làng bầu ra, ai “thông thạo việc thần, thành thạo việc buôn”, gia đình giàu có thì được cộng đồng tôn sùng, công nhận. Nối nghiệp chủ làng là người chồng nào tài giỏi nhất trong số những người chồng của các con gái ông ta.
- Pô phat kdi (thầy xử kiện) lo việc hoà giải các mâu thuẫn, xích mích giữa các thành viên trong buôn làng. Thầy xử kiện căn cứ vào các điều trong klei bhiăn (tập quán pháp) đó định tội lỗi đối với những ai vi phạm tập tục.
- Pô riu yang (thầy cóng) là người thực hiện nghi lế trong các lễ cúng. Cùng với thầy cúng, thầy bói (mjâo) là người đi đầu tinh thần của người Êđê, giúp họ giải toả ức chế khi ốm đau, hạn hán, mất mùa.
Còn lại là dân làng. Trong số đông này, có hai loại người cần được chú ý, đã là “dăm” và “hlùn”. “Dăm” là từ chung chỉ chàng trai khoẻ mạnh, tài giỏi, dũng cảm. Trong buôn làng có việc gì khó khăn (săn bắn thú dữ, đánh nhau với bên ngoài) là “dăm” trực tiếp tham gia. Từ “dăm” này được gắn với một tên người cụ thể. Chẳng hạn Dăm Kô, Dăm Wơn, Dăm Săn, v.v. Còn “hlùn” là người (bản thân hoặc gia đình) phạm điều gì tập quán pháp quy định mà không đền bù được bằng của cải thì phải đi ở cho nhà giàu.
Cư dân sống trong một làng Ê Đê được gọi là mnuih buôn sang. ở đó có những tục lệ bắt buộc người ta phải tuân theo. Bất kỳ ai không tuân thủ đều bị coi là vi phạm tập quán pháp.
Trước hết, các thành viên trong buôn làng phải sống hoà thuận, giúp đỡ, tương trợ nhau khi có khó khăn, hoạn nạn. Trách nhiệm và bổn phận của thành viên trong buôn làng là: Khi thấy một người mang củi nặng phải cùng giúp mang đi; ai đang làm dở dang nhà cửa mọi người phải chung tay giúp hoàn thành; có người chết mọi người phải đi an táng, v.v. Ai không thực hiện như vậy là vi phạm tập tục, người đó phải đi gặp chủ làng để làm sáng rõ việc làm.
Không một ai có thể tuỳ tiện thay đổi nơi sinh sống, nay ở buôn làng này, mai ở buôn làng kia, khi chưa có sự chấp nhận của chủ làng. Ai vi phạm quy định này bị coi là thành phần hư hỏng, nguy hiểm.
Nhiệm vụ chung nhất của cư dân làng là cùng nhau bảo vệ buôn làng, chống hoả hoạn, dịch bệnh, thú rừng phá hoại mùa màng, nương rẫy. Hàng năm tham gia lễ cúng bến nước và các hoạt động nghi lễ khác của cộng đồng.
Khu vực sinh sống-không gian sinh tồn-của một buôn làng Êđê bao gồm: Khu đất dựng nhà ở, đất làm khu nghĩa địa, đất làm nương rẫy, bãi thả gia súc, bãi thả diều, rừng săn bắn lượm, rừng thiêng và rừng đầu nguồn. Người đại diện cho việc quản lý đất đai của buôn làng là pô lăn. Bên cạnh pô lăn là khua knơng buôn (một số già làng) cùng giúp việc quản lý đất đai. ở đây, các khu vực săn, bắt buộc mọi người phải tuân theo luật lệ của cộng đồng:
- Khu nghĩa địa phải đặt ở vị trí khuất tầm mắt của người sống trong buôn làng để dân làng, nhất là đàn bà, con gái đứng giã gạo ở hiên nhà. Vị trí của khu mộ địa phải gần nguồn nước để khi có đám tang, lễ bỏ mả, thuận tiện việc lấy nước dùng trong các nghi lễ, lễ hội.
- Rừng đầu nguồn là nguồn lợi thiên nhiên to lớn về nguồn nước, lâm sản, săn bắn, hái lượm, phòng hộ mưa to gió lớn, nên pô lăn cũng như toàn thể dân làng không được khai thác bừa bãi, dẫn đến hoang tàn.
Gia đình thị tộc mẫu hệ cư trú trong ngôi nhà dài là cơ cấu của gia đình Gia Rai cổ truyền. Gia đình đó gồm nhiều thế hệ có quan hệ huyết thống về dòng họ hợp thành.
Về hình thức, người phụ nữ lớn tuổi nhất trong ngôi nhà dài là chủ gia đình thị tộc mẫu hệ. Tất cả những người đàn ông có quan hệ huyết thống với các bà chủ (khi người đàn bà cao tuổi nhất là chủ chết, người đàn bà cao tuổi thứ hai sẽ là chủ,…) ngôi nhà dài, đã đi lấy vợ, cư trú trong ngôi nhà của cha mẹ vợ, vẫn còn quyền uy rất lớn trong việc quyết định những công việc hệ trọng của gia đình cha mẹ đẻ ra mình. Những người đàn ông cùng huyết thống về phía dòng họ mẹ này gọi là lu dăm dei. Có thể tạm gọi đây là “hội đồng tư vấn” giúp người phụ nữ trong việc quản lý gia đình thị tộc mẫu hệ.
Các công việc quan trọng của gia đình mẫu hệ như hôn nhân, xử kiện, tổ chức tang ma, lễ bỏ mả, v.v. bà chủ nhà chỉ là người thừa hành các nội dung công việc do dăm dei đề ra.
Về phía cha mẹ đẻ ra mình, dăm dei có vai trò quan trọng như trên, nhưng về phía nhà vợ, anh ta lại không có vai trò gì đáng kể. Các chàng rể – ung rong – của thị tộc mẫu hệ, cũng là người thừa hành các quyết định của dăm dei. Tập tục Gia Rai quy định như việc điều khiển cuộc uống rượu ở nhà ung rong cũng do một dăm dei đảm nhiệm. Khi vợ chết, có khi ung rong phải trở về nhà cha mẹ đẻ của mình với hai bàn tay trắng.
Nhìn chung, người Gia Rai gọi làng là plơi hoặc plei. Plei là đơn vị cư trú của một dòng họ hay nhiều dòng họ. ở đó các thành viên của cộng đồng có chung một bến nước, một khu nhà mồ. Mỗi plei đều có các khu rừng riêng, mọi thành viên trong cộng đồng đều có quyền săn bắn và hái lượm.
Plei không chỉ là không gian cư trú của một cộng đồng người ăn chung một nguồn nước và có chung một khu mộ địa, mà còn là đơn vị xã hội tương đối độc lập và khép kín.
Làng Gia Rai cổ truyền ngoài dân làng, còn bao gồm các thành phần sau:
- Pô phun sang, bao gồm những người đàn ông ở độ tuổi 40, 50, là chủ các nóc nhà trong làng. Họ là người nói năng giỏi, giao thiệp rộng, am hiểu phong tục tập quán, giỏi giang trong sản xuất và chiến đấu. Những người này còn được gọi là tha plei (già làng). Trong số họ cử ra một người đứng đầu gọi là pơbut (chủ làng). Chủ làng đứng ra tổ chức các công việc chung của cộng đồng làng như cúng bến nước, lễ cầu mưa, lễ trừ dịch bệnh, v.v…
- Pô phat kdi, là thầy xử kiện. Người này am hiểu phong tục tập quán, thuộc lòng các điều trong tơ lơi phian (tập quán pháp). Ông ta dùng tơ lơi phian để xét xử các vụ kiện theo chuẩn mực của đạo lý cộng đồng. Khi phat kdi đã đưa ra kết luận cuối cùng thì mọi người phải tuân theo và tham gia vào lễ hoà giải một cách thành tâm.
- Hlun là những tù binh, phụ nữ (không phải plei nào cũng có) bị bắt trong các cuộc đánh nhau giữa các làng, những kẻ phạm tội không đủ của cải nộp phạt nên phải ở thế thân cho chủ nhà bị hại, những người nghèo đói tình nguyện đến ở cho các gia đình giàu có. Theo tục lệ, những người này được đối xử bình đẳng như mọi thành viên trong gia đình chủ nhà. Họ được quyền lấy vợ, lấy chồng như những người bình thường, thậm chí có thể lấy con cái chủ nhà.
- Pô riu yang (thầy cúng) đảm nhiệm lễ cúng trong nghi lễ của các gia tộc và cộng đồng làng. Trong làng Gia Rai, có thể coi pô riu yang là người có chức năng góp phần làm thoả mãn đời sống tâm linh của cộng đồng.
- Bjâo (thầy bói) là người có thể thay mặt thần linh báo cho con người biết những rủi ro, đau ốm, là do phạm lỗi với thần linh nào nên bị thần quở phạt. Từ cơ sở đó, bjao có trách nhiệm hướng dẫn bà con cách cầu cúng tạ lỗi thần linh để tai qua nạn khỏi.
Mọi thành viên trong làng Gia Rai đều phải tuân thủ theo các chuẩn mực về đạo đức, luân lý, cách ứng xử mà tập tục đã quy định, đó là:
- Sống ngay thẳng, thật thà, có trách nhiệm với bản thân mình và có trách nhiệm với bà con đồng tộc.
- Ông bà, vợ chồng, con cái phải sống hoà thuận, thuỷ chung, kính trên nhường dưới, giữ gìn bến nước trong sạch, không được phá rừng bừa bãi, cùng nhau bảo vệ rừng đầu nguồn, không được làm ô uế đất đai, xúc phạm người khác, xúc phạm thần linh.
Những người vi phạm tục lệ như chiếm dụng rẫy (hma) đã có chủ, trộm cắp, cướp của, loạn luân, hiếp dâm, chửa hoang, v.v. đều bị xử phạt theo tập tục. Người tội nặng thì bị trói ở giữa làng để dân làng phỉ nhổ, lăng nhục. Sau đó là các hình phạt rất nặng, như làm nô lệ cho người thắng cuộc. Còn người tội nhẹ hơn, tuỳ theo mức độ phạm tội, thầy xử kiện sẽ định việc bồi thường, gà, heo hay trâu, bò để cúng thần linh và thết đãi mọi người.
Trước đây, trong xã hội ÊĐê nhất là xã hội Gia Rai có hiện tượng Mtao Pui (tù trưởng Lửa) và Mtao Ia (tù trưởng Nước) chứa đựng yếu tố hiện thực và yếu tố thần thoại, nhưng người Êđê và Gia Rai lại không kể các nhân vật này vào thành phần người trong làng cổ truyền. Có lẽ sự hiện diện của hai nhân vật này chỉ ở trong một phạm vi đất đai nào đó, tức là nó không mang tính phổ biến, mà mang tính biểu tượng nhiều hơn.
Trong xã hội mẫu quyền Ê Đê, dăm dei không có vai trò quan trọng trong gia đình vợ, nhưng đối với phía cha mẹ đẻ của mình, đặc biệt là đối với chị em gái, anh ta là người rất có quyền uy. Quyền uy đó cũng chỉ là sự biểu hiện của nhiệm vụ và trách nhiệm của dăm dei trong nội bộ dòng họ Ê Đê. Dưới đây là những công việc chính của dăm dei đối với dòng họ:
Khi ông bà, cha mẹ qua đời, nếu giữa ana govà ung rông xảy ra tranh chấp của cải, tài sản thì dăm dei đứng ra giải quyết, hoà giải trong nội bộ dòng họ. Nếu dăm dei không giải quyết được thì mới nhờ tới thầy xử kiện (pô phat kdi) xét xử theo luật tục. Tuy nhiên, hình thức xét xử theo tập quán pháp đối với hiện tượng này rất hiếm khi xảy ra.
Trường hợp ana goung rông xích mích, mâu thuẫn với hàng xóm, dăm dei đứng ra dàn xếp, hoà giải. Nếu xảy ra xung đột, hai bên không tự giải quyết được, phải nhờ tới thầy xử kiện phân xử, ana go ung rông thua kiện, dăm dei bắt họ đền bù của cải cho người thắng cuộc.
Khi con gái ana go lấy chồng, dăm dei thay mặt gia đình chị (hoặc em) gái, dòng họ mang vòng đồng đi hỏi chồng cho con gái chị (hoặc em) gái. Chị em gái của dăm dei muốn làm việc gì hệ trọng đều phải hỏi ý kiến của dăm dei. Các bà mẹ Ê Đê thường nói “cậu nói thế nào thì tôi nghe như thế”.
Buôn làng là hình thức xã hội cao nhất của xã hội Ê Đê cổ truyền, đôi khi vì mục đích hoặc quyền lợi nào đó giữa các làng thì cũ sẽ liên minh, nhưng chỉ là tạm thời.
Buôn làng của người Ê Đê thường được dựng ở gần sông suối để tiện khai thác nguồn nước. Nhìn từ xa buôn làng họ giống như lưng con rùa. Các ngôi nhà sàn được xây dùng gần nhau để mọi người dễ hỗ trợ nhau khi có thú dữ hay kẻ thù tấn công.
Các buôn làng Ê Đê xưa ở cách xa nhau, gần cũng phải đi bộ mất nửa buổi, có buôn xa phải đi hết cả ngày đường. Người ở các buôn khác nhau, thường xuyên qua lại thăm nhau để uống rượu cần, dự lễ cưới, đám tang, bỏ mả, v.v. Nhìn chung, các buôn làng Ê Đê sống thân thiện, hoà hợp với nhau.
Trong buôn làng Ê Đê gồm các thành phần người như sau:
- Pô lăn là người đàn bà đại diện cho việc quản lý đất đai của dòng họ, buôn làng. Tuy nhiên, đã chỉ là hình thức. Thực chất chồng của người đàn bà ấy mới là người hành sự công việc. Pô lăn “hành sự” thường kiêm pô pin êa (chủ bến nước). Thực chất ông ta là chủ buôn làng.
Pô pin êa hướng dẫn dân làng thực hiện các nghi lễ chung của cộng đồng (cúng bến nước, cúng thần đất, dời buôn làng, v.v…), giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ buôn làng cũng như với các buôn làng khác. Bên cạnh chủ làng còn có một số già làng (khua knơng buôn) giúp việc quản lý đất đai, trông coi bến nước.
Chủ làng không phải do dân làng bầu ra, ai “thông thạo việc thần, thành thạo việc buôn”, gia đình giàu có thì được cộng đồng tôn sùng, công nhận. Nối nghiệp chủ làng là người chồng nào tài giỏi nhất trong số những người chồng của các con gái ông ta.
- Pô phat kdi (thầy xử kiện) lo việc hoà giải các mâu thuẫn, xích mích giữa các thành viên trong buôn làng. Thầy xử kiện căn cứ vào các điều trong klei bhiăn (tập quán pháp) đó định tội lỗi đối với những ai vi phạm tập tục.
- Pô riu yang (thầy cóng) là người thực hiện nghi lế trong các lễ cúng. Cùng với thầy cúng, thầy bói (mjâo) là người đi đầu tinh thần của người Êđê, giúp họ giải toả ức chế khi ốm đau, hạn hán, mất mùa.
Còn lại là dân làng. Trong số đông này, có hai loại người cần được chú ý, đã là “dăm” và “hlùn”. “Dăm” là từ chung chỉ chàng trai khoẻ mạnh, tài giỏi, dũng cảm. Trong buôn làng có việc gì khó khăn (săn bắn thú dữ, đánh nhau với bên ngoài) là “dăm” trực tiếp tham gia. Từ “dăm” này được gắn với một tên người cụ thể. Chẳng hạn Dăm Kô, Dăm Wơn, Dăm Săn, v.v. Còn “hlùn” là người (bản thân hoặc gia đình) phạm điều gì tập quán pháp quy định mà không đền bù được bằng của cải thì phải đi ở cho nhà giàu.
Cư dân sống trong một làng Ê Đê được gọi là mnuih buôn sang. ở đó có những tục lệ bắt buộc người ta phải tuân theo. Bất kỳ ai không tuân thủ đều bị coi là vi phạm tập quán pháp.
Trước hết, các thành viên trong buôn làng phải sống hoà thuận, giúp đỡ, tương trợ nhau khi có khó khăn, hoạn nạn. Trách nhiệm và bổn phận của thành viên trong buôn làng là: Khi thấy một người mang củi nặng phải cùng giúp mang đi; ai đang làm dở dang nhà cửa mọi người phải chung tay giúp hoàn thành; có người chết mọi người phải đi an táng, v.v. Ai không thực hiện như vậy là vi phạm tập tục, người đó phải đi gặp chủ làng để làm sáng rõ việc làm.
Không một ai có thể tuỳ tiện thay đổi nơi sinh sống, nay ở buôn làng này, mai ở buôn làng kia, khi chưa có sự chấp nhận của chủ làng. Ai vi phạm quy định này bị coi là thành phần hư hỏng, nguy hiểm.
Nhiệm vụ chung nhất của cư dân làng là cùng nhau bảo vệ buôn làng, chống hoả hoạn, dịch bệnh, thú rừng phá hoại mùa màng, nương rẫy. Hàng năm tham gia lễ cúng bến nước và các hoạt động nghi lễ khác của cộng đồng.
Khu vực sinh sống-không gian sinh tồn-của một buôn làng Êđê bao gồm: Khu đất dựng nhà ở, đất làm khu nghĩa địa, đất làm nương rẫy, bãi thả gia súc, bãi thả diều, rừng săn bắn lượm, rừng thiêng và rừng đầu nguồn. Người đại diện cho việc quản lý đất đai của buôn làng là pô lăn. Bên cạnh pô lăn là khua knơng buôn (một số già làng) cùng giúp việc quản lý đất đai. ở đây, các khu vực săn, bắt buộc mọi người phải tuân theo luật lệ của cộng đồng:
- Khu nghĩa địa phải đặt ở vị trí khuất tầm mắt của người sống trong buôn làng để dân làng, nhất là đàn bà, con gái đứng giã gạo ở hiên nhà. Vị trí của khu mộ địa phải gần nguồn nước để khi có đám tang, lễ bỏ mả, thuận tiện việc lấy nước dùng trong các nghi lễ, lễ hội.
- Rừng đầu nguồn là nguồn lợi thiên nhiên to lớn về nguồn nước, lâm sản, săn bắn, hái lượm, phòng hộ mưa to gió lớn, nên pô lăn cũng như toàn thể dân làng không được khai thác bừa bãi, dẫn đến hoang tàn.
Gia đình thị tộc mẫu hệ cư trú trong ngôi nhà dài là cơ cấu của gia đình Gia Rai cổ truyền. Gia đình đó gồm nhiều thế hệ có quan hệ huyết thống về dòng họ hợp thành.
Về hình thức, người phụ nữ lớn tuổi nhất trong ngôi nhà dài là chủ gia đình thị tộc mẫu hệ. Tất cả những người đàn ông có quan hệ huyết thống với các bà chủ (khi người đàn bà cao tuổi nhất là chủ chết, người đàn bà cao tuổi thứ hai sẽ là chủ,…) ngôi nhà dài, đã đi lấy vợ, cư trú trong ngôi nhà của cha mẹ vợ, vẫn còn quyền uy rất lớn trong việc quyết định những công việc hệ trọng của gia đình cha mẹ đẻ ra mình. Những người đàn ông cùng huyết thống về phía dòng họ mẹ này gọi là lu dăm dei. Có thể tạm gọi đây là “hội đồng tư vấn” giúp người phụ nữ trong việc quản lý gia đình thị tộc mẫu hệ.
Các công việc quan trọng của gia đình mẫu hệ như hôn nhân, xử kiện, tổ chức tang ma, lễ bỏ mả, v.v. bà chủ nhà chỉ là người thừa hành các nội dung công việc do dăm dei đề ra.
Về phía cha mẹ đẻ ra mình, dăm dei có vai trò quan trọng như trên, nhưng về phía nhà vợ, anh ta lại không có vai trò gì đáng kể. Các chàng rể – ung rong – của thị tộc mẫu hệ, cũng là người thừa hành các quyết định của dăm dei. Tập tục Gia Rai quy định như việc điều khiển cuộc uống rượu ở nhà ung rong cũng do một dăm dei đảm nhiệm. Khi vợ chết, có khi ung rong phải trở về nhà cha mẹ đẻ của mình với hai bàn tay trắng.
Nhìn chung, người Gia Rai gọi làng là plơi hoặc plei. Plei là đơn vị cư trú của một dòng họ hay nhiều dòng họ. ở đó các thành viên của cộng đồng có chung một bến nước, một khu nhà mồ. Mỗi plei đều có các khu rừng riêng, mọi thành viên trong cộng đồng đều có quyền săn bắn và hái lượm.
Plei không chỉ là không gian cư trú của một cộng đồng người ăn chung một nguồn nước và có chung một khu mộ địa, mà còn là đơn vị xã hội tương đối độc lập và khép kín.
Làng Gia Rai cổ truyền ngoài dân làng, còn bao gồm các thành phần sau:
- Pô phun sang, bao gồm những người đàn ông ở độ tuổi 40, 50, là chủ các nóc nhà trong làng. Họ là người nói năng giỏi, giao thiệp rộng, am hiểu phong tục tập quán, giỏi giang trong sản xuất và chiến đấu. Những người này còn được gọi là tha plei (già làng). Trong số họ cử ra một người đứng đầu gọi là pơbut (chủ làng). Chủ làng đứng ra tổ chức các công việc chung của cộng đồng làng như cúng bến nước, lễ cầu mưa, lễ trừ dịch bệnh, v.v…
- Pô phat kdi, là thầy xử kiện. Người này am hiểu phong tục tập quán, thuộc lòng các điều trong tơ lơi phian (tập quán pháp). Ông ta dùng tơ lơi phian để xét xử các vụ kiện theo chuẩn mực của đạo lý cộng đồng. Khi phat kdi đã đưa ra kết luận cuối cùng thì mọi người phải tuân theo và tham gia vào lễ hoà giải một cách thành tâm.
- Hlun là những tù binh, phụ nữ (không phải plei nào cũng có) bị bắt trong các cuộc đánh nhau giữa các làng, những kẻ phạm tội không đủ của cải nộp phạt nên phải ở thế thân cho chủ nhà bị hại, những người nghèo đói tình nguyện đến ở cho các gia đình giàu có. Theo tục lệ, những người này được đối xử bình đẳng như mọi thành viên trong gia đình chủ nhà. Họ được quyền lấy vợ, lấy chồng như những người bình thường, thậm chí có thể lấy con cái chủ nhà.
- Pô riu yang (thầy cúng) đảm nhiệm lễ cúng trong nghi lễ của các gia tộc và cộng đồng làng. Trong làng Gia Rai, có thể coi pô riu yang là người có chức năng góp phần làm thoả mãn đời sống tâm linh của cộng đồng.
- Bjâo (thầy bói) là người có thể thay mặt thần linh báo cho con người biết những rủi ro, đau ốm, là do phạm lỗi với thần linh nào nên bị thần quở phạt. Từ cơ sở đó, bjao có trách nhiệm hướng dẫn bà con cách cầu cúng tạ lỗi thần linh để tai qua nạn khỏi.
Mọi thành viên trong làng Gia Rai đều phải tuân thủ theo các chuẩn mực về đạo đức, luân lý, cách ứng xử mà tập tục đã quy định, đó là:
- Sống ngay thẳng, thật thà, có trách nhiệm với bản thân mình và có trách nhiệm với bà con đồng tộc.
- Ông bà, vợ chồng, con cái phải sống hoà thuận, thuỷ chung, kính trên nhường dưới, giữ gìn bến nước trong sạch, không được phá rừng bừa bãi, cùng nhau bảo vệ rừng đầu nguồn, không được làm ô uế đất đai, xúc phạm người khác, xúc phạm thần linh.
Những người vi phạm tục lệ như chiếm dụng rẫy (hma) đã có chủ, trộm cắp, cướp của, loạn luân, hiếp dâm, chửa hoang, v.v. đều bị xử phạt theo tập tục. Người tội nặng thì bị trói ở giữa làng để dân làng phỉ nhổ, lăng nhục. Sau đó là các hình phạt rất nặng, như làm nô lệ cho người thắng cuộc. Còn người tội nhẹ hơn, tuỳ theo mức độ phạm tội, thầy xử kiện sẽ định việc bồi thường, gà, heo hay trâu, bò để cúng thần linh và thết đãi mọi người.
Trước đây, trong xã hội ÊĐê nhất là xã hội Gia Rai có hiện tượng Mtao Pui (tù trưởng Lửa) và Mtao Ia (tù trưởng Nước) chứa đựng yếu tố hiện thực và yếu tố thần thoại, nhưng người Êđê và Gia Rai lại không kể các nhân vật này vào thành phần người trong làng cổ truyền. Có lẽ sự hiện diện của hai nhân vật này chỉ ở trong một phạm vi đất đai nào đó, tức là nó không mang tính phổ biến, mà mang tính biểu tượng nhiều hơn.
SOURCE: TẠP CHÍ DÂN TỘC SỐ 109. THÁNG 1/2010
0 comments:
Post a Comment