skip to main |
skip to sidebar
12:31 PM
Hoàng Phong Nhã
No comments
1. Hệ thống chính trị:
- Hệ thống chính trị (HTCT) là một tổng thể các thiết chế
chính trị, có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, bảo đảm sự ổn định
và phát triển của xã hội và đồng thời bảo vệ lợi ích của giai cấp thống
trị. Đây là khái niệm chung nhất cho cả xã hội tư bản (XHTB) và xã hội
chủ nghĩa (XHCN).
- HTCT XHCN là toàn bộ các thiết chế
chính trị – xã hội hoạt động trong mối quan hệ lẫn nhau, trong đó vai
trò lãnh đạo thuộc về Đảng của giai cấp công nhân, thực hiện triệt để
quyền lực nhân dân để xây dựng CNXH.
- HTCT nước CHXHCNVN
là hệ thống các tổ chức thông qua đó giai cấp công nhân, nông dân, đội
ngũ trí thức và những người lao động khác thực hiện quyền lực chính trị
của mình để làm chủ Nhà nước, làm chủ xã hội.
- Hệ thống chính trị của nước ta hiện nay bao gồm:
- Đảng Cộng sản Việt Nam
- Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên.
2. Đặc điểm của hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay:
- Các tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta đều lấy
chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim
chỉ nam cho hành động.
- Hệ thống chính trị ở nước ta
đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng là một tổ chức
trong hệ thống chính trị nhưng có vai trò lãnh đạo các tổ chức trong hệ
thống chính trị.
- Hệ thống chính trị ở nước ta được tổ
chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Đây là nhân tố cơ
bản đảm bảo cho hệ thống chính trị có được sự thống nhất về tổ chức và
hành động nhằm phát huy sức mạnh đồng bộ của toàn bộ hệ thống cũng như
của mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị. § Các tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta đều lấy chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho
hành động.
§ Hệ thống chính trị ở nước ta đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Đảng là một tổ chức trong hệ thống chính trị nhưng có vai trò
lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị.
§ Hệ thống chính trị ở nước ta được tổ chức và hoạt động theo nguyên
tắc tập trung dân chủ. Đây là nhân tố cơ bản đảm bảo cho hệ thống chính
trị có được sự thống nhất về tổ chức và hành động nhằm phát huy sức mạnh
đồng bộ của toàn bộ hệ thống cũng như của mỗi tổ chức trong hệ thống
chính trị.
3.1.Đảng Cộng Sản Việt Nam:
3.1.1.Vị trí:“Đảng CSVN là hạt nhân trong HTCT”
3.1.2.Vai trò:
§ Đảng Cộng Sản Việt Nam là tổ chức chính trị của giai cấp công nhân
Việt Nam, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội Việt Nam. Sự lãnh đạo
của đảng đối với Nhà nước và xã hội là một tất yếu khách quan của lịch
sử và được ghi nhận trên thực tế.
§ Là lực lượng lãnh đạo Nhà nước nhưng Đảng không làm thay bộ máy nhà
nước. Mọi quyết định của Đảng trước khi đưa vào cuộc sống đều được các
cơ quan Nhà nước thể chế hoá bằng pháp luật (PL).
§ Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội mang tính tất yếu, khách quan của lịch sử.
- Cơ sở lý luận:
§ Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân (bản chất, lập trường, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân);
§ Đảng là đại biểu cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc;
§ Đảng dựa trên lý luận tiên phong và hành động tiên phong của các đảng viên;
- Cơ sở thực tiễn:
§ Những thành quả cách mạng Việt Nam giành được kể tự khi đảng ra đời đến nay;
§ Kết quả của công cuộc đổi mới gần 20 năm nay do Đảng đề xướng và lãnh đạo;
§ Đảng đang tiếp tục đổi mới để nâng cao hiệu lực, vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội;
- Cơ sở Hiến định:Trong các bản Hiến pháp của nước ta,
vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng được thể hiện trong từng thời kỳ lịch
sử nhất định với vai trò nhất định và cách thể hiện cũng rất đặc thù:
§ HP 1946 : không có điều khoản riêng về sự lãnh đạo của Đảng
nhưng thông qua chế định Chủ tich nước và với vị trí, vai trò đặc biệt
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập ra ĐCS VN, các quan điểm, chủ
trương, đường lối của ĐCS đã được tổ chức, thực hiện thắng lợi.
+ Hiến pháp Việt Nam phải ghi lấy những thành tích vẻ vang của Cách mạng và phải xây dựng trên những nguyên tắc dưới đây:
. Đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo.
. Đảm bảo các quyền tự do dân chủ.
. Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân.
+ Điều thứ 6
Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện:chính trị,kinh tế,văn hoá.
+ Điều thứ 7
Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham
gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tuỳ theo tài năng và đức hạnh của
mình.
+ Điều thứ 8
Ngoài sự bình đẳng về quyền lợi, những quốc dân thiểu số được giúp đỡ về mọi phương diện để chóng tiến kịp trình độ chung.
§ HP 1959 :
+ Điều 3
Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là một nước thống nhất gồm nhiều dân tộc.
Các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và
nghĩa vụ. Nhà nước có nhiệm vụ giữ gìn và phát triển sự đoàn kết giữa
các dân tộc. Mọi hành vi khinh miệt, áp bức, chia rẽ dân tộc đều bị
nghiêm cấm.
Các dân tộc có quyền duy trì hoặc sửa đổi phong tục tập quán, dùng tiếng nói chữ viết, phát triển văn hoá dân tộc mình.
Những địa phương có dân tộc thiểu số sống tập trung thì có thể thành
lập khu vực tự trị. Khu vực tự trị là bộ phận không thể tách rời được
của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Nhà nước ra sức giúp đỡ các dân tộc thiểu số mau tiến kịp trình độ kinh tế và văn hoá chung.
§ HP 1980 :
+ Điều 5
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất của
các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt nam, bình đẳng về quyền
và nghĩa vụ.
Nhà nước bảo vệ, tăng cường và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi miệt thị, chia rẽ dân tộc.
Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn và phát huy
những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình.
Nhà nước có kế hoạch xoá bỏ từng bước sự chênh lệch giữa các dân tộc về trình độ phát triển kinh tế và văn hoá.
+ Điều 9
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - bao phát huy truyền thống đoàn kết toàn
dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân,
tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, giáo dục và động viên
nhân dân đề cao ý thức làm chủ tập thể, ra sức thi đua xây dựng chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
§ HP 1992 :
+ Điều 4
Đảng cộng sản Việt Nam,đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam,
đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao
động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
3.1.3.Nội dung sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội:
Ø Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách lớn định hướng cho sự
phát triển của toàn xã hội trong từng thời kỳ phát triển trên tất cả các
lĩnh vực.
Ø Đảng vạch ra những phương hướng và nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho
việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, củng cố và phát triển hệ thống
chính trị, thiết lập hệ thống dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền
làm chủ của nhân dân.
Ø Đảng đề ra những quan điểm và chính sách về công tác cán bộ, phát
hiện, lựa chọn, bồi dưỡng những Đảng viên ưu tú và những người ngoài
Đảng có phẩm chất và năng lực giới thiệu với các cơ quan nhà nước, các
tổ chức chính trị - xã hội thông qua cơ chế bầu cử, tuyển chọn để bố trí
vào làm việc trong các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị xã hội.
Ø Đảng thực hiện sự lãnh đọa của mình thông qua các Đảng viên và tổ
chức Đảng bằng cách giáo dục Đảng viên nêu cao vai trò tiên phong, gương
mẫu, qua đó tập hợp giáo dục và động viên quần chúng tham gia quản lý
nhà nước,quản lý xã hội, ủng hộ và tích cực thực hiện đường lối chính
sách của Đảng,tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của nhà
nước.
Ø Đảng thực hiện công tác kiểm tra việc chấp hành và tổ chức thực
hiện đường lối,chính sách, nghị quyết của Đảng đối với các Đảng viên, tổ
chức Đảng, các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội, phát hiện và uốn nắn
kịp thời những sai lầm, lệch lạc. Đồng thời Đảng tiến hành tổng kết
thực tiễn, rút kinh nghiệm để không ngừng bổ sung và hoàn thiện các
đường lối,chính sách trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
=> thực chất sự lãnh đạo của Đảng là lãnh đạo chính trị mang tính
định hướng, tạo điều kiện để Nhà nước và các tổ chức thành viên của hệ
thống chính trị có cơ sở để chủ động sáng tạo trong tổ chức và hoạt động
bằng những công cụ, phương pháp và biện pháp cụ thể của mình.
3.1.4.Phương pháp lãnh đạo của Đảng:
§ Phương pháp dân chủ, giáo dục, thuyết phục và bằng uy tín của các
đảng viên và tổ chức đảng để quần chúng noi gương, bằng công tác kiểm
tra và phát huy vai trò làm chủ của quần chúng.
§ Đảng không dùng phương pháp mệnh lệnh, cưỡng chế vì bản thân Đảng
không có quân đội, cảnh sát, nhà tù… sự lãnh đạo của Đảng là sự lãnh đạo
về chính trị, mang tính chất định hướng. Đảng không bao biện, làm thay,
lạm quyền nhưng Đảng cũng không được buông lỏng sự lãnh đạo của mình.
Mọi tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và PL.
Đảng đòi hỏi đảng viên không chỉ làm tốt nghĩa vụ công dân mà còn phải
làm tốt vai trò của người lãnh đạo.
3.2.1.Vị trí:“Nhà nước là trung tâm của HTCT”
§ NN là chủ sở hữu lớn nhất trong XH. NN là chủ sở hữu những cơ sở
vật chất, kỹ thuật lớn nhất của đất nước do đó NN có tiềm năng kinh tế
để bảo đảm quyền lực chính trị của mình. Nguồn KT quan trọng là nguồn
thuế – nguồn sở hữu của NN.
§ NN là thiết chế duy nhất trong hệ thống chính trị mang chủ quyền quốc gia, là chủ thể của công pháp quốc tế.
§ NN có hệ thống tổ chức bộ máy quy mô và chặt chẽ nhất, có những
thiết chế mang tính bạo lực. NN có chủ quyền tối cao trong lĩnh vực đối
nội, đối ngoại, có bộ máy quyền lực, có sức mạnh cưỡng chế để bảo đảm
quyền lực chính trị và chế độ chính trị. NN có nhà tù, cảnh sát, quân
đội … để tổ chức và cưỡng chế thực hiện quyền lực NN.
§ NN có PL là công cụ hiệu lực nhất để quản lý các lĩnh vực của đời
sống XH. PL là công cụ hiệu lực để thiết lập và bảo vệ chế độ của mình.
đây là những quy tắc mà tất cả mọi thành viên trong XH phải tuân theo.
3.2.2.Vai trò:điều 3 hiến pháp năm 1992 quy định
§ NN bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân;
§ Thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn
minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc có điều kiện phát
triển toàn diện;
§ Nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của tổ quốc và của nhân dân;
§ NN có vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị, vì quyền
lực chính trị bao giờ cũng tập trung ở quyền lực NN. Mặt khác, tổ chức
và hoạt động của hệ thống chính trị về căn bản phải dựa trên cơ sở PL do
NN ban hành; hiệu quả quản lý của NN là một trong những yếu tố quyết
định sự thành bại của hệ thống chính trị. NN là một bộ phận hợp thành
của hệ thống chính trị và NN là trung tâm của hệ thống chính trị, là
công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân;
Như vậy, vai trò của NN ta thể hiện trên hai mặt:
· Là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, tổ chức nhân dân để xây dựng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc;
· Là vũ khí bảo vệ đất nước, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của tổ quốc và của nhân dân.
3.2.3.Bản chất Nhà nước CHXHCNVN:
Bản chất của nhà nước là một vấn đề hết sức quan trọng.
- Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh : Tính chất nhà nước là vấn đề cơ
bản của Hiến pháp. Đó là vấn đề nội dung giai cấp của chính quyền.Chính
quyền đó về tay ai và phục vụ quyền lợi cho ai? điều đó quyết định toàn
bộ nội dung của Hiến pháp.
- Các HP của nước ta đều có những điều khoản xác định bản chất của nhà nước.
+ HP 1946 : Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả
quyền bình trong nước là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bính
trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam,không phân biệt nòi giống,
gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo.
=> khẳng định rõ bản chất của nước ta là nhà nước dân chủ nhân
dân,thể hiện quyền lực nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân.
+ HP 1959 : khẳng định nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một
nước dân chủ nhân dân, một nước thống nhất của nhiều dân tộc, tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
+ HP 1980 : khẳng định bản chất nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là nhà nước chuyên chính vô sản…thực hiện quyền làm chủ
tập thể của nhân dân lao động.
=> quy định một cách mạnh mẽ và toàn diện hơn bản chất và mục đích của nhà nước ta.
+ HP 1992,sửa đổi bổ sung 2001 ghi nhận sâu sắc và đầy đủ bản
chất và mục đích của nhà nước CHXHCN Việt Nam : “ Nhà nước CHXHCN Việt
Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân,do dân,vì dân.Tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức ”.
=> Như vậy trong suốt quá trình tồn tại và phát triển,nhà nước
CHXHCN Việt Nam luôn là nhà nước của dân,do dân,vì dân với mục xây dựng
một xã hội mới dân giàu,nước mạnh,xã hội công bằng,dân chủ,văn minh.
Bản chất của Nhà nước CHXHCN Việt Nam thể hiện ở những điểm cơ bản sau :
- NN mang bản chất của GC công nhân
- Bản chất GC không tách rời tính dân tộc
- Nhà nước mang tính nhân dân
- Dân chủ thực sự là một thuộc tính của NN
- Đảng cộng sản Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo đối với nhà nước và xã hội.
- NN mang bản chất của GC công nhân
Nhà nước ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa,lấy liên minh giữa giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức làm nền tảng,thực
hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc và sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội là nguyên tắc Hiến định => đặc
điểm thể hiện tính giai cấp của Nhà nước và sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa
tính dân tộc và tính nhân dân.
- Nhà nước mang tính nhân dân
Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền của dân,do dân,vì dân.
- Dân chủ thực sự là một thuộc tính của NN
Dân chủ là thuộc tính của Nhà nước CHXHCN Việt Nam,Nhà nước đảm bảo và
không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân,tạo điều
kiện để nhân dân tham gia đông đảo vào quản lý các công việc của nhà
nước và xã hội .
- Bản chất GC không tách rời tính dân tộc
Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước thống nhất của các dân tộc Việt
Nam,nhà nước thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách bình đẳng và đoàn kết
giữa các dân tộc,nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị,chia rẽ dân tộc.
- Mục đích của Nhà nước CHXHCN Việt Nam là xây dựng đất nước Việt
Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no,
tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện, nghiêm trị mọi
hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân. Nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách hoà bình, hữu
nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới,
không phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau, trên cơ sở tôn
trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp
vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi.
3.3.1.Vị trí:“Là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân”
Điều 9 Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001 ) quy định : “Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự
nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị–XH, tổ chức XH và
các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp XH, các dân tộc,
các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền
nhân dân. Măt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường
sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng
và củng cố chính quyền nhân dân, cùng NN chăm lo và bảo vệ lợi ích chính
đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm
chỉnh chấp hành Hiến pháp và PL, giám sát hoạt động của các cơ quan NN,
đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức NN…”.
3.3.2.Một số tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam:
ü Mặt trận tổ quốc Việt Nam
ü Đảng Cộng sản Việt Nam
ü Hội Nông dân VN
ü Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
ü Hội Liên hiệp Phụ nữ VN
ü Tổng Liên đoàn lao động VN
ü Hội cựu chiến binh
ü LH các Tổ chức Hữu nghị VN
ü Giáo hội Phật giáo VN
ü Liên minh các Hợp tác xã VN
ü Uỷ ban đoàn kết công giáo VN
ü Hội Liên hiệp Thanh niên VN
ü Hội Người mù VN
ü Hội Luật gia VN
ü Hội Bảo trợ NTT và trẻ mồ côi
ü Hội Nhà báo VN
ü Hội Kế hoạch hoá gia đình
ü Hội Cựu chiến binh VN
ü Hội Chữ thập đỏ VN
ü Hội Khuyến học VN
ü Liên hiệp các Hội KHKT VN.
ü Hội Đông y VN
ü Hội Người cao tuổi VN.
ü Liên hiệp các Hội VHNT VN.
ü Hội Khoa học Lịch sử VN
ü Các LLVT nhân dân VN
ü Hội Liên lạc với người VN ở NN
ü Hội Làm vườn VN
ü Hội thánh Tin lành VN
ü Hội Sinh vật cảnh VN
ü Phòng TM và Công nghiệp VN
ü Hội Y dược học VN.
ü Hội Châm cứu VN
ü …
3.3.3.Vai trò:
§ Măt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự
nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và
củng cố chính quyền nhân dân, cùng NN chăm lo và bảo vệ lợi ích chính
đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm
chỉnh chấp hành Hiến pháp và PL, giám sát hoạt động của các cơ quan NN,
đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức NN…
§ Có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
§ Phát huy dân chủ, sáng tạo, nâng cao trách nhiệm công dân của hội
viên, đoàn viên, giữ gìn kỷ cương phép nuớc, thúc đẩy công cuộc đổi mới,
thắt chặt mối liên hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Nhân dân vừa
thực hiện quyền dân chủ thông qua đại diện là các cơ quan NN, các đại
biểu nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Mặt trận và
các tổ chức thành viên ngày càng phát huy vai trò tích cực trong việc
đại diện cho quyền làm chủ của các tầng lớp nhân dân, hỗ trợ đắc lực và
là hậu thuẫn cho hoạt động của Đảng và công tác quản lý của NN.
§ Thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng, NN với nhân dân.
§ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính
trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp
khố đại đoàn kết toàn dân, góp phần xây dựng NN trong sạch, vững mạnh;
phát huy khả năng tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND; xây dựng chủ
trương, chính sách PL, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường
lối của Đảng và PL của NN; tham gia xây dựng , chỉnh đốn Đảng, thưc hiện
công tác giám sát của nhân dân đối với công tác và đạo đức, lối sống
của cán bộ, đảng viên, công chức, đại biểu dân cử và các cơ quan nhà
nuớc; giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân.
Vai trò đó thể hiện thông qua các hoạt động sau đây:
Thứ nhất: MTTQ tham gia vào việc thành lập các cơ quan NN.
o Mặt trận tổ quốc có vai trò quan trọng trong việc thành lập các cơ
quan NN, chủ trì việc hiệp thương và giới tiệu người ứng cử vào cơ quan
quyền lực NN, xác định cơ cấu, tổ chức được phân bổ như thế nào. Việc
thành lập các cơ quan NN xuất phát từ nhân dân thông qua bầu cử.
o Mặt trận tổ quốc và các tổ chức XH là các thành viên trong các tổ
chức bầu cử. Các tổ chức được thành lập trên cơ sở có thành phần là đại
diện MTTQ, các tổ chức XH, các đoàn thể. Những thành viên tham gia vào
các tổ chức bầu cử chủ yếu là của MTTQ và các tổ chức chính trị.
o MTTQ có quyền đề nghị với các cơ quan NN bãi miễn các đại biểu không xứng đáng.
o MTTQ hiệp thương, giới thiệu các hội thẩm nhân dân để HĐND bầu tham gia vào hoạt động xét xử của toà án.
Thứ hai: MTTQ và các tổ chức thành viên tham gia vào việc xây dựng PL.
Các nước khác trên thế giới thì cơ quan làm luật là QH, NV; người đề
ra dự án luật là các nghị sĩ. Nhưng theo quy định của PL Việt Nam, sáng
kiến luật là do các chủ thể nhất định. Theo Điều 87 Hiến pháp 1992, Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có quyền trình dự án
luật ra trước Quốc hội. MTTQ và các tổ chức thành viên không những có
quyền tham gia dự thảo HP, PL mà còn có quyền tổ chức dự thảo, sửa đổi
HP, PL.
Thứ ba: MTTQ và các tổ chức tham gia vào việc quản lý NN, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan NN.
Theo quy định tại Điều 111,125 HP, MTTQ:
o Tham dự các phiên họp của UBTV QH, Chính phủ, kỳ họp HĐND, phiên
họp Ủy ban nhân dân (Điều 11 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam );
o Giám sát hoạt động của các cơ quan NN, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức vv.
Thứ tư: MTTQ và các tổ chức thành viên tham gia vào việc tuyên
truyền HP, PL, giáo dục công dân ý thức chấp hành pl, đấu tranh bảo vệ
PL, bảo vệ quyền tự do dân chủ của nhân dân và các thành viên trong tổ
chức mình; tổ chức động viên các thành viên của tổ chức mình hoàn thành
nhiệm vụ của NN giao.
Trong những năm qua, hệ thống chính trị ở nước ta đã có những đổi mới
đáng kể: Đảng đã được củng cố cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức; vai
trò lãnh đạo của Đảng trong xã hội ngày càng tăng; Nhà nước tiếp tục
được xây dựng và hoàn thiện theo hướng Nhà nước pháp quyền XHCN, của
dân, do dân và vì dân; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên từng
bước đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, đem lại hiệu quả thiết
thực; quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội,
chính trị, văn hóa, tư tưởng được phát huy, …
Tuy nhiên, hệ thống chính trị ở nước ta cũng còn bộc lộ nhiều nhược
điểm: Năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng; hiệu quả quản lý, điều
hành của Nhà nước; hiệu quả hoạt động của các đoàn thể chính trị - xã
hội chưa đáp ứng kịp với tình hình nhiệm vụ mới. Bộ máy Đảng, Nhà nước,
đoàn thể chậm được sắp xếp lại cho tinh giản và nâng cao chất lượng, còn
nhiều biểu hiện quan liêu, vi phạm quyền dân chủ của nhân dân. Công tác
tuyển chọn, bồi dưỡng, trẻ hóa đội ngũ cán bộ còn lúng túng, chậm trễ.
Một bộ phận cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng cách mạng, tha hóa về
phẩm chất đạo đức, sức chiến đấu của một số tổ chức cơ sở Đảng chưa cao.
Hệ thống chính trị ở cơ sở hiện nay còn nhiều mặt yếu kém, bất cập
trong công tác lãnh đạo, quản lý. Tình trạng tham nhũng, quan liêu, mất
đoàn kết nội bộ còn xảy ra ở nhiều nơi. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ
phận trong hệ thống chính trị chưa được xác định rành mạch; nội dung và
phương thức hoạt động chậm đổi mới, còn nhiều biểu hiện của cơ chế tập
trung quan liêu, bao cấp. Đội ngũ cán bộ cơ sở ít được đào tạo, bồi
dưỡng, chính sách đối với cán bộ cơ sở còn nhiều bất cập.
Trước yêu cầu mới ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng, của sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng với đổi mới nền kinh tế
thì việc từng bước đổi mới, kiện toàn hệ thống chính trị là đòi hỏi
khách quan, yêu cầu cấp bách.
4.1.Đổi mới tổ chức và phương thức lãnh đạo của Đảng:
§ Một là: Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với NN trước hết là đổi mới về nhận thức.
§ Hai là: Xác định rõ đặc trưng của Đảng lãnh đạo
· Lãnh đạo bằng cách đưa các đảng viên vào các cơ quan NN, Đảng giới thiệu để tuyển chọn.
· Thông qua các tổ chức Đảng:
Ø Đảng là lực lượng lãnh đạo XH nhưng Đảng không phải là cơ quan
quyền lực NN. Quyền lực lãnh đạo của Đảng là quyền lực chính trị (lãnh
đạo bằng trí tuệ, bằng bạo lực có tổ chức) chứ không phải là quyền lực
NN. Cơ quan quyền lực do dân bầu ra. Trong thực tế hiện nay, hình thức
phổ biến là mỗi quốc gia chỉ có một cơ quan quyền lực NN. Do không phải
là cơ quan quyền lực nên hoạt động của Đảng khác NN.
Ø Đảng lãnh đạo NN xây dựng Hiến pháp – PL nhưng đảng viên và các tổ chức Đảng phải hoạt động theo Hiến pháp và PL.
Ø Trong điều kiện NN pháp quyền, NN quản lý XH bằng PL, đặt mình
hoặc phục tùng PL. Vì vậy, chủ thể tuân theo PL là NN, cơ quan NN, công
chức NN.
Ø Trong Nhà nước pháp quyền (NNPQ), đường lối của Đảng phải thống
nhất với PL, đường lối của Đảng là nội dung, PL của NN là hình thức.
Thực hiện PL tức là thực hiện đường lối của Đảng.
Ø Đảng lãnh đạo HTCT đồng thời là một bộ phận của HTCT, các tổ chức
khác có quyền kiểm tra hoạt động của Đảng (theo quy chế của NN ). Đảng
cũng phải tôn trọng các điều lệ của các tổ chức XH. Ở Việt Nam chỉ có
một tổ chức Đảng do đó rất cần sự kiễm tra, giám sát của các tổ chức XH.
Sự lãnh đạo của Đảng còn phải bảo đảm tính độc lập của các tổ chức XH.
Ø Tuy nhiên, việc một Đảng lãnh đạo như hiện nay ở nước ta có những thuận lợi và khó khăn.
- Thuận lợi:
v Bảo đảm cho XH luôn ổn định về chính trị, thực hiện thống nhất quyền
lực của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, không có cơ sở cho sự
phân quyền giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp.
v Trên cơ sở ý kiến của toàn Đảng, toàn dân, Đảng quyết định mục tiêu,
phương hướng xây dựng và bảo vệ đất nước, không phải điều hoà, nhân
nhượng, đấu tranh giữa các đảng đối lập. Điều này cực kỳ quý báu và rất
quan trọng để tạo ra sự ổn định XH, bảo đảm, tập trung ý chí, sức mạnh
thực hiện mục tiêu của chủ nghĩa XH.
v Toàn bộ các mục tiêu phấn đấu của NN ta đã được xác định trong cương
lĩnh và trong hiến pháp chi có thể được thực hiện dưới sự lãnh đạo của
Đảng cộng sản Việt Nam. Sự lãnh đạo duy nhất của Đảng tạo điều kiện
thuận lợi để NN ta thực hiện được ý chí, quyền lực của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động;
v Bảo đảm cho các chủ trương đúng đắn của Đảng chắc chắn được các cơ
quan NN thể chế hoá, cụ thể hoá và tổ chức thực hiện; đảng không chỉ nắm
quyền lãnh đạo chính trị mà còn lãnh đạo tất cả các lĩnh vực của đời
sống XH thông qua các tổ chức Đảng và đảng viên trong các cơ quan NN,
các tổ chức XH.
v Nhân dân đều hướng về một định hướng duy nhất, quy tụ chung về một
mục đích phù hợp với nguyện vọng, lợi ích chung của XH. Như vậy, Đảng
cộng sản duy nhất cầm quyền tạo sư ổn định về mọi mặt, thể hiện sự
thống nhất giữa trung ương và địa phương, vì không có một địa phương
nào, một đảng chính trị nào khác chi phối, chia sẻ quyền lãnh đạo và
dân có một trung tâm để đoàn kết, để đề đạt nguyện vọng của mình, không
có tình trạng né tránh, đùn đẩy giữa các đảng như ở những nước có chế
độ đa đảng.
- Khó khăn:
v Sẽ không có nguy cơ trực tiếp mất vị trí lãnh đạo, điều này dẫn đến
Đảng chủ quan, duy ý chí, quan liêu trong việc hoạch định đường lối,
chủ trương.
v Dễ áp đặt ý chí của mình cho NN, cho XH, đặt mình lên trên NN, trên
PL, có xu hướng bao biện, làm thay NN mà không chịu trách nhiệm về các
quyết định của mình; người dân khó kiểm soát, giám sát các cơ quan quyền
lực của chính quyền và cán bộ Đảng. Trong phương thức hoạt động, Đảng
dễ sa vào mệnh lệnh hành chính, nhất là nước ta đã trải qua nhiều năm
chiến tranh có thói quen sử dụng các biện pháp mệnh lệnh hành chính.
v Các đoàn thể nhân dân dễ mất đi tính năng động, chỉ là cái bóng
thừa hành của đảng cầm quyền; không khí dân chủ sẽ mất đần. Tổ chức quần
chúng trở thành cơ quan hành chính và quan liêu, hình thức trong hệ
thống chính trị.
v Đảng dễ áp đặt không hợp lý người của Đảng vào nắm giữ các chức vụ
của nhà nước và các đoàn thể nhân dân. Toàn bộ công tác cán bộ, nhất là
việc bố trí, sắp xếp cán bộ đều đặt dưới sự chỉ đạo của Đảng, Đảng phải
thống nhất lãnh đạo cán bộ cho cả hệ thống chính trị từ đó dẫn đến
việc dễ áp đặt cả những cán bộ không xứng đáng vào cơ quan NN và các
đoàn thể;
v Nguy cơ đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng sa vào tiêu cực, đặc
quyền, đặc lợi, tham nhũng, cửa quyền, bao che cho nhau. Trên thực tế,
hầu hết các cương vị lãnh đạo cơ quan NN, tổ chức KT NN đều là đảng
viên, không ít đảng viên vào đảng vì mưu cầu lợi ích cá nhân và cũng có
rất nhiều đảng viên lợi dụng uy tín của Đảng để vi phạm PL, gây bất bình
trong quần chúng, dư luận XH lên án, làm mất uy tín của Đảng.
4.2.Đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước:
- Phân định sự lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý của NN.
- Chức năng quản lý của NN :
Ø Thể chế hoá đường lối của Đảng thành PL và chính sách cụ thể. Việc thể chế hoá phải cụ thể, kịp thời.
Ø Xây dựng kế hoạch phát triển KT – XH của đất nước.
Ø Đào tạo cán bộ, xây dựng bộ máy NN gọn nhẹ và có chất lượng.
Ø Tổ chức điều hành các hoạt động KT – XH theo đúng PL và kế hoạch;
giữ gìn kỉ cương, trật tự, an ninh chính trị và trật tự an toàn XH …
Hiện nay, trước yêu cầu của sự nghiệp tiếp tục đổi mới, chiến lược đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng XHCN,
trước yêu cầu của việc tiếp tục tăng cường sức mạnh của NN trong hệ
thống chính trị, Đại hội Đảng IX đã khẳng định phải tiếp tục đẩy mạnh
cải cách tổ chức và hoạt động của NN, phát huy dân chủ, tăng cường pháp
chế thông qua các nội dung sau:
Ø Xây dựng NN pháp quyền XH chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng;
Ø Cải cách thể chế và phương thức hoạt động của NN;
Ø Phát huy dân chủ, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế;
Ø Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực;
Ø Đấu tranh chống tham nhũng;
4.3.Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên:
§ Hình thức tổ chức sinh hoạt phải đa dạng, đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân, nhất là trong thời kỳ KT thị trường.
§ Hình thức hoạt động phải sát cơ sở, sát hội viên, đoàn viên, tránh tình trạng hành chính hóa.
§ Bộ máy gọn nhẹ, hoạt động đúng tính chất là các tổ chức quần chúng.
§ Thành lập và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng và tuân theo PL NN.
§ Để vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được khẳng định
trong thực tiễn, không bị hình thức, cần tiếp tục đổi mới phương thức
hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân , khắc phục tình trạng
hành chính hóa, phô trương, quan liêu, xa dân. Thực hiện tốt Luật Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, đoàn kết
xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, xây dựng đời sống văn hoá, bảo đảm
trật tự an toàn XH, gắn liền với các chương trình, kế hoạch phát triển
KT- XH của cả nước, từng địa phương và địa bàn dân cư. Hướng mạnh các
hoạt động về cơ sở, cộng đồng dân cư và từng gia đình.
Posted in: Hoc Kỳ I Những vấn đề cơ bản về Luật Hiến Pháp
Email This
BlogThis!
Share to Facebook
0 comments:
Post a Comment