Monday, August 12, 2013

Tại sao tồn tại chế độ chính trị "Lưỡng đầu" thời Trần???

Điểm giống nhau của BMNN thời Lý và thời Trần: chính thể quân chủ trung ương tập quyền mang tính quý tộc-các chức vụ chủ chốt do những người trong dòng tộc nắm giữ. Trong triều đình, Tể tướng là người đứng đầu đội ngũ quan lại.

Điểm khác nhau: thời Trần duy trì chế độ chính trị lưỡng đầu. Vua nhường ngôi cho con để lên làm Thái thượng hoàng nhiếp chính hướng dẫn vua trè công việc triều chính. Lưỡng đầu có Thái thượng hoàng kiểm soát và chia sẻ quyền lực với vua. Tồn tại chế độ chính trị lưỡng đầu thời Trần do chính thể tập quyền mang tính quý tộc dòng cần chế độ lưỡng đầu để tập trung quyền lực tập thể dòng họ. Do quân quyền Nho giáo-một vua có quyền lực tuyệt đối chưa đỉnh điểm nên lưỡng đầu là phương pháp tối ưu để tạo quyền lực nhà nước được quản lý bởi những người trong họ tộc. Còn nhà Tống, Đường, và nhà Lý, Thái Thượng Hoàng chỉ xuất hiện rất ít trong những trường hợp đặc biệt như bị ép buộc để tước đoạt quyền lực vua và không có quyền lực. Hay nói cách khác, có thái thượng hoàng nhưng không phải lưỡng đầu.
 Giữa thế kỷ XIII, một mô hình lưỡng đầu chế mới lạ - hầu như chưa từng xuất hiện trong lịch sử các nước, nhất là Trung Hoa (vốn được coi là chế độ kiểu mẫu phương Đông thời bấy giờ) - được thiết lập ở nước ta, tồn tại vững chắc và kéo dài một thế kỷ rưỡi (1258-1407). Đó là mô hình thượng hoàng, hoàng đế: hai cha con cùng làm nguyên thủ. Hoàng đế (con) là nguyên thủ thực sự, đứng đầu quốc gia, mang danh nghĩa thiên tử, còn thượng hoàng (cha) là nguyên thủ cố vẫn tối cao, có thực quyền (cả về chính trị lẫn về huyết thống) đối với hoàng đế.

Vị vua khai nghiệp nhà Trần (Trần Thái Tôn) sau 33 năm ở ngôi hoàng đế thì truyền ngôi cho con (Thái tử Trần Hoảng) rồi lên làm thượng hoàng. Những vị vua tiếp sau đều theo lệ ấy - cứ làm hoàng đế một thời gian rồi truyền lại ngôi cho thái tử, trở thành thượng hoàng. Dù các vua lúc lên ngôi đã trưởng thành hay còn ít tuổi (vua Minh tôn lên ngôi lúc 15 tuổi, Hiếu Tôn -10 tuổi, Dụ Tôn -6 tuổi, Thuận Tôn -11 tuổị..) thì đều có vua chú, vua anh giúp đỡ, chỉ đạ việc điều hành quốc gia. Hoàng đế càng nhỏ tuỏi, ốm yếu, kém tài.. thì vai trò của thượng hoàng càng quan trọng.

Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", các vua Trần khi "con đã lớn thì cho nối ngôi chính, còn cha lui về cung Thánh Từ, xưng là thượng hoàng, cùng trộng coi chính sự. Thực ra, truyền ngôi chỉ để yên việc sau, phòng lúc vội vàng, chứ mọi chuyện đều do thượng hoàng quyết định. Vua kế vị không khác gì hoàng thái tử cả". Tổng cộng thời gian các vua Trần trị vì mà bên trên còn thượng hoàng và thái thượng hoàng là 102 năm (thái thượng hoàng là cha của thượng hoàng, trước đó đã nhường ngôi cho thượng hoàng).

Thượng hoàng và hoàng đế tuy có danh xưng, vai trò, địa vị, quan hệ... khác nhau nhưng cùng là nguyên thủ, cùng trị vì quốc gia nên trong sử sách, nhiều khi học được gọi chung là hai vua. Chẳng hạn, ca ngợi thượng hoàng Trần Thánh Tôn và hoàng đế Trần Nhân Tôn qua chiến thắng quân xâm lược Mông Nguyên (1285-1288), trong "Bạch Đằng giang phú", tác giả Trương Hán Siêu viết;


Hai vua thánh chừ anh minh
Đem nước sông chừ rửa giáp binh
Bụi Hồ không dám động chừ ngàn năm thanh bình...
Còn trong "Đại việt sử ký toàn thư", Ngô Sỹ Liên cùng các sứ thần triều Hậu Lê cũng dùng từ hai vua khi viết về Hội nghị Diên Hồng tháng chạp năm Giáp Than 1284 ("Giặc Hồ vào cướp là nạn lớn của đất nước. Hai vua hiệp mưu, bầy tôi họp bàn...") và về việc duyệt quân chuẩnbị đi đánh Chiêm Thành tháng mười năm Bính Thìn 1376 (".. đại duyệt quân thuỷ bộ ở bãi cát sống Bách Hạc, hai vua đích thân làm tướng").

Việc thiết lập mô hình thượng hoàng - hoàng đế là một kỹ thuật cai trị khôn khéo, cẩn thận của các vua Trần, vì thái tử cần có một thời gian làm quen, tập dượt việc triều chính; trong lúc đó thượng hoàng vẫn giữ vai trò lãnh dạo tối cao, quyết định mọi chuyện trọng đại. Cách tập dượt này toàn diện hơn so với ở các triều Ngô, đinh, Tiền Lê, Lý trước đó (chỉ cho thái tử thay vua cha làm quen với một số công việc như cầm quân đi diệt giặc, tổ chức đón tiếp sứ thần nước ngoài, giải quyết án kiện...)

Mặt khác, truyền ngôi khi vua cha còn sống đảm bảo sự ổn định, suôn sẻ của việc nối ngôi, tránh những rắc rối từng thường xuyên gặp như chuyện các hoàng tử tranh giành ngôi (đẫm máu nhất là những cuộc tranh giành ngôi của các con vua Lê Đại Hành năm 1005, của các con vua Lý Thái Tổ năm 1028 - sau khi cha họ đột ngột băng hà) hoặc ngôi vua bị chiếm bởi người ngoại tộc (ngôi vua Ngô bị Dương Tam Kha chiếm năm 944 sau khi Ngô Quyền băng hà, ngôi vua Đinh mất vào tay Lê Hoàn năm 980 sau khi Đinh Tiên Hoàng băng hà...).

Chế độ thượng hoàng - hoàng đế vừa giống các chế độ phụ chính, nhiếp chính vốn khá phổ biến trong lịch sử (nếu vua còn nhỏ hoặc năng lực kém thì có một vài quan đại thần làm cố vấn, giúp vua trị vì), lại vừa khác hẳn ở chỗ quan hệ huyết thống chặt chẽ (cha-con) và vị cố vấn vấn có quyền quyết định tối cao (đối với cả vua lẫn quốc gia), trực tiếp tham gia điều hành bộ máy Nhà nước, đảm bảo sự kế thừa liên tục và vững chắc, ngăn chặn những hiện tượng suy thoái hoặc biến loạn gây bất ổn định chính trị.

0 comments:

Post a Comment

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | LunarPages Coupon Code