NGUYÊN TẤN
Vụ việc ông Nguyễn Đức An, Việt kiều Mỹ mới đây kiện vợ cũ của mình – người mẫu Ngọc Thuý – để đòi khối tài sản trị giá khoảng 288 tỉ đồng đặt ra một số vấn đề pháp lý thú vị.
Bản án của toà án Hoa
Kỳ đã có phán quyết những tài sản ấy là sở hữu của ông An nhưng vì sao
ông này vẫn phải kiện lại tại toà án Việt Nam?
Phải được công nhận
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) bất
kỳ một bản án hay quyết định (dân sự) của cơ quan tài phán nước ngoài
muốn có hiệu lực tại Việt Nam thì phải được toà án có thẩm quyền của
Việt Nam công nhận và cho thi hành.
Toà án Việt Nam sẽ tiến hành việc công nhận trong
trường hợp bản án, quyết định của toà án của nước mà Việt Nam và nước đó
đã ký hiệp định tương trợ tư pháp (HĐTTTP). Ngoài ra, việc công nhận
cũng có thể được xem xét trên cơ sở có đi có lại mà không đòi hỏi nước
đó đã ký HĐTTTP hay chưa.
Hiện nay, giữa Việt Nam và Hoa Kỳ chưa ký HĐTTTP. Do
đó, bản án ly hôn liên quan đến tài sản tại Việt Nam giữa người mẫu Ngọc
Thuý và ông Nguyễn Đức An (Việt kiều Mỹ) của toà án Hoa Kỳ muốn được
công nhận thì sẽ phải được xem xét trên cơ sở có đi có lại (có đi có
lại, tức là coi xem đã có bản án, quyết định nào của toà án Việt Nam
được Hoa Kỳ công nhận và thi hành hay chưa, nếu đã có rồi thì sẽ tiến
hành việc công nhận, thi hành).
Một thẩm phán TAND TPHCM cho biết thực tế đã có một
số bản án, quyết định của toà án Hoa Kỳ được công nhận và thi hành tại
Việt Nam. Vì vậy, nếu ông An yêu cầu toà án Việt Nam công nhận thì có
khả năng sẽ được toà án xem xét.
Vậy, tại sao lại kiện?
Tuy nhiên, để bản án, quyết định được công nhận thì
còn phải đảm bảo một số nguyên tắc như không được trái với những nguyên
tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam; vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử
riêng biệt của toà án Việt Nam v.v…
Theo Điều 411, BLTTDS, vụ án dân sự có liên quan
đến quyền đối với bất động sản trên lãnh thổ Việt Nam thì sẽ thuộc thẩm
quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam. Như vậy, phán quyết liên quan đến
các tài sản là nhà đất tại Việt Nam giữa người mẫu Ngọc Thuý và ông
Nguyễn Đức An (Việt kiều Mỹ) của toà án Hoa Kỳ sẽ không thể được công
nhận và thi hành vì những tài sản trên thuộc thẩm quyền xét xử riêng
biệt của toà án Việt Nam.
Hơn nữa, theo quy định của pháp luật đất đai thuộc sở
hữu toàn dân, thế nên, nếu toà án Hoa Kỳ tuyên những tài sản ấy là sở
hữu của ông Nguyễn Đức An thì bản án đó đã trái với những nguyên tắc cơ
bản của pháp luật Việt Nam, tức là sẽ không được công nhận, thi hành.
Đây có thể là lý do buộc ông An phải khởi kiện một vụ
án độc lập để yêu cầu toà án Việt Nam xác định quyền đối với những tài
sản của mình tại Việt Nam. Một thẩm phán TAND TPHCM cho rằng ông An hoàn
toàn có quyền khởi kiện bất kỳ lúc nào chứ không bắt buộc phải làm thủ
tục công nhận và thi hành bản án xong, không được, thì mới khởi kiện.
SOURCE: THỜI BÁO KINH TẾ SÀI GÒNLS Phan Trung Hoài:Băn khoăn về thẩm quyền của toà ánVụ việc một Việt kiều kiện đòi tài sản một siêu mẫu Việt Nam và được Tòa án nhân dân TPHCM thụ lý và giải quyết đang thu hút sự quan tâm của dư luận và những người hành nghề luật. Vụ việc này liên quan đến một lĩnh vực khá phức tạp của tư pháp quốc tế, trong đó nảy sinh vấn đề xung đột về quyền tài phán và áp dụng luật trong quan hệ tranh chấp tài sản trong hôn nhân có yếu tố nước ngoài.Theo thông tin trên báo chí, về phía Toà án Mỹ đã công nhận nhiều tài sản trị giá 288 tỉ đồng ở Việt Nam là của ông Nguyễn Đức An-Việt kiều Mỹ trong vụ ly hôn với người mẫu Ngọc Thuý. Tuy nhiên, thực tế ông An hiện vẫn phải khởi kiện một vụ án khác tại Việt Nam để đòi lại những tài sản trên. Câu hỏi đặt ra là, bản án của Tòa án Mỹ có giá trị hiệu lực tại Việt Nam và tại sao đã có bản án rồi mà ông An vẫn phải tiến hành khởi kiện tại Tòa án Việt Nam ?Về nguyên tắc, bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài để được thi hành tại Việt Nam thì phải tiến hành thủ tục yêu cầu công nhận gửi đến Bộ Tư pháp Việt Nam. Bộ Tư pháp Việt Nam sẽ chuyển đơn yêu cầu đến Tòa án có thẩm quyền và Tòa án có thẩm quyền sẽ tiến hành thụ lý, mở phiên họp xét đơn yêu cầu, quyết định việc công nhận cho thi hành hoặc không công nhận cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam.Đối chiếu với trường hợp nêu trên, nếu bản án của Tòa án Mỹ liên quan việc giải quyết quan hệ hôn nhân và có quyết định về tài sản chưa làm thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, nên chưa phát sinh hiệu lực pháp lý trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, việc Tòa án Việt Nam lại tiến hành thụ lý vụ kiện đòi tài sản đã được một bản án của Tòa án Mỹ quyết định đang đặt ra nhiều vấn đề pháp lý cẩn được đánh giá và xem xét.Theo quy định tại điều 410 Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam (BLTTDS), Toà án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong các trường hợp sau đây: “Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật Việt Nam hoặc xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng có ít nhất một trong các đương sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài.”Điều 411 BLTTDS quy định: “Vụ án dân sự có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam” sẽ thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam. Mặt khác, điều 356 BLTTDS quy định: Những bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam đó là “Vụ án thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của Toà án Việt Nam … hoặc đã có bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án nước ngoài đã được Tòa án Việt Nam công nhận”.Như vậy, về góc độ pháp lý, ngay từ đầu, nếu bản án ly hôn giữa người mẫu Ngọc Thúy và ông Nguyễn Đức An, trong đó Tòa án Mỹ có phán quyết liên quan đến tài sản là bất động sản tại Việt Nam làm phát sinh xung đột pháp luật liên quan vấn đề áp dụng luật, trong đó nhiều khả năng quyết định nói trên trái với quy định của pháp luật Việt Nam, nên có thể không được xem xét là có giá trị pháp lý để công nhận.Ngoài ra, Điều 413 BLTTDS còn quy định việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp đã có Toà án nước ngoài giải quyết với điều kiện: “Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong trường hợp đã có bản án, quyết định của Toà án nước ngoài giải quyết vụ việc dân sự đó và nước có Toà án ra bản án, quyết định dân sự đó và Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế quy định việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự” hoặc “…Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nếu có Toà án nước ngoài đã thụ lý vụ việc dân sự đó và bản án, quyết định của Toà án nước ngoài về vụ việc dân sự đó được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam”.Do hiện nay giữa nước CHXHCN Việt Nam và Hoa Kỳ chưa ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp về vấn đề dân sự và hôn nhân gia đình, nên việc ông Nguyễn Đức An phải khởi kiện về việc tranh chấp tài sản đối với người mẫu Ngọc Thúy để yêu cầu bảo vệ quyền lợi hợp pháp đối với tài sản của mình chỉ có thể được Tòa án Việt Nam thụ lý sau khi đã tiến hành thủ tục công nhận phán quyết của Tòa án Mỹ tại Việt Nam mà không được phiá Việt Nam công nhận cho thi hành. Trong trường hợp này, ông Nguyễn Đức An có thể khởi kiện tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản nhờ người trong nước đứng tên như là một quan hệ tranh chấp độc lập thuộc thẩm quyền tài phán của Tòa án Việt Nam.
Trích dẫn từ: http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/ykien/62794/Vu-sieu-mau-Ngoc-Thuy-bi-kien-Muon-thi-hanh-phai-duoc-cong-nhan.html
0 comments:
Post a Comment