NGUYỄN THANH PHONG
1. Đánh giá năng lực cạnh tranh?
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện
các cam kết quốc tế VN từng bước mở cửa dịch vụ ngân hàng, nhằm hướng
đến xây dựng hệ thống ngân hàng cạnh tranh bình đẳng trên bình diện quốc
tế theo khuôn khổ pháp lý phù hợp và thống nhất. Hơn bao giờ hết sự
cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, thách
thức đối với các NHTMVN càng gia tăng khi Chính phủ VN tháo dỡ rào cản
đối với các ngân hàng thương mại nước ngoài (NHTMNNg) và tiến đến xóa bỏ
những bảo hộ của Nhà nước đối với ngân hàng trong nước. Vì vậy đánh giá
chính xác năng lực và vị thế cạnh tranh của NHTMVN trong điều kiện hiện
nay là yêu cầu cần thiết.
“Năng lực cạnh tranh của NHTM là khả năng mà do
chính ngân hàng tạo ra trên cơ sở duy trì và phát triển những lợi thế
vốn có, nhằm cũng cố và mở rộng thị phần; gia tăng lợi nhuận và có khả
năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh
doanh”. Năng lực cạnh tranh của NHTM được đánh giá qua các yếu tố: năng
lực tài chính; năng lực công nghệ; nguồn nhân lực; năng lực quản trị
điều hành; mạng lưới hoạt động; mức độ đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh;
…trong đó, năng lực tài chính và năng lực công nghệ được xem là những
yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định năng lực cạnh tranh của NHTM.
2. Thực trạng năng lực cạnh tranh
Với những nỗ lực trong thời gian qua năng lực cạnh
tranh của NHTMVN đã có bước cải thiện đáng kể nhưng vẫn chưa đủ mạnh để
cạnh tranh bình đẳng với các NHNNg, cụ thể:
- Quy mô vốn chủ sở hữu:
Quy mô vốn chủ sở hữu của NHTMVN hiện nay còn rất
thấp. NHTMNN là nhóm ngân hàng có quy mô vốn tương đối cao trong toàn hệ
thống nhưng vẫn còn ở mức khiêm tốn gần 80 triệu USD, thể hiện qua bảng
số liệu sau:
Bàng 1: Quy mô vốn điều lệ của các NHTMNN năm 2008 (Đơn vị tính : tỷ VND, triệu USD); (tỷ giá quy đổi USD/VND = 17.600)
Ngân hàng
|
Vốn điều lệ (VND)
|
(USD)
|
NH Nông nghiệp và PTNT VN |
10.500
|
596
|
NH Công thương VN |
13.550
|
770
|
NH Đầu tư và Phát triển VN |
7.700
|
437
|
NH Phát triển nhà ĐBSCL |
850
|
48
|
Nguồn: Tổng hợp báo cáo của NHTM
Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP), đã có sự gia tăng đáng kể về quy mô vốn trong thời gian qua, nhưng đến nay chỉ có khoảng 8 NHTMCP có mức vốn trên 3.000 tỷ VND, số còn lại dưới 3.000 tỷ VND, có một số ngân hàng chỉ đạt được mức 1.000 tỷ VND.
Bảng 2: Quy mô vốn điều lệ của một số NHTMCP tháng 3/2009 (Đơn vị tính : tỷ VND, triệu USD); (tỷ giá quy đổi USD/VND = 17.600)
STT
|
Ngân hàng
|
Vốn điều lệ
VND |
USD
|
Nhóm 1 (VĐL trên 3.000)
|
|||
1
|
NHTMCP Ngoại thương
|
12.100
|
688
|
2
|
NHTMCP Xuất nhập khẩu VN
|
7.200
|
409
|
3
|
NHTMCP Á châu
|
6.536
|
371
|
4
|
NHTMCP Sài Gòn Thương tín
|
5.116
|
291
|
5
|
NHTMCP Đông Nam Á
|
4.068
|
231
|
6
|
NHTMCP Quân đội
|
3.400
|
193
|
7
|
NHTMCP Sài Gòn
|
3.299
|
187
|
8
|
NHTMCP Kỹ thương
|
3.642
|
207
|
Nhóm 2 (VĐL trên 2.000)
|
|||
1
|
NHTMCP Đông Á
|
2.880
|
164
|
2
|
NHTMCP An Bình
|
2.705
|
154
|
Nhóm 3 (VĐL từ 1.000 trở lên)
|
|||
1
|
NHTMCP Việt Á
|
1.359
|
77
|
2
|
NHTMCP Nam Việt
|
1.000
|
57
|
(Nguồn tổng hợp báo cáo NHTM)
Qua số số liệu trên cho thấy vốn của NHTMVN hiện
nay vẫn còn cách biệt rất lớn so với mức vốn của một ngân hàng, một tập
đoàn tài chính ở mức trung bình của nước ngoài.
Bảng 3: Quy mô vốn của một số NHNNg năm 2006 (Đơn vị tính: triệu USD)
Ngân hàng
|
Vốn chủ sở hữu
|
Citigroup |
112.537
|
JP Morgan Chase |
107.211
|
HSBC |
98.226
|
Mitsubishi UFJ Financial Group |
83.281
|
BNP Paribas |
56.610
|
Mizuho Finacial Group |
52.243
|
(Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/bank)
- Hệ số an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio – CAR):
Hệ số an toàn vốn của NHTMVN trong thời gian qua được
cải thiện đáng kể, nhưng hiện nay vẫn còn một số ngân hàng có CAR dưới
8%. Trước tháng 6 năm 2004, CAR của hệ thống NHTMVN rất thấp, CAR trung
bình của NHTMNN là 3,05%. Từ năm 2005 trở đi, quy mô vốn của các NHTMVN
tăng lên, CAR của ngân hàng cũng tăng theo.
Bảng 4: CAR của một số ngân hàng giai đoạn (2005- 2008) (Đơn vị tính : %)
Ngân hàng
|
2005
|
2006
|
2007
|
2008 = Giá trị ước tính
|
NH NNo và PTNT VN |
0,41
|
4,97
|
7,2
|
< 8
|
NH Đầu tư và Phát triển VN |
3,36
|
5,50
|
6,67
|
> 8
|
NH Ngoại thương VN |
9,57
|
12,28
|
12,25
|
> 12
|
NH Công thương VN |
6,07
|
5,18
|
-
|
> 10.9
|
NH Á châu |
12,1
|
10,89
|
16,19
|
-
|
NH Sài Gòn Thương tín |
15,4
|
11,82
|
11,07
|
-
|
NH Đông Á |
8,94
|
13,57
|
14,36
|
-
|
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của các NHTM, BVSC)
Theo báo cáo tổng kết của Ngân hàng Nhà nước (NHNN),
tỷ lệ an toàn vốn bình quân của hệ thống ngân hàng VN đến cuối năm 2008
ở mức 9,7% so với 2007 là 8,9% . Nhưng so với hệ thống ngân hàng của
một số quốc gia trong khu vực châu Á, CAR của NHTMVN vẫn còn thấp. CAR
năm 2007, khu vực châu Á Thái Bình Dương là 13,1%, khu vực Đông Á là
12,3%.
Trước yêu cầu của hội nhập quốc tế, các NHTMVN, đặc
biệt là đối với các NHTMNN phải tiếp tục nâng cao CAR để đạt được mức
tối thiểu theo chuẩn mực quốc tế là 8%
- Chất lượng tài sản có:
Chất lượng tài sản có của NHTMVN hiện nay là đang
thay đổi theo chiều hướng tốt, tỷ lệ nợ xấu (nợ thuộc nhóm 3,4,5) có
khuynh hướng giảm đi.
Chỉ tiêu
|
2003
|
2004
|
2005
|
2006
|
2007
|
Tỷ lệ (Nợ xấu / tổng dư nợ)
|
4,74 %
|
2,85 %
|
2,98 %
|
2,48 %
|
1,38 %
|
(Nguồn : Tổng hợp báo cáo thường niên của NHNN và BHTGVN)
Tuy nhiên, theo báo cáo tổng kết ngành của NHNN, đến
cuối năm 2008, khi áp dụng phân loại nợ theo quyết định
493/2005/QĐ-NHNN, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống có khuynh hướng tăng
lên đến 3,5% nhưng vẫn còn thấp hơn mức cho phép theo tiêu chuẩn quốc
tế 5%, trong khi đó tỷ lệ nợ xấu của Trung Quốc năm 2007 đang ở mức
6,17%. Đây là một dấu hiệu rất khả quan, tuy nhiên vấn đề quan tâm hiện
nay là vẫn còn một số ngân hàng áp dụng 493/2005/QĐ-NHNN chưa triệt để,
nên chưa phản ánh đầy đủ tình hình nợ xấu thực tế của toàn hệ thống.
- Năng lực công nghệ:
Hiện nay, các NHTM rất quan tâm đến việc đầu tư
đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách
hàng, nhưng vẫn còn nhiều bất cập: Quy mô vốn của NHTM nhỏ; chi phí đầu
tư hiện đại hóa công nghệ cao; khả năng ứng dụng công nghệ tiên tiến của
nhân viên ngân hàng còn hạn chế nên dẫn đến lãng phí, khai thác không
hết tính năng của công nghệ mới.
Điển hình là hệ thống giao dịch tự động – ATM,
sau một thời gian triển khai thực hiện vẫn chưa hết những bất cập, chưa
có sự kết nối trong toàn hệ thống ngân hàng để có thể giảm chi phí đầu
tư và đảm bảo hiệu quả giao dịch cho khách hàng. Việc NHNN công bố
chính thức kết nối hai liên minh thẻ lớn ở VN là Smartlink và Banknetvn,
mở đường cho việc hình thành một mạng thanh toán điện tử thống nhất
trên toàn quốc nhưng cũng chỉ mới dừng ở kết nối công nghệ nên việc cung
ứng dịch vụ ngân hàng vẫn chưa đạt hiệu quả cao hơn.
Việc triển khai hệ thống Core banking tại các
NHTMVN được xem là điểm nhấn cho đầu tư công nghệ, nhưng khi triển khai
thực hiện thì vẫn chưa có sự đồng bộ trong toàn hệ thống. Hiện nay đã có
44 NHTM trong nước triển khai Core banking, nhưng có quá nhiều phần
mềm được sử dụng như : Siba; Bank 2000; SmartBank; Symbol System;
Teminos; Iflex; Huyndai; Sylverlake; TCBS (the complex banking solution –
giải pháp ngân hàng phức hợp), quy mô đầu tư lại khác nhau giữa các
ngân hàng nên sự liên kết với nhau còn hạn chế.
- Nguồn nhân lực:
Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, chưa đồng
đều. Trong thời gian qua có những thời điểm nhu cầu nguồn nhân lực ngân
hàng gia tăng đột biến, hình thành sự chuyển dịch lao động bất hợp lý,
ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng. Theo báo cáo của
NHNN, đội ngũ nhân viên ngân hàng được đào tạo ở bậc thạc sĩ và tiến sĩ
chiếm chưa đầy 10%, trình độ đại học chiếm khoảng 61%, kỹ năng nghề
nghiệp vẫn còn hạn chế, khả năng tiếp cận và xử lý công việc theo nhóm
còn gặp nhiều khó khăn.
Mặc khác, chính sách đãi ngộ và thu hút nguồn
nhân lực cũng chưa được các ngân hàng quan tâm đúng mức, phát sinh tình
trạng chảy máu chất xám trong lĩnh vực ngân hàng.
3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
Thứ nhất, tiếp tục tăng cường năng lực tài chính theo
hướng tăng quy mô vốn điều lệ, đảm bảo mức an toàn vốn theo chuẩn mực
quốc tế, nâng cao chất lượng tài sản có.
Theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ, mức
vốn pháp định của tất cả các NHTM đến năm 2010 là 3.000 tỷ VND, CAR tối
thiểu là 8%, tỷ lệ nợ xấu dưới 5%.
- Đối với NHTMNN:
- Xác định một tỷ lệ hợp lý lợi nhuận ròng được
sử dụng hằng năm để tăng vốn điều lệ trong giai đoạn sắp tới. Theo Nghị
định 166/1999/NĐ – CP, NHTM được trích 5% từ nhuận ròng hằng năm nhưng
không quá 100% vốn điều lệ của ngân hàng cho quỹ dự trữ bổ sung vốn
điều lệ. So với nhu cầu tăng vốn hiện tại thì tỷ lệ này còn thấp, do đó
việc cần tăng tỷ lệ này từ 5% lên 10% là rất cần thiết đối với các
NHTM.
– Xử lý dứt điểm các khoản nợ tồn đọng, kiểm tra
và điều chỉnh các khoản mục tài sản không sinh lợi để nâng cao chất
lượng tài sản có của NHTM. Mỗi ngân hàng phải đầu tư một hệ thống cảnh
báo rủi ro, phải thành lập một công ty quản lý nợ và khai thác tài sản,
để cảnh báo kịp thời rủi ro phát sinh và xử lý triệt để các khoản nợ tồn
đọng.
- Đối với NHTMCP:
– Phải lựa chọn thời điểm và phương thức hợp lý
để tăng vốn. NHTMCP có thể tăng vốn dưới hình thức chủ yếu là phát hành
thêm cổ phiếu. Trong điều kiện hiện nay, phát hành thêm cổ phiếu quả là
một bài toán rất khó cho các NHTMCP, trước mắt NHTMCP chỉ nên phát hành
cổ phiếu để huy động từ cổ đông hiện hữu.
- Xây dựng và đề xuất với NHNN một tỷ lệ sở hữu cổ phiếu hợp lý của công đông chiến lược và cổ đông nước ngoài. Với tỷ lệ 30% cho cổ đông nước
ngoài như hiện nay vẫn còn là một tỷ lệ khiêm tốn. Tỷ lệ này có thể cao
hơn nhưng vẫn kiểm soát được sự chi phối của cổ đông nước ngoài. Nếu tỷ
lệ này được tăng lên sẽ giúp cho NHTMCP tranh thủ được một nguồn lực
rất lớn cho việc gia tăng quy mô vốn của mình trong điều kiện cần thiết
hiện nay.
– Sáp nhập các ngân hàng, hoặc mua lại các ngân
hàng nhỏ để hình thành nên một ngân hàng có tiềm lực tài chính lớn hơn,
hình thành nên một tập đoàn tài chính đa năng cũng là một giải pháp rất
hiệu quả cho các NHTMCP hiện nay
Thứ hai, chú trọng chiến lược phát triển nguồn nhân lực theo hướng nâng cao chất lượng.
- NHTM phải có chiến lược đúng đắn cho nguồn nhân lực
trong tương lai bằng cách đẩy mạnh hơn nữa chương trình liên kết, tài
trợ tại các trường đại học và trung tâm đào tạo.
– Phải có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với người lao
động, tạo môi trường thuận lợi để người lao động phát huy hết năng lực
của mình, phải biết tôn trọng tài năng của người lao động.
– Phải xây dựng các dự án bồi dưỡng nghiệp vụ cho
nhân viên định kỳ để nâng cao tính chuyên nghiệp và khả năng ứng dụng
công nghệ mới.
Thứ ba, tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ ngân hàng
nhằm đảm bảo tính hiện đại, an toàn, nhanh chóng, tiện lợi nhất trong
giao dịch cung ứng dịch vụ cho khách hàng:
– NHTM phải tích cực hơn nữa trong việc đầu tư
đổi mới công nghệ phù hợp chiến lược hiện đại hóa đối với ngành ngân
hàng trong thời gian tới, chú trọng hơn nữa tính hiệu quả trong việc
triển khai hệ thống ngân hàng lõi – Core banking
– Bồi dưỡng nâng cao trình độ và khả năng ứng
dụng công nghệ thông tin của nhân viên, để nâng cao hiệu quả sử dụng
công nghệ hiện đại.
Thứ tư, tăng cường năng lực quản trị điều hành theo tiêu chuẩn quốc tế.
– Các NHTM cần phải chuẩn hóa mô hình tổ chức
theo mô hình thông lệ quốc tế, mô hình tổ chức tập trung hướng tới khách
hàng, theo đó Hội sở chính tập trung quản lý và xử lý tác nghiệp kinh
doanh của ngân hàng, các chi nhánh tập trung vào việc bán các sản phẩm
cho khách hàng và thực hiện chính sách chăm sóc khách hàng.
– Đổi mới cơ cấu quản trị theo tiêu chuẩn quốc
tế: nhất quán hệ thống chính sách, tập trung quản trị rủi ro, phân chia
trách nhiệm cụ thể và thù lao tương xứng.
Tài liệu tham khảo:
1. PGS.TS. Trần Huy Hoàng (2008), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Lao động – Xã hội.
2. Ban công tác về việc gia nhập WTO của VN, Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ, Báo cáo ngày 27/10/2006
3. Dự án hỗ trợ thương mại đa biên –
Multilaterral Trade Assistance Project, VN gia nhập Tổ chức Thương mại
Thế giới – Giải thích các điều kiện gia nhập.
4. NHNN, Báo cáo thường niên qua các năm.
5. NHTM, Báo cáo thường niên qua các năm.
6. Quyết định 112/2006/QĐ-TTg, ngày 24/05/2006, Đề án phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
SOURCE: TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ 223, THÁNG 5 NĂM 2009
0 comments:
Post a Comment