LÂM PHƯƠNG ĐÔNG
Trong hoạt động xét xử
của Tòa án, việc cấp phúc thẩm tuyên hủy hoặc cải sửa bản án sơ thẩm là
việc khá bình thường khi phát hiện quá trình xét xử cấp sơ thẩm có sai
sót về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, để lọt tội phạm, không đưa người
có quyền và nghĩa vụ liên quan vào tham gia tố tụng hoặc có sai phạm
khác mà cấp phúc thẩm không thể khắc phục được.
Đây là việc làm rất cần thiết, được pháp luật quy
định, nhằm mục đích làm cho bản án của Tòa án thể hiện sự công minh,
chính xác… Cũng thông qua thủ tục đó, Hội đồng xét xử của cấp dưới tổ
chức kiểm điểm rút kinh nghiệm, xử lý mọi hành vi vi phạm của cá nhân,
góp phần nâng cao trách nhiệm, năng lực, kinh nghiệm xét xử cho thẩm
phán, hội thẩm nhân dân.
Tuy nhiên, thực tế có không ít trường hợp việc hủy
án, cải sửa bản án đã trở thành đề tài tranh luận đối với người trong
cuộc; Ngay cả các chuyên gia trong lĩnh vực xét xử dân sự cũng tỏ thái
độ không đồng tình. Trường hợp hủy án sau, dư luận địa phương đang tranh
luận và hoài nghi là một ví dụ.
Ngày 21.8.2007, TAND thị xã Tân An, Long An thụ lý và
đưa ra giải quyết vụ án dân sự “Tranh chấp hợp đồng dân sự vay tài sản”
giữa nguyên đơn: bà Trần Thị Điện-sinh năm 1955, địa chỉ số 60/7 đường
Mậu Thân, Phường An Hòa, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ. Người đại
diện hợp pháp theo ủy quyền là bà Trần Thị Thững, địa chỉ 06/89-Khu phố
Quyết Thắng 2, Phường Khánh Hậu, thị xã Tân An, Long An. Bị đơn là Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) Long An. Chi nhánh
Khu vực II do ông Nguyễn Văn Dậu- Giám đốc là người đại diện hợp pháp.
Nội dung vụ kiện được tóm tắt như sau:
Bà Võ Thị Xuyên được Nhà nước bồi thường khi thu hồi
đất, sau khi chia một phần cho các con bà Xuyên có nhờ con ruột là chị
Trần Thị Điện đứng tên gửi tiền vào Ngân hàng NN và PTNT Long An số tiền
1.200.000.000 đồng vào ngày 5.10.2005 với thỏa thuận lãi suất
0,63%/tháng, thời gian cho vay là 3 tháng.
Theo trình bày của đại diện nguyên đơn thì sau khi bà
Điện gởi số tiền trên vào Ngân hàng đã giao sổ tiết kiệm cho bà Xuyên
quản lý, sau đó bị bà Điệp cũng là con ruột bà Xuyên lấy cắp và bỏ nhà
ra đi. Bà Điện có làm đơn trình bày nguyên cớ mất và xin rút tiền trên
thì Ngân hàng không đồng ý; Bà Thửng đại diện theo ủy quyền cho bà Điện
tại phiên tòa yêu cầu Ngân hàng NN và PTNT Long An hoàn trả số tiền gốc
1.200.000.000 đồng và tiền lãi suất theo thỏa thuận.
Ông Nguyễn Văn Dậu đại diện cho bị đơn cho rằng,
sau khi đã gởi số tiền trên bà Xuyên có đơn tranh chấp và đề nghị Ngân
hàng không cho bà Điện rút tiền, mặc khác bà Điện chưa làm đúng thủ tục
khi rút tiền; Đồng thời đề nghị Tòa án phải giải quyết tranh chấp trước
giữa bà Điện với bà Xuyên thì Ngân hàng mới chi trả tiền cho bà Điện.
Tại bản án sơ thẩm số 167/2007/DS-ST ngày 21.8.2007, TAND thị xã Tân An đã tuyên:
- Chấp nhận theo đơn khởi kiện của bà Trần Thị Điện.
Buộc Ngân hàng NN và PTNT Long An chi nhánh Khu vực II có nghĩa vụ
thanh toán cho bà Trần Thị Điện số tiền vay, gồm tiền vốn 1.200.000.000
đồng, tiền lãi 175.430.756 đồng. Tổng cộng số tiền 1.375.430.765 đồng
(một tỷ ba trăm bảy mươi lăm triệu bốn trăm ba mươi ngày bảy trăm sáu
mươi lăm đồng).
- Về án phí dân sự sơ thẩm: Ngân hàng NN và PTNT chi nhánh khu vực II phải nộp 28.375.400 đồng.
Không đồng ý với bản án sơ thẩm, phía bị đơn đã có đơn kháng cáo, phía nguyên đơn cũng có đơn kháng cáo yêu cầu Ngân hàng thanh toán tiền lãi theo lãi suất quá hạn.
Không đồng ý với bản án sơ thẩm, phía bị đơn đã có đơn kháng cáo, phía nguyên đơn cũng có đơn kháng cáo yêu cầu Ngân hàng thanh toán tiền lãi theo lãi suất quá hạn.
Tại bản án phúc thẩm số 524/2007/DS.PT ngày
25.10.2007, TAND tỉnh Long An đã nhận định việc cấp sơ thẩm không đưa bà
Võ Thị Xuyên tham gia với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên
quan làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bà và việc Tòa án
sơ thẩm buộc Ngân hàng phải hoàn trả số tiền trên cho bà Điện là mặc
nhiên công nhận quyền sở hữu số tiền trên cho bà Điện là không có căn
cứ. Bởi lẽ bà Điện do bà Thữäng đại diện xác định số tiền 1,2 tỷ đồng là
của bà Xuyên nhờ bà Điện gởi vào Ngân hàng; Do nội bộ gia đình bà Xuyên
có tranh chấp nên phía Ngân hàng cho rằng phải có kết quả giải quyết
của Tòa án thì mới cho bà Điện rút số tiền trên. Từ nhận định trên, Tòa
án tỉnh Long An đã tuyên: hủy toàn bộ bản án sơ thẩm số 167/2007/DS.ST
ngày 21.8.2007, chuyển hồ sơ cho TAND thị xã Tân An giải quyết lại theo
thủ tục chung.
Không thống nhất với bản án phúc thẩm của TAND tỉnh
Long An, Chánh án TAND thị xã Tân An đã có Tờ trình số 22/2008/KN.TA
ngày 18.2.2008 gởi Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao “Đề
nghị kháng nghị theo trình tự Giám đốc thẩm bản án phúc thẩm số
524/2007/DS.PT của TAND tỉnh Long An. Phân tích, giải trình phần nhận
định của TAND tỉnh Long An, văn bản của Chánh án TAND thị xã Tân An đã
nêu:
- “Việc đưa bà Xuyên tham gia tố tụng với tư cách là
người có liên quan là không cần thiết”. Bởi lẽ phía bà Xuyên, bà Điện
không có yêu cầu Tòa án giải quyết mối quan hệ này. Trong quá trình xét
xử, Tòa án đã tiến hành ghi lời khai của bà Xuyên và được đương sự khẳng
định hoàn toàn không có tranh chấp số tiền trên. Do vậy, việc Tòa án
buộc phía Ngân hàng có trách nhiệm thanh toán số tiền trên cho bà Điện
không làm ảnh hưởng gì đến quyền lợi bà Xuyên.
- Quan hệ tranh chấp trong vụ kiện này là hợp đồng
vay tài sản với hình thức tiền gửi giữa bà Điện là bên cho vay và Ngân
hàng NN và PTNT là bên vay tiền, Tòa án chỉ giải quyết tranh chấp về hợp
đồng vay tài sản giữa bên cho vay tiền và bên vay tiền về quyền và
nghĩa vụ của hai bên được quy định tại Điều 470, Điều 471, Điều 474 Bộ luật Dân sự năm 1995
chứ không phải tranh chấp quyền sở hữu tài sản là của ai. Đối với quan
hệ giữa bà Điện với bà Xuyên nếu có tranh chấp về quyền sở hữu tài sản
thì đây là quan hệ độc lập khác.
Từ luận cứ trên đây, Chánh án TAND thị xã Tân An cho
rằng việc TAND tỉnh Long An căn cứ vào Điều 277 Bộ luật Tố tụng dân sự
hủy toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm là không có căn cứ pháp luật. Được
biết, vào ngày 10.4.2009 TAND tối cao đã có văn bản số 80/TANDTC-KT gởi
Chánh án TAND thị xã Tân An khẳng định: “Khi giải quyết vụ án này Tòa án
cấp sơ thẩm không đưa bà Xuyên vào tham gia tố tụng với tư cách người
có quyền, nghĩa vụ liên quan là đúng” và Tòa án cấp phúc thẩm tuyên hủy
bản án sơ thẩm là không đúng. Văn bản trên còn yêu cầu “Chánh án TAND
tỉnh Long An rút kinh nghiệm nghiêm khắc với các thành viên Hội đồng xét
xử phúc thẩm vụ án này”.
Như vậy là “trắng đen” đã rõ, văn bản của TAND tối
cao không những đã giải tỏa được tâm trạng bức xúc của cấp sơ thẩm, đồng
thời qua đó cũng góp phần củng cố lòng tin của công dân vào sự công
minh của pháp luật. Vấn đề mà dư luận địa phương còn quan tâm, đó là
phải làm rõ sai sót trên đây của cấp phúc thẩm do nhận thức đơn giản, do
hạn chế trình độ, năng lực hay có động cơ nào khác. Xin nhường câu trả
lời cho Chánh án TAND tỉnh Long An.
SOURCE: BÁO NGƯỜI ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN
Trích dẫn từ:
0 comments:
Post a Comment