HẢI ĐĂNG
Những tồn tại của Luật Đất đai… Phần lớn các ý kiến
đều cho rằng, không nên lập quy hoạch về kế hoạch sử dụng đất của cấp xã
và thị trấn để tránh sự trùng lắp không cần thiết với quy hoạch chi
tiết xây dựng đô thị.
Về hạn mức đất ở, các đại biểu cũng đề nghị cần phải
có quy định rõ thống nhất là xác định theo hộ hay theo nhân khẩu, vì
hiện nay có rất nhiều người tuy hộ khẩu ở địa phương này nhưng lại sở
hữu nhiều diện tích đất ở các địa phương khác.
Về quy định thông báo thu hồi đất, nhiều ý kiến cho rằng, không nên thông báo quá sớm trước khi thu hồi đất ở (180 ngày), vì giá đất biến đổi liên tục, gây khó khăn cho công tác thu hồi đền bù giải tỏa. Sửa đổi Luật Đất đai 2003 nên quy định cấp tỉnh, thành phố ban hành quyết định thu hồi đất đối với các tổ chức, đơn vị; còn cấp huyện ban hành quyết định thu hồi đất đối với các hộ cá nhân.
Về quy định thông báo thu hồi đất, nhiều ý kiến cho rằng, không nên thông báo quá sớm trước khi thu hồi đất ở (180 ngày), vì giá đất biến đổi liên tục, gây khó khăn cho công tác thu hồi đền bù giải tỏa. Sửa đổi Luật Đất đai 2003 nên quy định cấp tỉnh, thành phố ban hành quyết định thu hồi đất đối với các tổ chức, đơn vị; còn cấp huyện ban hành quyết định thu hồi đất đối với các hộ cá nhân.
Về thẩm quyền xét duyệt kế hoạch sử dụng đất, nhiều ý
kiến cho rằng, nên để UBND cấp tỉnh phê duyệt sau khi thông qua HĐND
tỉnh, đồng thời trong quy hoạch sử dụng đất ngoài thời hạn 5 hay 10 năm
cũng cần phải nêu lên những định hướng lâu dài cho các địa phương để tạo
sự đồng bộ với các quy hoạch khác. Tán đồng với quan điểm này, nguyên
Bộ trưởng Bộ TN-MT Mai Ái Trực cho rằng, kế hoạch sử dụng đất nên để cho
cấp tỉnh chủ động, đồng thời cần phải có tầm nhìn định hướng 10 năm hay
20 năm cho các quy hoạch sử dụng đất. Về thời hạn sử dụng đất, ông Trực
đề nghị nếu đã giao đất thì nên giao vĩnh viễn cho người dân, còn nếu
cho thuê thì vẫn nên có quy định về thời hạn.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM Lê Hoàng Châu phân tích: Phần tăng giá trị địa tô cho đất là do yếu tố quy hoạch, do yếu tố đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Nhà nước bỏ tiền ra đầu tư hạ tầng cơ sở, tăng giá trị địa tô, nhưng lại không thu được tiền mà chỉ có chủ đầu tư được hưởng lợi, trong khi người dân chỉ được chủ đầu tư đền bù cho với giá rẻ. Người dân khiếu kiện kéo dài vì họ thấy sự chêch lệch địa tô quá lớn nhưng lại rơi vào túi của một số tổ chức, cá nhân. Vì vậy, phải tính toán làm sao để Nhà nước có thể thu được một phần chêch lệch địa tô này để điều hòa lợi ích cho xã hội và cho người dân thuộc diện giải tỏa. Muốn làm được như vậy, theo ông Châu cần phải tổ chức lại mô hình hoạt động của Trung tâm Phát triển quỹ đất ở các tỉnh sao cho thống nhất, đồng bộ, khoa học, nhằm tạo được nguồn thu lớn cho ngân sách.
Đại diện Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương đề xuất, nên cấp 1 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đất ở; đối với đất KCN – nhà máy của các tổ chức, DN có thể cấp 1 giấy hoặc để mở trong việc cấp giấy (nếu tổ chức, DN có nhu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền trên đất). Tuy nhiên, hầu hết đại diện các sở TN-MT đều cho rằng, nên ban hành 1 mẫu thống nhất trên toàn quốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền trên đất.
Bức xúc về chuyện cấp giấy chứng nhận, ông Đào Anh Kiệt, Quyền Giám đốc Sở TN-MT TP.HCM cho biết: Hiện nay đang tồn tại 2 hệ thống sổ bộ (đất ở và nhà ở) do 2 sở: sở TN-MT và sở xây dựng triển khai nên rất khó cho công tác quản lý. Theo ông Kiệt, nên nghiên cứu tham khảo hình thức bằng khoán điền thổ trước đây. Ông Lê Hoàng Châu cho biết cụ thể: Trong bằng khoán điền thổ trước đây, ở trang 1 chỉ cần ghi mã số, trang 2 ghi họ tên chủ sở hữu, một trang dành để thể hiện bản vẽ nhà hoặc đất và tiếp theo là các tờ lược giải để sử dụng mỗi khi chuyển nhượng, thế chấp… 8 điểm cần sửa
Kết thúc Hội nghị, Thứ trưởng Trần Thế Ngọc đã nêu ra 8 điểm cần phải sửa đổi gấp trong Luật Đất đai 2003. Đó là: Chế độ sử dụng đất gồm các vấn đề thời hạn sử dụng đất; Giá đất với việc sinh lợi của đất nông nghiệp đã tạo ra một sự chêch lệch quá lớn; Đầu tư bao gồm cơ chế giao, cho thuê đất; Tổ chức mô hình trung tâm phát triển quỹ đất thống nhất trên toàn quốc để hoạt động hiệu quả hơn; Những vấn đề vướng mắc trong bồi thường như Hội nghị đã nêu; Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trước hết phải hoàn tất đồng bộ hệ thống hồ sơ địa chính; Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, làm rõ mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng đô thị, đồng thời nên tính toán lại việc cấp nào xét duyệt quy hoạch sử dụng đất, cấp nào xét duyệt kế hoạch sử dụng đất cho phù hợp; Cải cách thủ tục hành chính đơn giản, gọn nhẹ. Và cuối cùng là quản lý và phát triển thị trường bất động sản minh bạch, ổn định, hiệu quả.
Trong tháng 3/2008, Bộ TN-MT sẽ tiếp tục tổ chức lấy ý kiến về nội dung sửa đổi Luật Đất đai 2003 tại các vùng miền để Ban soạn thảo có những dữ liệu phong phú, chính xác giúp cho việc sửa đổi hoàn thiện hơn./.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM Lê Hoàng Châu phân tích: Phần tăng giá trị địa tô cho đất là do yếu tố quy hoạch, do yếu tố đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Nhà nước bỏ tiền ra đầu tư hạ tầng cơ sở, tăng giá trị địa tô, nhưng lại không thu được tiền mà chỉ có chủ đầu tư được hưởng lợi, trong khi người dân chỉ được chủ đầu tư đền bù cho với giá rẻ. Người dân khiếu kiện kéo dài vì họ thấy sự chêch lệch địa tô quá lớn nhưng lại rơi vào túi của một số tổ chức, cá nhân. Vì vậy, phải tính toán làm sao để Nhà nước có thể thu được một phần chêch lệch địa tô này để điều hòa lợi ích cho xã hội và cho người dân thuộc diện giải tỏa. Muốn làm được như vậy, theo ông Châu cần phải tổ chức lại mô hình hoạt động của Trung tâm Phát triển quỹ đất ở các tỉnh sao cho thống nhất, đồng bộ, khoa học, nhằm tạo được nguồn thu lớn cho ngân sách.
Đại diện Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương đề xuất, nên cấp 1 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đất ở; đối với đất KCN – nhà máy của các tổ chức, DN có thể cấp 1 giấy hoặc để mở trong việc cấp giấy (nếu tổ chức, DN có nhu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền trên đất). Tuy nhiên, hầu hết đại diện các sở TN-MT đều cho rằng, nên ban hành 1 mẫu thống nhất trên toàn quốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền trên đất.
Bức xúc về chuyện cấp giấy chứng nhận, ông Đào Anh Kiệt, Quyền Giám đốc Sở TN-MT TP.HCM cho biết: Hiện nay đang tồn tại 2 hệ thống sổ bộ (đất ở và nhà ở) do 2 sở: sở TN-MT và sở xây dựng triển khai nên rất khó cho công tác quản lý. Theo ông Kiệt, nên nghiên cứu tham khảo hình thức bằng khoán điền thổ trước đây. Ông Lê Hoàng Châu cho biết cụ thể: Trong bằng khoán điền thổ trước đây, ở trang 1 chỉ cần ghi mã số, trang 2 ghi họ tên chủ sở hữu, một trang dành để thể hiện bản vẽ nhà hoặc đất và tiếp theo là các tờ lược giải để sử dụng mỗi khi chuyển nhượng, thế chấp… 8 điểm cần sửa
Kết thúc Hội nghị, Thứ trưởng Trần Thế Ngọc đã nêu ra 8 điểm cần phải sửa đổi gấp trong Luật Đất đai 2003. Đó là: Chế độ sử dụng đất gồm các vấn đề thời hạn sử dụng đất; Giá đất với việc sinh lợi của đất nông nghiệp đã tạo ra một sự chêch lệch quá lớn; Đầu tư bao gồm cơ chế giao, cho thuê đất; Tổ chức mô hình trung tâm phát triển quỹ đất thống nhất trên toàn quốc để hoạt động hiệu quả hơn; Những vấn đề vướng mắc trong bồi thường như Hội nghị đã nêu; Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trước hết phải hoàn tất đồng bộ hệ thống hồ sơ địa chính; Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, làm rõ mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng đô thị, đồng thời nên tính toán lại việc cấp nào xét duyệt quy hoạch sử dụng đất, cấp nào xét duyệt kế hoạch sử dụng đất cho phù hợp; Cải cách thủ tục hành chính đơn giản, gọn nhẹ. Và cuối cùng là quản lý và phát triển thị trường bất động sản minh bạch, ổn định, hiệu quả.
Trong tháng 3/2008, Bộ TN-MT sẽ tiếp tục tổ chức lấy ý kiến về nội dung sửa đổi Luật Đất đai 2003 tại các vùng miền để Ban soạn thảo có những dữ liệu phong phú, chính xác giúp cho việc sửa đổi hoàn thiện hơn./.
0 comments:
Post a Comment