Một
vụ kiện đòi quyền sử dụng đất khá đơn giản, nhưng các bản án sơ thẩm của
TAND huyện Đắc Mil (Đắc Nông) dù lần lượt bị toà cấp trên tuyên hủy.
Không thể xử nguyên đơn thua kiện bằng mọi giá, toà huyện bèn “nại” ra
nhiều lý do để … “ngâm” án.
13 năm chờ xét xử, giữa nguyên đơn và bị đơn liên tiếp xảy ra các vụ đập phá nhà cửa, chặt phá càphê, xô xát lẫn nhau …
Càng xử, càng sai
Từ năm 1986 -1989, ông Nguyễn Minh Hùng
(trú xã Đức Mạnh, huyện Đắc Mil) khai hoang được 6.100m2 đất tại khu vực
đồi Trung Đoàn, thuộc xã Đức Mạnh. Năm 1994, ông được UBND huyện cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho toàn bộ diện tích nói trên.
Cuối năm 1994, có ông Nguyễn Văn Hai – là
người cùng xã – “nhảy” vào lấn chiếm của ông Hùng 3.000m2 và bán cho
ông Lê Tấn Huy ở thị trấn Đăk Mil. Đầu năm 1995, ông Hùng khởi kiện ông
Hai và ông Huy ra TAND huyện Đắc Mil để đòi đất.
Sự việc chỉ có vậy, nhưng phải mất 3 năm sau (tháng 4.1998), TAND huyện Đắc Mil mới đưa ra xét xử. AÁn sơ thẩm buộc ông Lê Tấn Huy phải trả lại 1.000m2 đất cho ông Hùng, nhưng ông Hùng phải… bồi thường giá trị 103 cây càphê mà ông Huy đã trồng trên đất này.
Sự việc chỉ có vậy, nhưng phải mất 3 năm sau (tháng 4.1998), TAND huyện Đắc Mil mới đưa ra xét xử. AÁn sơ thẩm buộc ông Lê Tấn Huy phải trả lại 1.000m2 đất cho ông Hùng, nhưng ông Hùng phải… bồi thường giá trị 103 cây càphê mà ông Huy đã trồng trên đất này.
Ông Hùng cho rằng phải bồi thường cho
người lấn chiếm đất là vô lý, đồng thời đất của ông bị lấn chiếm là
3.000m2 chứ không phải chỉ có 1.000m2 như toà xử, nên kháng cáo.
Tháng 10.1998, trong phiên xử phúc thẩm, TAND tỉnh Đắc Lắc đã tuyên huỷ án sơ thẩm, yêu cầu điều tra, xét xử lại từ giai đoạn sơ thẩm. Thế nhưng, TAND huyện Đắc Mil đã “ngâm” vụ này tới… 12 năm, khiến ông Hùng phải vác đơn khiếu nại khắp nơi. Tháng 11.2006 TAND tỉnh Đắc Nông (lúc này tỉnh Đắc Lắc đã chia tách thành 2 tỉnh Đắc Lắc và Đắc Nông) phải có công văn thúc giục TAND huyện Đắc Mil xét xử lại.
Và ngày 3.8.2007, vụ kiện này mới được TAND huyện Đắc Mil xét xử sơ thẩm lần 2, nhưng bản án dân sự số 22/2007/DSST lại bác yêu cầu khởi kiện của ông Hùng, kiến nghị UBND huyện thu hồi “sổ đỏ” toàn bộ diện tích đất ông đã khai hoang trước đây.
Tháng 10.1998, trong phiên xử phúc thẩm, TAND tỉnh Đắc Lắc đã tuyên huỷ án sơ thẩm, yêu cầu điều tra, xét xử lại từ giai đoạn sơ thẩm. Thế nhưng, TAND huyện Đắc Mil đã “ngâm” vụ này tới… 12 năm, khiến ông Hùng phải vác đơn khiếu nại khắp nơi. Tháng 11.2006 TAND tỉnh Đắc Nông (lúc này tỉnh Đắc Lắc đã chia tách thành 2 tỉnh Đắc Lắc và Đắc Nông) phải có công văn thúc giục TAND huyện Đắc Mil xét xử lại.
Và ngày 3.8.2007, vụ kiện này mới được TAND huyện Đắc Mil xét xử sơ thẩm lần 2, nhưng bản án dân sự số 22/2007/DSST lại bác yêu cầu khởi kiện của ông Hùng, kiến nghị UBND huyện thu hồi “sổ đỏ” toàn bộ diện tích đất ông đã khai hoang trước đây.
Như vậy, ông Hùng đã không đòi được mét
đất nào, mà còn… mất thêm 3.000m2 nữa. Ông Hùng lại kháng cáo. Và trong
phiên xử phúc thẩm tháng 11.2007, TAND tỉnh Đắc Nông lại tuyên hủy án sơ
thẩm, yêu cầu “điều tra, xét xử lại từ giai đoạn sơ thẩm”.
Tùy tiện hay khuất tất?
Lý do chậm trễ xét xử vụ kiện đơn giản này được ông Phan Tuấn Đào – Chánh án TAND huyện Đắc Mil – giải thích: “Quá trình xác minh lại vụ việc đã xảy ra xô xát giữa nguyên đơn và bị đơn; vì vậy, chúng tôi không thể hoàn tất nhanh chóng được. Việc chính quyền cấp “sổ đỏ” cho ông Hùng cũng có vấn đề, nên chúng tôi phải chờ ý kiến trả lời của Sở TNMT và các ngành liên quan”.
Tuy nhiên, sau 12 năm xác minh và lấy ý kiến, bản án sơ thẩm lần 2 của TAND huyện Đắc Mil vẫn bị tuyên hủy. Điều này cho thấy lý do mà TAND huyện “nại” ra không thuyết phục. Đáng chú ý là TAND tỉnh Đắc Nông đã chỉ ra những vi phạm rất nghiêm trọng của TAND huyện Đắc Mil về quy trình tố tụng dân sự trong phiên xử sơ thẩm lần 2.
Đó là: Không đưa ra tài liệu, chứng cứ có giá trị pháp lý, mà chỉ dựa vào lời khai của bị đơn để bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; dùng các quyết định đã hết hiệu lực từ lâu để làm căn cứ tuyên án; các biên bản xác minh, lấy lời khai, đối chất không thể hiện có thẩm phán làm việc và ký xác nhận … Cũng theo TAND tỉnh (tại bản án phúc thẩm), TAND huyện Đắc Mil còn làm sai lệch nội dung vụ án.
Lý do chậm trễ xét xử vụ kiện đơn giản này được ông Phan Tuấn Đào – Chánh án TAND huyện Đắc Mil – giải thích: “Quá trình xác minh lại vụ việc đã xảy ra xô xát giữa nguyên đơn và bị đơn; vì vậy, chúng tôi không thể hoàn tất nhanh chóng được. Việc chính quyền cấp “sổ đỏ” cho ông Hùng cũng có vấn đề, nên chúng tôi phải chờ ý kiến trả lời của Sở TNMT và các ngành liên quan”.
Tuy nhiên, sau 12 năm xác minh và lấy ý kiến, bản án sơ thẩm lần 2 của TAND huyện Đắc Mil vẫn bị tuyên hủy. Điều này cho thấy lý do mà TAND huyện “nại” ra không thuyết phục. Đáng chú ý là TAND tỉnh Đắc Nông đã chỉ ra những vi phạm rất nghiêm trọng của TAND huyện Đắc Mil về quy trình tố tụng dân sự trong phiên xử sơ thẩm lần 2.
Đó là: Không đưa ra tài liệu, chứng cứ có giá trị pháp lý, mà chỉ dựa vào lời khai của bị đơn để bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; dùng các quyết định đã hết hiệu lực từ lâu để làm căn cứ tuyên án; các biên bản xác minh, lấy lời khai, đối chất không thể hiện có thẩm phán làm việc và ký xác nhận … Cũng theo TAND tỉnh (tại bản án phúc thẩm), TAND huyện Đắc Mil còn làm sai lệch nội dung vụ án.
Vì sao TAND huyện Đắc Mil cứ cố xử cho
nguyên đơn thua kiện bằng mọi giá, thể hiện qua hai bản án sơ thẩm thiếu
căn cứ và vi phạm pháp luật? Năng lực của toà yếu kém đến mức không thể
chấp nhận được, hay có gì khuất tất ở đây?
Tính đến thời điểm này, vụ kiện đã kéo dài sang năm thứ 13. Nhưng cũng như lần trước, sau khi TAND tỉnh tuyên hủy án sơ thẩm, ông Hùng lại “dài cổ” chờ toà huyện xử lại.
Tính đến thời điểm này, vụ kiện đã kéo dài sang năm thứ 13. Nhưng cũng như lần trước, sau khi TAND tỉnh tuyên hủy án sơ thẩm, ông Hùng lại “dài cổ” chờ toà huyện xử lại.
Bao giờ vụ án mới được TAND huyện Đắc Mil
xét xử sơ thẩm… lần 3, và liệu khi đó có ra được một bản án đúng pháp
luật, hay vẫn tiếp tục cái vòng luẩn quẩn tuyên án – hủy án – xét xử
lại?
SOURCE: Đặng Trung Kiên-Lao Động
0 comments:
Post a Comment