NGUYỄN THỊ HƯƠNG – Phòng CSTD&LS-Vụ CSTT NHNNVN
Quyết định số
966 về cho vay ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được ban hành trên cơ
sở phù hợp với Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ
về quản lý ngoại hối. Tuy nhiên, ngày 13/12/2005 UBTV Quốc hội khoá XI
đã ban hành Pháp lệnh Ngoại hối, tiếp theo Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định chi tiết thi hành Pháp
lệnh ngoại hối, thay thế Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17/8/1998 và
các Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 63. Do đó, Quyết định số 966
cần được sửa đổi cho phù hợp với những nội dung của Pháp lệnh ngoại hối
và Nghị định số 160/2006/NĐ-CP.
Đề án nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền Việt
Nam, khắc phục tình trạng đô la hóa đã được Thủ tướng Chính phê duyệt
tại Quyết định số 98/2007/QĐ-TTg ngày 4/7/2007 trong đó có nội dung yêu
cầu trong năm 2007 thu hẹp đối tượng được phép vay ngoại tệ, chỉ cho vay
phục vụ xuất khẩu. Do đó, cơ chế cho vay bằng ngoại tệ của các TCTD đối
với khách hàng vay cần được xem xét sửa đổi cho phù hợp với lộ trình
thực hiện Đề án .
Việc mở rộng tín dụng ngoại tệ cũng làm tăng nguy cơ
rủi ro tỷ giá, lãi suất đối với TCTD và khách hàng do những diễn biến
khó lường về tỷ giá, lãi suất trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, vẫn
còn sự mất cân đối về kỳ hạn giữa huy động vốn và cho vay ngoại tệ, nguy
cơ rủi ro kỳ hạn ở mức cao. Một trong những nguyên nhân của tình trạng
trên là do đối tượng cho vay bằng ngoại tệ quy định tại Quyết định số
966 khá rộng.
Việc thu hẹp đối tượng cho vay bằng ngoại tệ phù hợp
với yêu cầu kiểm soát hoạt động tín dụng, góp phần kiềm chế tổng phương
tiện thanh toán, và kiềm chế tăng giá tiêu dùng theo Chỉ thị số
18/2007/CT-TTg ngày 01/8/2007 của Thủ tướng chính phủ về một số biện
pháp cấp bách kiềm chế tốc độ tăng giá thị trường.
Việc sửa đổi Quyết định số 966 cần đáp ứng các yêu cầu:
- Các ngân hàng thương mại được phép hoạt động ngoại
hối( ngân hàng được được phép) vẫn tiếp tục cho vay bằng ngoại tệ nhưng
thu hẹp các đối tượng cho vay để phù hợp chủ trương hạn chế tình trạng
đô la hóa nhưng không ảnh hưởng đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh
và xuất khẩu.
- Kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ
phù hợp với mục tiêu tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế và kiểm
soát rủi ro tín dụng, lãi suất và tỷ giá của các TCTD.
- Việc sửa đổi theo hướng thu hẹp đối tượng cho vay
ngoại tệ sẽ giảm các nhu cầu cho vay vốn bằng ngoại tệ, khuyến khích các
TCTD và doanh nghiệp dùng các công cụ phái sinh tài chính để phòng ngừa
rủi ro; không khuyến khích các NHTM tăng cường huy động vốn bằng ngoại
tệ để mở rộng cho vay mà tăng cường thực hiện mua bán ngoại tệ trên thị
trường, góp phần ổn định tỷ giá và lãi suất.
0 comments:
Post a Comment