TRẦN VĂN THỌ
Kinh tế Việt Nam
đang đứng trước một khúc ngoặt. Những khó khăn hiện nay như lạm phát ở
mức cao, cán cân thanh toán quốc tế và ngân sách thâm hụt nặng có thể
được giải quyết tạm thời bằng một số biện pháp mạnh, bằng việc thực thi
quyết liệt các biện pháp đó trước nguy cơ bất ổn xã hội. Nhưng ở đây tôi
muốn bàn về một vấn đề lâu dài hơn, đó là tính chất của giai đoạn phát
triển sắp tới. Nếu chúng ta muốn giai đoạn sắp tới phải là giai đoạn
tăng trưởng bền vững (sustained growth) thì hiện nay phải xây dựng những
tiền đề về cơ chế, chính sách, chiến lược như thế nào? Tăng trưởng bền
vững được thực hiện cũng có nghĩa là những biến động vĩ mô trầm trọng
như hiện nay sẽ không xảy ra, do đó vấn đề sắp bàn cũng có liên quan đến
những nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng hiện nay.
Từ thập niên 1980 ở Trung Quốc và Việt Nam và từ thập
niên 1990 ở Đông Âu, các nền kinh tế kế hoạch tập trung từng bước
chuyển sang kinh tế thị trường. Vào đầu thập niên 1990, chiến lược
chuyển đổi và các biện pháp cụ thể được Ngân hàng thế giới, Quỹ Tiền tệ
Quốc tế và nhiều chuyên gia Mỹ đúc kết thành ba nội dung chính: Tự do
hóa (liberalization) các hoạt động kinh tế kể cả ngoại thương; giá cả,
hối suất do thị trường tự do quyết định; ổn định hóa (stabilization)
kinh tế vĩ mô, giảm chi tiêu Chính phủ; và tư nhân hóa (privatization)
doanh nghiệp quốc doanh. Ba biện pháp này được khuyến khích tiến hành
đồng loạt trong thời gian ngắn. Các nhà phân tích gọi đây là Đồng thuận
Washington (Washington Consensus).
Nếu cải cách theo Đồng thuận Washington là chiến lược
cấp tiến có tính cách liệu pháp shock để cứu chữa ngay căn bệnh của thể
chế kinh tế xã hội chủ nghĩa thì cải cách của Trung Quốc và Việt Nam có
thể được gọi là tiệm tiến (gradualism, incrementalism) hoặc sự tiếp cận
hai đường song song (two-track approach). Nghĩa là tùy theo khu vực
kinh tế mà áp dụng biện pháp cải cách khác nhau để giữ ổn định chính
trị, xã hội và để không ai bị thiệt trong quá trình cải cách (reforms
without losers), như vậy tránh được sự chống đối cải cách của thế lực
bảo thủ muốn duy trì quyền lợi đã có. Nói cụ thể, ít nhất là trong giai
đoạn đầu, không tư nhân hóa doanh nghiệp quốc doanh, thay vào đó đẩy
mạnh phát triển doanh nghiệp phi quốc doanh, kể cả đầu tư từ nước ngoài
(FDI).
Chiến lược cải cách tiệm tiến nói chung được đánh giá cao không phải chỉ vì tính khả thi như vừa nói mà còn có hiệu quả về mặt cơ chế. Các cơ chế cần thiết cho kinh tế thị trường phải được xây dựng từng bước, cần thời gian. Trong khi các tiền đề này chưa hoàn chỉnh, không thể thực hiện cải cách toàn bộ trong thời gian ngắn.
Nhưng vấn đề ở đây là chiến lược cải cách tiệm tiến này nên kéo dài bao lâu. Ở giai đoạn nào thì phải chuyển sang một chiến lược cải cách với nội dung khác về chất với giai đoạn tiệm tiến? Vấn đề này phải được đặt ra vì hai lý do:
Thứ nhất, chiến lược cải cách tiệm tiến kéo dài quá lâu (tùy theo tốc độ phát triển, tùy theo ý chí đẩy mạnh cải cách để đưa kinh tế phát triển nhanh, tùy theo bối cảnh chính trị xã hội, có lẽ có thể nói trên 15 năm thì được gọi là quá lâu) sẽ nảy sinh các tệ hại làm kinh tế phát triển kém hiệu suất và gây bất công trong xã hội. Chẳng hạn sự tồn tại của doanh nghiệp Nhà nước trong nhiều ngành kinh tế làm cản trở sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân và những người quản lý, kinh doanh doanh nghiệp Nhà nước lợi dụng những ưu đãi về đất đai, về tín dụng để trục lợi trên thị trường tự do. Những người này còn cấu kết với quan chức để được nhiều ưu đãi đó, mặt khác doanh nghiệp tư nhân cũng khắc phục thế yếu bằng tăng cường quan hệ với quan chức tạo ra tình trạng tham nhũng.
Thứ hai, sau một giai đoạn phát triển và đã đạt một số thành quả (tương ứng với giai đoạn tăng trưởng ban đầu đã đề cập), cần có cải cách toàn diện để làm tiền đề cho giai đoạn phát triển bền vững. Cải cách toàn diện cũng có nghĩa là xây dựng một hệ thống cơ chế hoàn chỉnh hơn, quy mô rộng hơn và phức tạp nhưng vững chắc so với giai đoạn tăng trưởng ban đầu. Đặc biệt khi kinh tế hội nhập mạnh vào thị trường thế giới, nhiều vấn đề phức tạp phát sinh đòi hỏi có cơ chế hữu hiệu để tận dụng cơ hội mới và để ngăn ngừa bất ổn định. Tổng hợp các nội dung này, Rodrik (2007) gọi đây là hệ thống cơ chế chất lượng cao (high quality institutions). Cụm từ này gọn, nói lên bản chất của vấn đề nên ta mượn dùng làm một trong những thuật ngữ chính của bài viết này.
Chiến lược cải cách tiệm tiến nói chung được đánh giá cao không phải chỉ vì tính khả thi như vừa nói mà còn có hiệu quả về mặt cơ chế. Các cơ chế cần thiết cho kinh tế thị trường phải được xây dựng từng bước, cần thời gian. Trong khi các tiền đề này chưa hoàn chỉnh, không thể thực hiện cải cách toàn bộ trong thời gian ngắn.
Nhưng vấn đề ở đây là chiến lược cải cách tiệm tiến này nên kéo dài bao lâu. Ở giai đoạn nào thì phải chuyển sang một chiến lược cải cách với nội dung khác về chất với giai đoạn tiệm tiến? Vấn đề này phải được đặt ra vì hai lý do:
Thứ nhất, chiến lược cải cách tiệm tiến kéo dài quá lâu (tùy theo tốc độ phát triển, tùy theo ý chí đẩy mạnh cải cách để đưa kinh tế phát triển nhanh, tùy theo bối cảnh chính trị xã hội, có lẽ có thể nói trên 15 năm thì được gọi là quá lâu) sẽ nảy sinh các tệ hại làm kinh tế phát triển kém hiệu suất và gây bất công trong xã hội. Chẳng hạn sự tồn tại của doanh nghiệp Nhà nước trong nhiều ngành kinh tế làm cản trở sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân và những người quản lý, kinh doanh doanh nghiệp Nhà nước lợi dụng những ưu đãi về đất đai, về tín dụng để trục lợi trên thị trường tự do. Những người này còn cấu kết với quan chức để được nhiều ưu đãi đó, mặt khác doanh nghiệp tư nhân cũng khắc phục thế yếu bằng tăng cường quan hệ với quan chức tạo ra tình trạng tham nhũng.
Thứ hai, sau một giai đoạn phát triển và đã đạt một số thành quả (tương ứng với giai đoạn tăng trưởng ban đầu đã đề cập), cần có cải cách toàn diện để làm tiền đề cho giai đoạn phát triển bền vững. Cải cách toàn diện cũng có nghĩa là xây dựng một hệ thống cơ chế hoàn chỉnh hơn, quy mô rộng hơn và phức tạp nhưng vững chắc so với giai đoạn tăng trưởng ban đầu. Đặc biệt khi kinh tế hội nhập mạnh vào thị trường thế giới, nhiều vấn đề phức tạp phát sinh đòi hỏi có cơ chế hữu hiệu để tận dụng cơ hội mới và để ngăn ngừa bất ổn định. Tổng hợp các nội dung này, Rodrik (2007) gọi đây là hệ thống cơ chế chất lượng cao (high quality institutions). Cụm từ này gọn, nói lên bản chất của vấn đề nên ta mượn dùng làm một trong những thuật ngữ chính của bài viết này.
Đặc tính về cơ chế của giai đoạn mới
Có thể tóm tắt như sau:
1. Khác với giai đoạn trước trong đó tăng trưởng chủ yếu do động viên, sử dụng các yếu tố sản xuất như lao động, tư bản, đất đai, giai đoạn mới này đòi hỏi phải tăng năng suất tổng hợp đa yếu tố dựa trên việc áp dụng công nghệ tiên tiến, cải tiến quản lý, giảm phí tổn giao dịch (transaction cost), v.v.
Dù trước thời đại toàn cầu hóa, một nền kinh tế muốn phát triển bền vững phải liên tục tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Thị trường mở rộng, tham gia phân công quốc tế sâu hơn và do đó sức cạnh tranh phải mạnh hơn là điều kiện phát triển sâu và bền vững. Ở thời đại toàn cầu hóa, các đặc tính này càng quan trọng hơn.
2. Sang giai đoạn mới, kinh tế thị trường phải phát triển sâu rộng hơn, hệ thống tài chính tiền tệ phức tạp hơn, dòng vốn lưu thông đa dạng hơn, nên vấn đề ổn định phải được quan tâm. Mặt khác, do sự tham gia phân công quốc tế và hội nhập với thế giới ngày càng mạnh, kinh tế dễ biến động theo những thay đổi trên thị trường thế giới.
Như vậy, để phát triển bền vững, phải xây dựng một cơ chế, một hệ thống các chính sách, chiến lược khác về chất và ở trình độ cao so với giai đoạn trước. Những cơ chế, chính sách này bao gồm các điểm chính như sau: (1) Tăng cường sự minh bạch (transparency), tăng khả năng dự đoán (predictability) và tăng năng lực quản lý Nhà nước (governance) để vừa giảm sự bất xác định, giảm sự rủi ro đối với nhà đầu tư, để họ mạnh dạn tiến vào những lãnh vực mới (do đó cơ cấu kinh tế mới chuyển dịch nhanh), vừa tránh đầu cơ, tránh tham nhũng và giảm các chi phí giao dịch (transaction costs). (2) Doanh nghiệp quốc doanh phải được cải cách triệt để, tạo sân chơi bình đẳng giữa các chủ thể kinh tế, tránh các tệ hại của chiến lược cải cách tiệm tiến quá lâu đã được đề cập. (3) Có chính sách công nghiệp tích cực để xây dựng các ngành công nghiệp có lợi thế so sánh động , như vậy vừa chuyển dịch cơ cấu lên cao vừa cạnh tranh được trên thị trường thế giới. (4) Trong các loại thị trường, thị trường lao động thường hoạt động ít hiệu quả vì manh mún, có sự không ăn khớp trong cung cầu giữa các loại lao động hoặc giữa các vùng. Do đó cần có chính sách về đào tạo, về hạ tầng xã hội để xóa hoặc giảm sự bất ăn khớp đó. (5) Chấn hưng giáo dục, nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh ứng công nghệ cần có chính sách, cơ chế thích đáng của Nhà nước.
Cơ chế chất lượng cao còn đòi hỏi các điều kiện như năng lực của quan chức, sự độc lập của tòa án, tính độc lập của ngân hàng trung ương, chính sách thu chi ngân sách minh bạch, có cơ chế giám sát tài chính đối với doanh nghiệp Nhà nước và các hoạt động kinh tế công.
Có thể tóm tắt như sau:
1. Khác với giai đoạn trước trong đó tăng trưởng chủ yếu do động viên, sử dụng các yếu tố sản xuất như lao động, tư bản, đất đai, giai đoạn mới này đòi hỏi phải tăng năng suất tổng hợp đa yếu tố dựa trên việc áp dụng công nghệ tiên tiến, cải tiến quản lý, giảm phí tổn giao dịch (transaction cost), v.v.
Dù trước thời đại toàn cầu hóa, một nền kinh tế muốn phát triển bền vững phải liên tục tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Thị trường mở rộng, tham gia phân công quốc tế sâu hơn và do đó sức cạnh tranh phải mạnh hơn là điều kiện phát triển sâu và bền vững. Ở thời đại toàn cầu hóa, các đặc tính này càng quan trọng hơn.
2. Sang giai đoạn mới, kinh tế thị trường phải phát triển sâu rộng hơn, hệ thống tài chính tiền tệ phức tạp hơn, dòng vốn lưu thông đa dạng hơn, nên vấn đề ổn định phải được quan tâm. Mặt khác, do sự tham gia phân công quốc tế và hội nhập với thế giới ngày càng mạnh, kinh tế dễ biến động theo những thay đổi trên thị trường thế giới.
Như vậy, để phát triển bền vững, phải xây dựng một cơ chế, một hệ thống các chính sách, chiến lược khác về chất và ở trình độ cao so với giai đoạn trước. Những cơ chế, chính sách này bao gồm các điểm chính như sau: (1) Tăng cường sự minh bạch (transparency), tăng khả năng dự đoán (predictability) và tăng năng lực quản lý Nhà nước (governance) để vừa giảm sự bất xác định, giảm sự rủi ro đối với nhà đầu tư, để họ mạnh dạn tiến vào những lãnh vực mới (do đó cơ cấu kinh tế mới chuyển dịch nhanh), vừa tránh đầu cơ, tránh tham nhũng và giảm các chi phí giao dịch (transaction costs). (2) Doanh nghiệp quốc doanh phải được cải cách triệt để, tạo sân chơi bình đẳng giữa các chủ thể kinh tế, tránh các tệ hại của chiến lược cải cách tiệm tiến quá lâu đã được đề cập. (3) Có chính sách công nghiệp tích cực để xây dựng các ngành công nghiệp có lợi thế so sánh động , như vậy vừa chuyển dịch cơ cấu lên cao vừa cạnh tranh được trên thị trường thế giới. (4) Trong các loại thị trường, thị trường lao động thường hoạt động ít hiệu quả vì manh mún, có sự không ăn khớp trong cung cầu giữa các loại lao động hoặc giữa các vùng. Do đó cần có chính sách về đào tạo, về hạ tầng xã hội để xóa hoặc giảm sự bất ăn khớp đó. (5) Chấn hưng giáo dục, nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh ứng công nghệ cần có chính sách, cơ chế thích đáng của Nhà nước.
Cơ chế chất lượng cao còn đòi hỏi các điều kiện như năng lực của quan chức, sự độc lập của tòa án, tính độc lập của ngân hàng trung ương, chính sách thu chi ngân sách minh bạch, có cơ chế giám sát tài chính đối với doanh nghiệp Nhà nước và các hoạt động kinh tế công.
Để Việt Nam phát triển bền vững
Đối với Việt Nam trước đổi mới là thời kỳ kinh tế chủ
yếu là nông nghiệp (chiếm hơn 70% lao động) nhưng năng suất rất thấp,
lương thực không đủ, phải nhập khẩu. Tỉ lệ tiết kiệm (trong GDP) hầu như
zero và tỉ lệ đầu tư rất thấp, vốn đầu tư chủ yếu nhờ viện trợ của Liên
Xô cũ và các nước Đông Âu. Hơn nữa, ít nhất 60% dân số là nghèo (sống
dưới tuyến nghèo –poverty line). Do đó, vào cuối thập niên 1980, Việt
Nam vừa là nước kém phát triển, đứng trước nguy cơ của cái bẫy nghèo,
vừa là nước có nền kinh tế theo thể chế xã hội chủ nghĩa. Nhìn một cách
khái quát, giai đoạn từ cuối thập niên 1980 đến nay là giai đoạn vừa
phải giải quyết các vấn đề phát triển (development) vừa nỗ lực chuyển
sang kinh tế thịiệt Nam đã vượt khỏi cái bẫy nghèo và quá trình cải cách
chuyển sang kinh tế thị trường đã đạt được một số thành quả. Và có thể
nói, Việt Nam đã hoặc sắp kết thúc giai đoạn tăng trưởng ban đầu.
trường (transition). Hơn 20 năm đổi mới, trên cơ bản Việt Nam đã vượt
khỏi cái bẫy nghèo và quá trình cải cách chuyển sang kinh tế thị trường
đã đạt được một số thành quả. Và có thể nói, Việt Nam đã hoặc sắp kết thúc giai đoạn tăng trưởng ban đầu.
Trong giai đoạn qua, cơ chế, chính sách của Việt Nam có những đặc tính gì?
Về mặt cơ chế, chính sách, giai đoạn vừa qua có tính
chất là cởi trói những ràng buộc để các tác nhân, các chủ thể kinh tế có
điều kiện phát huy năng lực sản xuất. Khoán 10 trong nông nghiệp (Nghị
quyết số 10 của Bộ Chính Trị năm 1988), Luật đầu tư nước ngoài (tu chỉnh
nhiều lần) và Luật doanh nghiệp (tu chỉnh nhiều lần) đều nhằm cởi trói
dần các ràng buộc đối với hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, các cơ chế
được xây dựng không khó khăn, phần lớn chỉ là quyết tâm chính trị của
lãnh đạo. Nhưng nếu các chính sách, cơ chế này được xây dựng và thực thi
nhanh hơn, dứt khoát hơn thì tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều. Mặt
khác, nếu chiến lược cải cách tiệm tiến được thực hiện trong thời gian
ngắn hơn và chuẩn bị một cơ chế chất lượng cao hơn thì có lẽ kinh tế
Việt Nam đã tránh được các khó khăn như hiện nay và đã bắt đầu chuyển
sang giai đoạn phát triển bền vững.
Xét đến giai đoạn phát triển của Việt Nam hiện nay, ta thấy ngay là muốn phát triển bền vững trong giai đoạn tới, cần xây dựng ngay một hệ thống cơ chế chất lượng cao mới. Trước hết phải hiểu và thực hiện cho được những tiền đề của cơ chế chất lượng cao, sau đó tùy theo nhu cầu phát triển của từng giai đoạn mà có những cơ chế cụ thể, những chính sách, chiến lược cần thiết.
Xét đến giai đoạn phát triển của Việt Nam hiện nay, ta thấy ngay là muốn phát triển bền vững trong giai đoạn tới, cần xây dựng ngay một hệ thống cơ chế chất lượng cao mới. Trước hết phải hiểu và thực hiện cho được những tiền đề của cơ chế chất lượng cao, sau đó tùy theo nhu cầu phát triển của từng giai đoạn mà có những cơ chế cụ thể, những chính sách, chiến lược cần thiết.
Từ những phân tích ở các phần trước, tôi thấy có 3 tiền đề để có cơ chế chất lượng cao.
1. Bảo đảm tính dân chủ trong việc hoạch
định các chiến lược, chính sách. Lãnh đạo chính trị quyết định cuối cùng
và chịu trách nhiệm về quyết định nhưng phải trên cơ sở bàn bạc rộng
rãi giữa các chuyên gia, giới ngôn luận và các thành phần khác của xã
hội. Tham gia là một thuật ngữ được các nghiên cứu về cơ chế
nhấn mạnh và nghiên cứu thực chứng cho thấy chiến lược, chính sách về
các vấn đề phát triển nếu có sự tham gia của các thành phần xã hội liên
hệ đều mang lại hiệu quả cao. Ngay cả những dự án nhỏ trong viện trợ
(như xây đường, xây cầu), hiệu quả và tính bền vững cũng được bảo đảm
nếu có sự tham gia của cư dân liên hệ trong quá trình thiết kế, thực thi
dự án. Cơ chế bảo đảm tham gia (participatory institutions) có chức
năng ngăn ngừa những quyết định, những chính sách phục vụ các nhóm lợi
ích, đi ngược lại lợi ích chung của đất nước, của đông đảo dân chúng.
2. Ý kiến của chuyên gia, giới kỹ trị không bị chính trị chi phối. Chính trị gia không đưa ra kết luận trước để giới chuyên gia phải tìm cách chứng minh kết luận đó mà quy trình phải ngược lại, chuyên gia, giới kỹ trị phải được tự do nghiên cứu, phân tích và đề xuất chính sách, chiến lược; lãnh đạo chính trị sẽ cân nhắc, chọn lựa chính sách, chiến lược và chịu trách nhiệm về sự chọn lựa đó.
3. Phải có đội ngũ quan chức giỏi thật sự để quá trình đặt ra các chính sách và thực hiện chính sách có hiệu quả. Chế độ thi tuyển công khai, nghiêm minh và chế độ đãi ngộ thỏa đáng là điều kiện để có đội ngũ quan chức vừa có năng lực vừa cảm nhận được sứ mạng cao cả của mình và tránh được tệ nạn tham nhũng. Gần 15 năm trước đây tôi đã đưa kiến nghị là Nhà nước nên chọn một ngày trong năm làm ngày thi tuyển nhân tài ra làm việc nước. Những môn thi cơ bản liên quan đến văn hóa, triết học, lịch sử, luật pháp và hành chánh vì những quan chức sẽ giữ vai trò lãnh đạo trong tương lai phải am hiểu về các lãnh vực đó. Một khi đã có một trình độ nhất định về các mặt cơ bản đó, họ có thể học thêm về các chuyên ngành cần thiết khi được phân bổ vào công việc cụ thể. Ở những nước như Nhật và Hàn Quốc, những người tốt nghiệp loại xuất sắc tại các đại học danh tiếng, phải học thêm về các môn nói trên, mới có thể thi đỗ được vào các kỳ thi tuyển quan chức Nhà nước.
2. Ý kiến của chuyên gia, giới kỹ trị không bị chính trị chi phối. Chính trị gia không đưa ra kết luận trước để giới chuyên gia phải tìm cách chứng minh kết luận đó mà quy trình phải ngược lại, chuyên gia, giới kỹ trị phải được tự do nghiên cứu, phân tích và đề xuất chính sách, chiến lược; lãnh đạo chính trị sẽ cân nhắc, chọn lựa chính sách, chiến lược và chịu trách nhiệm về sự chọn lựa đó.
3. Phải có đội ngũ quan chức giỏi thật sự để quá trình đặt ra các chính sách và thực hiện chính sách có hiệu quả. Chế độ thi tuyển công khai, nghiêm minh và chế độ đãi ngộ thỏa đáng là điều kiện để có đội ngũ quan chức vừa có năng lực vừa cảm nhận được sứ mạng cao cả của mình và tránh được tệ nạn tham nhũng. Gần 15 năm trước đây tôi đã đưa kiến nghị là Nhà nước nên chọn một ngày trong năm làm ngày thi tuyển nhân tài ra làm việc nước. Những môn thi cơ bản liên quan đến văn hóa, triết học, lịch sử, luật pháp và hành chánh vì những quan chức sẽ giữ vai trò lãnh đạo trong tương lai phải am hiểu về các lãnh vực đó. Một khi đã có một trình độ nhất định về các mặt cơ bản đó, họ có thể học thêm về các chuyên ngành cần thiết khi được phân bổ vào công việc cụ thể. Ở những nước như Nhật và Hàn Quốc, những người tốt nghiệp loại xuất sắc tại các đại học danh tiếng, phải học thêm về các môn nói trên, mới có thể thi đỗ được vào các kỳ thi tuyển quan chức Nhà nước.
Về cơ chế, chính sách cụ thể trước mắt có lẽ hai vấn đề sau đây cần được quan tâm cải cách và xây dựng chiến lược:
1. Cần sớm chấm dứt tàn dư của chiến lược cải cách
tiệm tiến, cụ thể là phải triệt để cải cách khu vực doanh nghiệp Nhà
nước. Như mọi người đã thấy khu vực này ngày càng phình ra, đầu tư lung
tung vào mọi ngành, nhất là trong đó không ít những dự án có tính cách
đầu cơ. Hành động của khu vực này trở thành một trong những nguyên nhân
dẫn đến lạm phát và bất ổn vi mô hiện nay. Cần minh bạch hóa tài chính,
có cơ chế kiểm soát tài chính, thẩm tra các dự án đầu tư của khu vực
này. Thiết lập cơ chế thống quản doanh nghiệp (corporate governance)
trong đó xác lập mục tiêu hoạt đông của công ty, có cơ chế kiểm soát,
đánh giá thành quả của công ty và ban giám đốc phải chịu sự thưởng hoặc
phạt (kể cả bị cách chức) về thành quả này. Ngoài ra, trừ những ngành
cung cấp dịch vụ công cộng, doanh nghiệp Nhà nước phải từng bước tư nhân
hóa, cổ phần hóa; trong lúc chưa cổ phần hóa cũng phải hoạt động theo
cơ chế thị trường chịu sự hạn chế khắt khe của ngân sách (hard budget
constraint), nghĩa là không được ưu đãi đặc biệt về đất đai và vốn, và
không được bù lỗ khi làm ăn thua lỗ.
2. Như trên đã nói, cơ chế trong giai đoạn tăng trưởng ban đầu, giai đoạn cải cách tiệm tiến rất đơn giản vì chủ yếu chỉ cởi trói các ràng buộc, hành lang pháp lý cũng không phức tạp, nhưng để phát triển bền vững trong giai đoạn tới, nhất là thời kỳ cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, phải có cơ chế xây dựng, nuôi dưỡng các ngành có lợi thế so sánh động (xem lại chú thích số 9) để ngày càng chuyển dịch cơ cấu lên cao hơn. Ở đây chính sách công nghiệp phải được chú trọng và nghệ thuật tạo một quan hệ hiệu quả giữa Nhà nước và doanh nghiệp là tiền đề của sự thành công. Kinh nghiệm của Hàn Quốc về điểm này rất đáng tham khảo.
Ba tiền đề và hai chính sách cụ thể trên đây là nội dung của cơ chế chất lượng cao cần thiết để VN bước vào giai đoạn phát triển ổn định, bền vững, đưa kinh tế cất cánh vào quỹ đạo phát triển nhanh.
2. Như trên đã nói, cơ chế trong giai đoạn tăng trưởng ban đầu, giai đoạn cải cách tiệm tiến rất đơn giản vì chủ yếu chỉ cởi trói các ràng buộc, hành lang pháp lý cũng không phức tạp, nhưng để phát triển bền vững trong giai đoạn tới, nhất là thời kỳ cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, phải có cơ chế xây dựng, nuôi dưỡng các ngành có lợi thế so sánh động (xem lại chú thích số 9) để ngày càng chuyển dịch cơ cấu lên cao hơn. Ở đây chính sách công nghiệp phải được chú trọng và nghệ thuật tạo một quan hệ hiệu quả giữa Nhà nước và doanh nghiệp là tiền đề của sự thành công. Kinh nghiệm của Hàn Quốc về điểm này rất đáng tham khảo.
Ba tiền đề và hai chính sách cụ thể trên đây là nội dung của cơ chế chất lượng cao cần thiết để VN bước vào giai đoạn phát triển ổn định, bền vững, đưa kinh tế cất cánh vào quỹ đạo phát triển nhanh.
“Đi tắt đón đầu” bằng cơ chế chất lượng cao
Trên thế giới hiện nay có 50 nước có dân số trên 20 triệu. Trong đó, có 11 nước thuộc nhóm các nước có thu nhập cao (thu nhập đầu người trên 10.000 USD), 13 nước còn ở trong vòng luẩn quẩn nghèo khó, chưa thóat ra được cái bẫy nghèo và 26 nước trên cơ bản đã thóat nghèo nhưng chưa thực sự cất cánh. Việt Nam trên cơ bản đã thoát ra khỏi cái bẫy nghèo, thoát khỏi vị trí của nhóm thứ hai và chen vào nhóm thứ ba. Trên ý nghĩa đó, thành quả đổi mới trong 20 năm qua đáng ghi nhận. Nhưng nhìn chung ta chỉ mới kết thúc hoặc sắp kết thúc giai đoạn phát triển ban đầu, còn ở vị trí gần áp chót trong nhóm 26 nước kể trên. Hơn nữa, chất lượng phát triển của ta chưa tốt. Môi trường bị ô nhiễm, chất lượng cuộc sống ở các thành phố lớn bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn, bụi và bất an về tai nạn giao thông, chênh lệch ngày càng tăng trong phân phối thu nhập và tài sản, v.v…
Như vậy Việt Nam hiện nay vừa phải cải thiện chất lượng tăng trưởng vừa phải nỗ lực đưa kinh tế cất cánh vào quỹ đạo phát triển bền vững. Nhưng ViệtNam có tiềm năng (quy mô và cơ cấu dân số, vị trí địa lý, sự thống nhất về văn hóa, ngôn ngữ, v.v..) nên nếu có cơ chế chất lượng cao các nguồn lực sẽ được động viên và phát huy có hiệu quả. (Khuôn khổ của bài viết không cho phép đi xa hơn nhưng nói đến tiềm năng phải nhấn mạnh một điểm là việc chấn hưng giáo dục và nghiên cứu khoa học, công nghệ là tiền đề để tăng tiềm năng).
Từ đầu thập niên 1990, Việt Nam hay nhắc đến cụm từ “đi tắt đón đầu” trong văn cảnh phải nỗ lực để thóat khỏi nguy cơ tụt hậu. Nhưng các nhà lãnh đạo, các quan chức thường xem việc phát triển những ngành mũi nhọn, tiên tiến là con đường đi tắt đón đầu. Suy nghĩ này không hẳn đúng vì khó thống nhất ý kiến về ngành mũi nhọn cụ thể, chưa nói đến chuyện yếu tố chính trị thường chi phối sự chọn lựa đó và việc thực thi cũng dễ rơi vào tình trạng kém hiệu suất. Chí ít là phải có cơ chế chất lượng cao mới đưa ra được quyết định đúng đắn về ngành mũi nhọn, về việc thực thi chiến lược phát triển các ngành đó. Kết cuộc theo tôi, cải cách cơ chế là bí quyết đi tắt đón đầu hiệu quả nhất. Trở lại kinh nghiệm Hàn Quốc ta thấy rất rõ điều này.
Nhiều trí thức Việt Nam sang thăm Nhật Bản, Hàn Quốc,…về nước thường bức xúc đặt câu hỏi: Tại sao họ phát triển như vậy, họ khác ta những gì? Có thể trả lời như sau: Tại vì họ đã xây dựng được cơ chế chất lượng cao bảo đảm cho các nguồn lực tích cực tham gia vào qúa trình phát triển.
Trên thế giới hiện nay có 50 nước có dân số trên 20 triệu. Trong đó, có 11 nước thuộc nhóm các nước có thu nhập cao (thu nhập đầu người trên 10.000 USD), 13 nước còn ở trong vòng luẩn quẩn nghèo khó, chưa thóat ra được cái bẫy nghèo và 26 nước trên cơ bản đã thóat nghèo nhưng chưa thực sự cất cánh. Việt Nam trên cơ bản đã thoát ra khỏi cái bẫy nghèo, thoát khỏi vị trí của nhóm thứ hai và chen vào nhóm thứ ba. Trên ý nghĩa đó, thành quả đổi mới trong 20 năm qua đáng ghi nhận. Nhưng nhìn chung ta chỉ mới kết thúc hoặc sắp kết thúc giai đoạn phát triển ban đầu, còn ở vị trí gần áp chót trong nhóm 26 nước kể trên. Hơn nữa, chất lượng phát triển của ta chưa tốt. Môi trường bị ô nhiễm, chất lượng cuộc sống ở các thành phố lớn bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn, bụi và bất an về tai nạn giao thông, chênh lệch ngày càng tăng trong phân phối thu nhập và tài sản, v.v…
Như vậy Việt Nam hiện nay vừa phải cải thiện chất lượng tăng trưởng vừa phải nỗ lực đưa kinh tế cất cánh vào quỹ đạo phát triển bền vững. Nhưng ViệtNam có tiềm năng (quy mô và cơ cấu dân số, vị trí địa lý, sự thống nhất về văn hóa, ngôn ngữ, v.v..) nên nếu có cơ chế chất lượng cao các nguồn lực sẽ được động viên và phát huy có hiệu quả. (Khuôn khổ của bài viết không cho phép đi xa hơn nhưng nói đến tiềm năng phải nhấn mạnh một điểm là việc chấn hưng giáo dục và nghiên cứu khoa học, công nghệ là tiền đề để tăng tiềm năng).
Từ đầu thập niên 1990, Việt Nam hay nhắc đến cụm từ “đi tắt đón đầu” trong văn cảnh phải nỗ lực để thóat khỏi nguy cơ tụt hậu. Nhưng các nhà lãnh đạo, các quan chức thường xem việc phát triển những ngành mũi nhọn, tiên tiến là con đường đi tắt đón đầu. Suy nghĩ này không hẳn đúng vì khó thống nhất ý kiến về ngành mũi nhọn cụ thể, chưa nói đến chuyện yếu tố chính trị thường chi phối sự chọn lựa đó và việc thực thi cũng dễ rơi vào tình trạng kém hiệu suất. Chí ít là phải có cơ chế chất lượng cao mới đưa ra được quyết định đúng đắn về ngành mũi nhọn, về việc thực thi chiến lược phát triển các ngành đó. Kết cuộc theo tôi, cải cách cơ chế là bí quyết đi tắt đón đầu hiệu quả nhất. Trở lại kinh nghiệm Hàn Quốc ta thấy rất rõ điều này.
Nhiều trí thức Việt Nam sang thăm Nhật Bản, Hàn Quốc,…về nước thường bức xúc đặt câu hỏi: Tại sao họ phát triển như vậy, họ khác ta những gì? Có thể trả lời như sau: Tại vì họ đã xây dựng được cơ chế chất lượng cao bảo đảm cho các nguồn lực tích cực tham gia vào qúa trình phát triển.
Trường hợp Hàn Quốc:
Hàn Quốc vào đầu thập niên 1960 là nước kém phát
triển nhưng sau đó vượt qua giai đoạn phát triển ban đầu và thành công
trong giai đoạn phát triển bền vững, trở thành nước tiên tiến trong thời
gian rất ngắn. Thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước này bắt
đầu từ khi Park Chung-hee nắm chính quyền (năm 1961), thiết lập thể chế
độc tài nhưng với quyết tâm phát triển đất nước. Chế độ độc tài kéo dài
đến hết thời Chun Doo-hwan, trải qua mấy biến cố chính trị sôi động, đến
năm 1987 họ đã thành công trong việc chuyển sang thể chế dân chủ bằng
cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên. Năm 1988 Hàn Quốc tổ chức thành công
Thế vận hội Seoul và năm 1996 được kết nạp vào khối OECD. Từ lúc bắt đầu
kế hoạch phát triển đến khi trở thành thành viên của tổ chức các nước
tiên tiến, Hàn Quốc chỉ mất có 35 năm! Nếu kể từ khi chiến tranh Triều
Tiên chấm dứt thì cũng chỉ có 43 năm. HQ cũng bị ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng tài chính Á châu nhưng đã khắc phục được ngay (GDP đầu người
chỉ giảm năm 1998) nhờ nền tảng cơ bản của nền kinh tế vững chắc và các
nhóm tài phiệt mà hoạt động cho vay và đầu tư không hiệu quả của họ đã
gây ra khủng hoảng là những tổ hợp tư nhân, ảnh hưởng ít đến cả nền kinh
tế.
Tại sao Hàn Quốc thành công trong quá trình phát triển liên tục, chuyển từ giai đoạn tăng trưởng ban đầu sang giai đoạn phát triển bền vững? Rất nhiều công trình nghiên cứu về kinh nghiệm nước này. Từ góc độ tham khảo cho VN, và đặt tiêu điểm vào mặt cơ chế, tôi đặc biệt chú ý đến các yếu tố sau:
Tại sao Hàn Quốc thành công trong quá trình phát triển liên tục, chuyển từ giai đoạn tăng trưởng ban đầu sang giai đoạn phát triển bền vững? Rất nhiều công trình nghiên cứu về kinh nghiệm nước này. Từ góc độ tham khảo cho VN, và đặt tiêu điểm vào mặt cơ chế, tôi đặc biệt chú ý đến các yếu tố sau:
Thứ nhất, ngay từ đầu đã có ngay sự đồng thuận của xã
hội về sự cần thiết phải phát triển, phải theo kịp các nước tiên tiến,
nhất là theo kịp Nhật (nước láng giềng từng đô hộ mình). Để có sự đồng
thuận, năng lực, ý chí và chính sách của lãnh đạo chính trị là quan
trọng nhất. Dù dưới chế độ độc tài, quyết tâm phát triển của lãnh đạo
chính trị được thể hiện bằng các chiến lược, chính sách do lớp kỹ trị
xây dựng, quan chức được tuyển chọn theo năng lực, người tài được trọng
dụng. Như nhận xét của Evans (1995, p. 51), ở Hàn Quốc, Nhà nước có
truyền thống chọn được nguời tài ra làm việc nước từ những người giỏi
nhất ở các đại học danh tiếng nhất. Đặc biệt, Park Chung-hee lập Hội
đồng hoạch định kinh tế (Economic Planning Board) quy tụ những chuyên
gia học ở Mỹ về, được giao toàn quyền hoạch định chiến lược.
Trong bối cảnh chung đó, tinh thần doanh nghiệp, nỗ lực học tập kinh nghiệm nước ngoài của giới kinh doanh rất lớn. Giữa thập niên 1980 tôi có đến Hàn Quốc điều tra thực tế về chiến lược đuổi bắt công nghệ của doanh nghiệp nước này, ấn tượng nhất là thấy họ đưa ra khẩu hiệu phải theo kịp khả năng công nghệ của công ty hàng đầu của Nhật trong ngành. Những người có kinh nghiệm du học cùng với sinh viên Hàn Quốc cũng dễ dàng thấy nỗ lực học tập của họ. Quốc sách theo kịp nước tiên tiến không phải là khẩu hiệu chung chung mà từng thành phần trong xã hội đều nỗ lực thực hiện.
Trong bối cảnh chung đó, tinh thần doanh nghiệp, nỗ lực học tập kinh nghiệm nước ngoài của giới kinh doanh rất lớn. Giữa thập niên 1980 tôi có đến Hàn Quốc điều tra thực tế về chiến lược đuổi bắt công nghệ của doanh nghiệp nước này, ấn tượng nhất là thấy họ đưa ra khẩu hiệu phải theo kịp khả năng công nghệ của công ty hàng đầu của Nhật trong ngành. Những người có kinh nghiệm du học cùng với sinh viên Hàn Quốc cũng dễ dàng thấy nỗ lực học tập của họ. Quốc sách theo kịp nước tiên tiến không phải là khẩu hiệu chung chung mà từng thành phần trong xã hội đều nỗ lực thực hiện.
Thứ hai, Hàn Quốc xây dựng được một cơ chế rất hiệu
suất, hiệu quả về quan hệ giữa Nhà nước và doanh nghiệp. Trong quá trình
đuổi theo các nước tiên tiến, mục tiêu cụ thể là tích cực đầu tư, tích
lũy tư bản (nhưng tỉ lệ tiết kiệm ban đầu quá thấp phải vay nợ trong
thời gian dài), đồng thời bảo hộ các ngành công nghiệp còn non trẻ và
đẩy mạnh xuất khẩu để có ngoại tệ nhập khẩu nguyên liệu, công nghệ và
trả nợ. Như vậy vai trò của Nhà nước rất lớn. Trong tình hình đó, ở
nhiều nước khác, doanh nghiệp cấu kết với quan chức để được tiếp cận với
vốn vay ưu đãi, với ngoại tệ khan hiếm và với các nguồn hỗ trợ cho xuất
khẩu. Nạn tham nhũng dễ phát sinh từ đó. Nhưng Hàn Quốc đã tránh được
tệ nạn đó nhờ có cơ chế minh bạch, nhất quán, công minh có tính cách kỷ
luật (discipline). Cụ thể là doanh nghiệp được nhận ưu đãi phải có nghĩa
vụ tăng năng lực cạnh tranh, chẳng hạn phải xuất khẩu nhiều hơn trước.
Nếu không hoàn thành nghĩa vụ sẽ không được hưởng ưu đãi trong giai đoạn
sau. Nói chung, các doanh nghiệp phải cạnh tranh nhau, đưa ra mục tiêu
phấn đấu khả thi mới nhận được ưu đãi của Nhà nước.
Khi đặt xuất khẩu là mục tiêu của quốc gia thì người lãnh đạo cao nhất phải thường xuyên quan tâm. Tôi rất ấn tượng là chính Tổng thống Park Chung –hee trực tiếp chủ trì các hội nghị kiểm tra diễn tiến xuất khẩu. Mục tiêu xuất khẩu đặt ra rất lớn nhưng hầu như năm nào cũng đạt được là nhờ cơ chế như vậy.
Thứ ba, nhận xét của Amsden (1989) rất chính xác khi cho rằng Hàn Quốc đã thực hiện công nghiệp hóa trên cơ sở của học tập (industrialization on the basis of learning). Quả đúng như vậy nếu ta xem nỗ lực của Chính phủ trong giáo dục, đào tạo, trong việc tạo ra cơ chế để đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ, và nỗ lực của doanh nghiệp trong quá trình học hỏi nước ngoài. Tỉ trọng dành cho giáo dục vào cuối thập niên 1950 chỉ có dưới 10% ngân sách Nhà nước, nhưng đã tăng liên tục lên 15-18% trong thập niên 1960, và 19-21% trong đầu thập niên 1980. Tỉ lệ học sinh cấp ba trong độ tuổi thanh thiếu niên tăng từ 34% năm 1965 lên 56% năm 1975 và 91% năm 1984. Tỉ lệ sinh viên đại học trong thời gian đó là 6%, 10% và 26%. Hàn Quốc là một trong những nước có tỉ lệ rất cao trong hai chỉ tiêu: tỉ lệ của sinh viên du học trên tổng số sinh viên trong nước và tỉ lệ nguời du học trở về trên tổng số sinh viên đi du học. Thành quả này nhờ có các cơ chế liên quan đến việc thi tuyển và đãi ngộ người tài.
Ba điểm nói trên nhất quán trong suốt quá trình đuổi theo các nước tiên tiến nhưng nội dung của các cơ chế thay đổi theo nhu cầu phát triển của mỗi thời kỳ. Từ đầu thập niên 1980, vai trò của Nhà nước trong việc phân bổ nguồn lực nhỏ dần và thay vào đó tập trung vào giáo dục, nghiên cứu khoa học để tạo tiền đề cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế lên thứ nguyên cao hơn.
Kinh nghiệm Hàn Quốc cho thấy cơ chế động viên mọi nguồn lực của xã hội vào mục tiêu được xã hội đồng thuận, nhất là xây dựng và sử dụng nguồn nhân lực, tạo quan hệ lành mạnh giữa Nhà nước với doanh nghiệp là điều kiện để phát triển bền vững.
Khi đặt xuất khẩu là mục tiêu của quốc gia thì người lãnh đạo cao nhất phải thường xuyên quan tâm. Tôi rất ấn tượng là chính Tổng thống Park Chung –hee trực tiếp chủ trì các hội nghị kiểm tra diễn tiến xuất khẩu. Mục tiêu xuất khẩu đặt ra rất lớn nhưng hầu như năm nào cũng đạt được là nhờ cơ chế như vậy.
Thứ ba, nhận xét của Amsden (1989) rất chính xác khi cho rằng Hàn Quốc đã thực hiện công nghiệp hóa trên cơ sở của học tập (industrialization on the basis of learning). Quả đúng như vậy nếu ta xem nỗ lực của Chính phủ trong giáo dục, đào tạo, trong việc tạo ra cơ chế để đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ, và nỗ lực của doanh nghiệp trong quá trình học hỏi nước ngoài. Tỉ trọng dành cho giáo dục vào cuối thập niên 1950 chỉ có dưới 10% ngân sách Nhà nước, nhưng đã tăng liên tục lên 15-18% trong thập niên 1960, và 19-21% trong đầu thập niên 1980. Tỉ lệ học sinh cấp ba trong độ tuổi thanh thiếu niên tăng từ 34% năm 1965 lên 56% năm 1975 và 91% năm 1984. Tỉ lệ sinh viên đại học trong thời gian đó là 6%, 10% và 26%. Hàn Quốc là một trong những nước có tỉ lệ rất cao trong hai chỉ tiêu: tỉ lệ của sinh viên du học trên tổng số sinh viên trong nước và tỉ lệ nguời du học trở về trên tổng số sinh viên đi du học. Thành quả này nhờ có các cơ chế liên quan đến việc thi tuyển và đãi ngộ người tài.
Ba điểm nói trên nhất quán trong suốt quá trình đuổi theo các nước tiên tiến nhưng nội dung của các cơ chế thay đổi theo nhu cầu phát triển của mỗi thời kỳ. Từ đầu thập niên 1980, vai trò của Nhà nước trong việc phân bổ nguồn lực nhỏ dần và thay vào đó tập trung vào giáo dục, nghiên cứu khoa học để tạo tiền đề cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế lên thứ nguyên cao hơn.
Kinh nghiệm Hàn Quốc cho thấy cơ chế động viên mọi nguồn lực của xã hội vào mục tiêu được xã hội đồng thuận, nhất là xây dựng và sử dụng nguồn nhân lực, tạo quan hệ lành mạnh giữa Nhà nước với doanh nghiệp là điều kiện để phát triển bền vững.
SOURCE: TẠP CHÍ TIA SÁNG
Trích dẫn từ:
0 comments:
Post a Comment