Danh ngôn về Bất công
Mong muốn của số đông thường gây ra những điều bất công và bất nhân cho thiểu số, đó là điều được thể hiện trên từng trang lịch sử khắp thế giới. That the desires of the majority of the people are often for injustice and inhumanity against the minority, is demonstrated by every page of the history of the whole world. John Adams
Danh ngôn về Công lý
Công lý là hành động của sự thật hơn là đạo đức. Sự thật cho chúng ta biết điều gì do người khác, và công lý thực hiện sự thích đáng đó. Sự bất công là hành động của dối trá. Justice is rather the activity of truth, than a virtue in itself. Truth tells us what is due to others, and justice renders that due. Injustice is acting a lie. Horace Walpole
Danh ngôn Tự do
Người không yêu tự do và chân lý, có thể trở thành người mạnh mẽ nhất, nhưng tuyệt đối không thể trở thành người vĩ đại. Voltaire (Pháp)
Thursday, February 13, 2014
THỰC HIỆN QUYỀN, NGHĨA VỤ GIÁM HỘ: MUỐN CHĂM SÓC CÔ, PHẢI XIN PHÉP PHƯỜNG?
TRANH CHẤP QUYỀN SỞ HỮU NHÀ: MƯỢN NHÀ KHÔNG TRẢ, ĐEM HÓA GIÁ CHO CÁN BỘ
TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ: BÁN NHÀ CHỪA NGỌN
SOURCE: BÁO PHÁP LUẬT TPHCMThẩm phán Nguyễn Thị Minh Hương, Phó Chánh án TAND quận 10:Cả hai bên đều có lỗiKhi hợp đồng mô tả “hầm, trệt, năm lầu” thì khó thể suy đoán đối tượng mua bán là toàn bộ căn nhà. Theo Điều 450 Bộ luật Dân sự, hợp đồng mua bán nhà ở phải được công chứng, chứng thực. Nhưng sau khi nhận tiền cọc, nhận tiếp 300 lượng vàng mà bên bán vẫn không đi công chứng hợp đồng. Điều 454 BLDS cũng quy định bên mua được nhận nhà theo đúng tình trạng đã thỏa thuận. Nhưng bên mua không chịu nhận “hầm, trệt, năm lầu” như đã thỏa thuận. Như vậy, cả hai bên đều có lỗi làm hợp đồng vô hiệu.Theo Nghị quyết số 01 năm 2003 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, nếu các bên có lỗi tương đương nhau làm cho hợp đồng vô hiệu thì mỗi bên phải chịu 1/2 giá trị thiệt hại. Nếu mức độ lỗi của họ không tương đương nhau thì mỗi bên phải chịu trách nhiệm tương ứng với mức độ lỗi của mình. Thiệt hại trong trường hợp này chính là 45 lượng vàng đặt cọc. Riêng 300 lượng vàng nhận sau, bên bán phải hoàn trả lại đủ cho bên mua.Luật sư Nguyễn Đình Hùng, Đoàn luật sư TP.HCM:Chưa hẳn bên bán sẽ được lợiTheo tôi, bên mua có lỗi khi không chịu nhận đúng “hầm, trệt, năm lầu” như hợp đồng đã ký. Từ lâu, người ta sử dụng thuật ngữ “mua bán đứt” (bán không cho chuộc lại) để phân biệt với “mãi lai thục” (bán cho chuộc lại). Nếu hợp đồng dùng từ “mua bán trọn” thì mới có thể giải thích theo hướng mua bán toàn bộ căn nhà. Rất tiếc, các bên đã không ghi rõ tài sản thực chất mua bán.Khi vụ án được sơ thẩm lại, chưa hẳn bên bán sẽ “khỏe” hơn nếu bên mua chịu nhận đúng “hầm, trệt, năm lầu”. Bởi lẽ căn nhà không có lối đi riêng lên lầu sáu và sân thượng. Bấy giờ, có thể bên bán phải quay lại thương lượng với bên mua để mua cho mình lối đi theo giá được bên mua ấn định.Ông Nguyễn Quang Thắng, Trưởng phòng Công chứng số 1 TP.HCM:Chỉ nên giao dịch những tài sản hợp phápTôi cũng biết có một trường hợp tương tự như vậy vừa xảy ra: Nhà có bốn lầu nhưng giấy tờ chỉ công nhận có ba lầu, sau khi công chứng hợp đồng mua bán ba lầu xong thì người bán quay lại đòi người mua trả thêm tiền cho lầu bốn. Điều này cho thấy người mua dễ gặp rắc rối khi chấp nhận mua những phần tài sản chưa hợp lệ bởi theo luật định, nhà ở phải có giấy chủ quyền thì mới được giao dịch.Trở lại trường hợp cụ thể nêu trong bài, đúng là pháp luật không buộc công chứng viên kiểm tra trên thực tế nhưng nếu chúng tôi biết được căn nhà có sáu lầu nhưng giấy chủ quyền chỉ công nhận có năm lầu thì chúng tôi sẽ từ chối công chứng. Ngay cả khi các bên có ghi rõ trong hợp đồng phần diện tích nhà, đất chưa hợp lệ kèm theo lưu ý “người mua sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ liên quan với nhà nước” (như cách làm phổ biến của một số người) thì chúng tôi cũng không công chứng. Mà khi không được công chứng thì hợp đồng mua bán nhà ở đó không có giá trị pháp lý để ràng buộc cả hai bên thực hiện.
Trích dẫn từ: http://www.phapluattp.vn/news/ban-doc/view.aspx?news_id=254960
TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG: KIỆN VÌ TRÒ CHƠI KHÔNG AN TOÀN
TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM: MUỐN NHẬN TIỀN BẢO HIỂM PHẢI ĐEO BÁM, NĂN NỈ?!
TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT: VỤ CÔNG TY CAFE 15 KIÊN ĐÒI ĐẤT Ở ĐẮC LẮC, ĐÂU LÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ?
TRANH CHẤP QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN: GẦN MỘT TỶ ĐỒNG BỒI THƯỜNG BỊ MẮC KẸT
TRANH CHẤP GIAO DỊCH DÂN SỰ: TÌNH HẾT, ĐÒI TÌNH NGƯỜI YÊU
Trước đây cũng có một chuyện tương tự khi anh T. đòi chị H. (ngụ tỉnh Bình Dương) phải trả lại gần 30 triệu đồng tiền anh nuôi chị ăn học. Số tiền này phía chị H. có thừa nhận trong một bản tường trình nên cả phiên sơ thẩm lẫn phúc thẩm đều tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của anh T. với nhận định chuyện này các bên đã tự do cam kết, thỏa thuận, hoàn toàn tự nguyện, không bên nào áp đặt, cưỡng ép, đe dọa bên nào. Thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội nên có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên.
TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO XÂM PHẠM DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN: BÉ TRAI NĂM TUỔI BỊ CÔ GIÁO BÊU XẤU
TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG: GỬI NGÂN HÀNG 3,9 TỶ, CÒN GẦN 1 TỶ?
TRANH CHẤP DÂN SỰ: ĐÒI TIỀN NUÔI NGƯỜI YÊU ĂN HỌC
MUA NHÀ HỢP PHÁP VẪN BỊ DÍNH NỢ
Luật sư Đàm Như Việt (Đoàn luật sư TP.HCM):Không thể bỏ qua quyền lợi của người mua nhàĐồng ý là phải bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ, hạn chế việc các con nợ chuyển nhượng nhà để né tránh nghĩa vụ thi hành án nhưng còn quyền lợi của người mua nhà ngay tình, hợp pháp thì sao? Khi các cơ quan thẩm quyền không hề có sự “báo động” cần thiết (thể hiện qua việc phong tỏa, kê biên nhà… theo yêu cầu của các chủ nợ) và “tỉnh queo” giải quyết việc chuyển nhượng theo những trình tự luật định, sao giờ chấp hành viên lại phủ nhận sạch trơn và phó thác cho người dân tự giải quyết hậu quả? Chưa kể là Thông tư liên tịch 12 đã được ban hành trước và lại “chỏi” với Luật Nhà ở.Căn cứ vào Nghị định 135 ngày 14-11-2003 của Chính phủ, đề nghị Bộ Tư pháp và VKSND tối cao kiểm tra, xử lý Thông tư 12 sao cho phù hợp hơn.