Trải qua hơn 100 năm với biết bao thăng trầm của lịch sử, nghề luật sư ở Việt Nam đã sản sinh ra nhiều thế hệ luật sư không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn có nhiều đóng góp cho cách mạng nhằm giải phóng cho dân tộc trước kia và góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh một nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân hôm nay.
Thời kỳ sau khi thống nhất đất nước
Năm 1975 đất nước thống nhất, nghề luật sư Việt Nam, vì nhiều lý do nên
chưa tổ chức lại nhưng đến ngày 18 tháng 12 năm 1980, Hiến pháp nước
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua; quyền tự do
dân chủ của công dân được khẳng định trong Hiến pháp, trong đó có điều
133 ghi nhận: “Tòa án nhân dân xét xử công khai, trừ trường hợp do luật
định. Quyền bào chữa được bảo đảm. Tổ chức luật sư được thành lập để
giúp bị can, bị cáo và các đương sự khác về mặt pháp lý”.
Phan Văn Trường (1876 - 1933), Người Việt Nam đầu tiên làm luật sư
Tại Hà Nội. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, được sự đồng ý của Bộ Tư
Pháp, ngày 30 tháng 4 năm 1984 đã ra Quyết định về tổ chức thành lập
Đoàn luật sư Hà Nội. Ngày 18 tháng 12 năm 1987, Hội đồng Nhà nước đã ban
hành Pháp lệnh Tổ chức Luật sư. Pháp lệnh này là một bước ngoặt quan
trọng trong việc tổ chức luật sư phù hợp giai đoạn phát triển kinh tế
nhiều thành phần, đổi mới đất nước.
Ngày 15
tháng 4 năm 1992, Quốc hội thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam; quyền bào chữa của luật sư được khẳng định. Điều 132:
“...Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình. Tổ
chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình và góp phần bảo vệ pháp chế xã hội
chủ nghĩa”.
Ngày 25 tháng 7 năm 2001, Ủy ban
thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh số 37/2001/PL-UBTVQH10. Nội
dung Pháp lệnh nổi bật một số điểm quan trọng, trong đó có điều 8, điểm d
quy định: không phải là cán bộ, công chức theo quy định pháp luật về
cán bộ công chức. Điểm nổi bật khác: luật sư là người có trình độ đại
học Luật và tốt nghiệp khóa đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam hoặc nước
ngoài được pháp luật Việt Nam công nhận; xác định Đoàn luật sư là tổ
chức nghề nghiệp của các luật sư, còn tổ chức hành nghề luật sư là Văn
phòng luật sư hoặc Công ty luật hợp danh; trong phạm vi toàn quốc sẽ có
một tổ chức luật sư do Chính phủ quy định, kết hợp chặt chẽ việc quản lý
của nhà nước với việc tư quản của tổ chức luật sư.
Tự do và bình đẳng là lẽ sống của người luật sư
Đến ngày 29 tháng 6 năm 2006, Quốc hội ban hành Luật Với luật này, nghề
luật sư được mở rộng hơn, đánh dấu bước phát triển mới trong lịch sử
phát triển nghề luật sư. Luật đã thống nhất điều chỉnh thị trường dịch
vụ pháp lý, đã thừa nhận nghề luật sư là một nghề luật mang tính chất
dịch vụ trong và ngoài tòa án; nó gắn liền với số phận con người, có
tính nhân bản sâu sắc và có tính quốc tế.
Từ
ngày 10-12/5/2009 tại Hà Nội, lần đầu tiên trong lịch sử đã triệu tập
được Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc, tại đây đại hội đã nhất chí bầu
Luật sư Lê Thúc Anh làm Chủ tịch liên đoàn luật sư Việt Nam, Luật sư Đỗ
Ngọc Thịnh, Luật sư Nguyễn Văn Chiến được đại hội tín nhiệm bầu vào
chức danh Tổng thư ký và phó Tổng thư ký. Ngày 12/5/2009, Đại hội chính
thức thông qua việc thành lập Liên đoàn luật sư Việt Nam.
Ngày 14 tháng 01 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định Số:
149/QĐ-TTg, lấy ngày 10/10 hằng năm là Ngày truyền thống của luật sư
Việt Nam, như vậy sau hơn 100 năm nghề luật mới có ngày lễ của mình.
Tính đến đầu năm 2013, cả nước đã thành lập 63 đoàn luật sư/63 tỉnh
(Tỉnh Lai Châu thành lập đoàn cuối cùng), thành phố trực thuộc trung
ương với hơn 8000 luật sư và 3000 người tập sự hành nghề luật sư hoạt
động trong gần 2.750 tổ chức hành nghề luật sư. Số lượng luật sư đã tăng
hơn nhiều lần so với trước khi Pháp lệnh Luật sư có hiệu lực, giải
quyết việc làm cho hơn 10.000 người lao động trong cả nước.
Trải qua hơn 100 năm với biết bao thăng trầm của lịch sử, nghề luật sư
Việt Nam đã sản sinh ra nhiều thế hệ luật sư không chỉ giỏi về chuyên
môn mà còn có nhiều đóng góp cho cách mạng nhằm giải phóng cho dân tộc
trước kia và góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
một nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân hôm nay.
Luật sư Trương Anh Tú, Đoàn luật sư TP Hà Nội.
Theo Dân Trí
0 comments:
Post a Comment