Luật sư Trần Công Ly Tao
(Phó Chủ nhiệm ĐLS.Tp.HCM)
Bài
viết này đúng vào dịp Tết Nguyên Đán năm Quý Tỵ (2013), trước cảnh sắc
thiên nhiên huy hoàng, lòng người phơi phới chào đón Chúa Xuân, cung
nghinh hương hồn tiền nhân về vui xuân, đón tết bên đàn con cháu. Nhân
độ xuân về, hoà với niềm hân hoan của cả dân tộc, giới luật sư cũng nên
suy ngẫm về nghề nghiệp mà chúng ta lựa chọn và cống hiến cho đời.
Có
lẽ, ở trên cõi đời này, mọi người đều cần có tiền để trang trải cuộc
sống. Đối với giới luật sư, nguồn thu nhập phần lớn nhận được từ tiền
thù lao của thân chủ.
Hơn
hai mươi năm trước, rộ lên xu hướng đề cao giá trị đồng tiền qua các
câu vè “tiền là Tiên là Phật...”. Bình tâm suy xét: tiền không quyết
định tất cả nhưng hầu như không có tiền thì cuộc sống sẽ gặp không ít
khó khăn. Để phát triển xã hội có sự phân công nghề nghiệp, người bị
bệnh mới tìm đến bác sĩ điều trị, gặp rắc rối về luật pháp mới cần luật
sư tư vấn, bảo vệ quyền lợi, bào chữa trước cơ quan tố tụng.
Ngạn
ngữ có câu: mua danh ba vạn, bán danh ba đồng. Vậy làm thế nào giới
luật sư chúng ta tránh bị mang tiếng là “bóc lột” thân chủ? Trong khi
đó, từ thời Cổ La Mã, nghề luật sư được xã hội trọng vọng, tôn vinh là
nghề cao quý.
Nền
kinh tế thị trường đang tác động trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Đối với những ai làm giàu chân chính, cần được nhìn nhận, khuyến khích.
Trong số đó có cả những luật sư tài năng, có thu nhập cao. Đạo đức được
xem như tiêu chí mà giới luật sư phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Đã
là luật sư, phải luôn đặt chữ tín lên hàng đầu. Bởi vì mất tài sản có
thể tạo tài sản khác, mất uy tín là mất tất cả.
Ai đó cho rằng luật sư nhận thù lao giá cao là thiếu đạo đức, còn luật sư nhận thù lao giá rẻ là có đạo đức! Chưa hẳn
như thế, trong thời buổi “vàng, thau lẫn lộn”, thật tỉnh táo mới nhận
ra chân giá trị của cuộc sống. Đạo đức trong hoạt động luật sư căn cứ
vào các thoả thuận tự nguyện giữa thân chủ với luật sư thể hiện tại các điều khoản của hợp đồng dịch vụ pháp lý: giá thù lao tuỳ thuộc vào quy mô, tính chất vụ việc (đơn giản hay phức tạp), giá trị tranh chấp, thời gian từ tiếp nhận đến lúc hoàn tất giải quyết vụ việc của luật sư cho thân chủ.
Mặt
khác, hoạt động luật sư là loại hình tạo ra sản phẩm phi vật thể được
hình thành từ chất xám, luật sư phải thao thức, trăn trở, nghiền ngẫm các
tài liệu có liên quan, tìm kiếm những sai sót, yếu kém thể hiện trong
hồ sơ đối phương... Từ lúc “thai nghén” đến khi “khai sinh” sản phẩm
dịch vụ pháp lý, công sức mà luật sư tài năng, giàu kinh nghiệm giải
quyết vụ việc đạt hiệu quả tốt, được thân chủ chấp nhận không phải diễn ra một sớm một chiều mà có khi kéo dài hàng tuần, hàng tháng...
Để
kiến tạo sản phẩm dịch vụ pháp lý có chất lượng cao, ngoài đầu tư chất
xám, tổ chức hành nghề luật sư còn phải đầu tư các tiện ích nơi làm trụ
sở: trang bị hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, các phương tiện khác
phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp...
Khi
tiếp xúc, làm việc với thân chủ, luật sư không được hứa hẹn bảo đảm kết
quả tốt đẹp vụ việc mà luật sư sẽ thực hiện cho thân chủ, luật sư không
được phô trương thanh thế, có mối quan hệ gắn bó với lãnh đạo các cơ
quan tiến hành tố tụng nhằm lôi kéo thân chủ.
Đồng thời, luật
sư phải trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, đề cao công lý. Luật
sư phải toàn tâm toàn ý bảo vệ thân chủ đạt hiệu quả tốt nhất.
Luật
sư phải giữ gìn khí tiết kẻ sĩ, “phú quý bất năng dâm, bần tiện bất
năng di, uy vũ bất năng khuất”, cho dù cuộc sống còn khó khăn cũng thể
hiện khí phách “giấy rách phải giữ lấy lề”.
Hoạt
động luật sư thăng hoa là nhờ thân chủ, vì thân chủ là khách hàng, mà
“khách hàng là thượng đế”. Do vậy, quyền lợi của thân chủ và thù lao của
luật sư gắn bó với nhau như hình với bóng.
Mong
rằng năm 2012 và trọn năm 2013 các luật sư sẽ tiếp nhận được nhiều hợp
đồng dịch vụ pháp lý giá trị cao để làm tròn trịa thêm câu chúc truyền
thống nhân dịp xuân về tết đến: đại gia đình luật sư dồi dào sức khoẻ – an khang – thịnh vượng suốt 365 ngày của năm “Xà Tinh”!.
0 comments:
Post a Comment