Friday, December 27, 2013

Một số suy nghĩ về sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư Việt Nam

Luật sư Trương Trọng Nghĩa, Phó Chủ tịch LĐLSVN,
Phó Chủ nhiệm ĐLSTPHCM
CẦN LÀM RÕ MỘT SỐ KHÁI NIỆM
*     Nhà nước pháp quyền
*     Nhà nước pháp quyền XHCN và các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp 
*     Tư pháp, Bộ Tư pháp, ngành tư pháp, cơ quan tư pháp, chức danh tư pháp, cán bộ tư pháp
*     Luật sư, luật gia
*     Hoạt động bổ trợ tư pháp
QUYỀN TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM
*     Ở Việt Nam, quyền tư pháp được hiểu là quyền lực nhà nước trao cho các cơ quan tư pháp để tiến hành các hoạt động: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án nhằm duy trì và bảo vệ công lý, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ pháp chế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, xã hội và công dân. Trong Nhà nứơc pháp quyền XHCN, vai trò của các cơ quan tư pháp, trong đó có cơ quan thực hiện chức năng công tố cần tiếp tục được tăng cường do tính chất quan trọng của chúng trong bảo đảm pháp chế và trật tự pháp luật, bảo vệ công lý của chế độ XHCN.
                                                (PGS, TS Nguyễn Tất Viễn)
HOẠT ĐỘNG LUẬT SƯ LÀ BỔ TRỢ TƯ PHÁP?
*     Đâu là nguồn gốc của việc coi xếp hoạt động luật sư vào nhóm “bổ trợ tư pháp”?
-     Hệ thống các cơ quan tư pháp ở Việt Nam theo quan niệm hiện hành bao gồm Toà án, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, thi hành án và các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp như tổ chức giám định tư pháp, tổ chức luật sư, cơ quan công chứng, lý lịch tư pháp, trong đó Toà án được coi là khâu trung tâm của hệ thống tư pháp (PGS, TS Nguyễn Tất Viễn)
-     Trong hoạt động tư pháp, hoạt động xét xử được coi là khâu trọng tâm vì  ở đây biểu hiện sự tập trung và thể hiện đầy đủ quyền tư pháp, là nơi trên cơ sở kết quả điều tra, truy tố và bào chữa, Toà án nhân danh Nhà nước đưa ra phán xét một người có tội hay không có tội. Do vậy một phán xét chính xác, khách quan và đúng pháp luật hay không, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân có được bảo đảm hay không phụ thuộc vào quá trình điều tra, truy tố và xét xử từ phía cơ quan tiến hành tố tụng, mặt khác từ phía hoạt động tích cực của luật sư với vai trò là người bào chữa cho bị can, bị cáo và góp phần bảo vệ công lý. Hoạt động của luật sư không phải là hoạt động tư pháp nhưng lại có mối liên hệ gắn chặt với hoạt động tư pháp, hỗ trợ cho hoạt động tư pháp. (TS Nguyễn Văn Tuân)
TRAO ĐỔI NHỮNG QUAN ĐIỂM LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VAI TRÒ LUẬT SƯ TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
*     Vai trò của luật sư trong nhà nước pháp quyền: trở lại lý luận từ các học thuyết  nhà nước và pháp quyền
  • Không thể có chế định luật sư thực sự trong các nhà nước độc tài
*     Vai trò của luật sư trong việc bảo vệ công lý và quyền bình đẵng trước pháp luật
  • “Các nguyên tắc cơ bản về vai trò của luật sư” thông qua tại Đại hội Liên hiệp quốc lần thứ 8 (1990) về phòng chống tội phạm:
“ (i) All persons, in particular those facing arrest or detention for a criminal offence, must have access to lawyers and legal services.
   (ii) The duties of lawyers include not merely advising and acting for their clients, but also upholding human rights and fundamental freedoms.
   (iii) The Government must ensure that lawyers are able to perform their functions without intimidation, hindrance, harassment or improper interference.
   (iv) The legal profession must have codes of professional conduct and lawyers who breach the code should be subject to disciplinary proceedings.”
CĂN CỨ SỬA ĐỔI LUẬT LUẬT SƯ (1)
     Hiến pháp:
*     Điều 12
*     Điều 71 – 74
*    Điều 132“Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình. Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.”
CĂN CỨ SỬA ĐỔI LUẬT LUẬT SƯ (2)
     Các nghị quyết của Đảng
*     Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng XI:
- Nghiên cứu xây dựng, bổ sung các thể chế và cơ chế vận hành cụ thể để bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà n­ước thuộc về nhân dân và nguyên tắc quyền lực nhà nư­ớc là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và t­ưpháp.
- Tiếp tục xây dựng, từng b­ước hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền.
Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến l­ược cải cách t­ư pháp đến năm 2020, xây dựng hệthống t­ưpháp trong sạch, vưng mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con ng­ười.
- Hoàn thiện chính sách, pháp luật về hnh sự, dân sự, thủ tục tố tụng t­ưpháp và về tổ chức bộ máy các cơ quan tư­ pháp, bảo đảm tính khoa học, đồng bộ, đề cao tính độc lập, khách quan, tuân thủ pháp luật của từng cơ quan và chức danh t­ưpháp.
*     Cương Lĩnh: Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN là một trong 8 phương hướng cơ bản để xây dựng đất nước đến năm 2050
*     Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị:
“Đảng và Nhà nước ta cũng chủ trương trong giai đọan hiện nay cần nâng cao vai trò của luật sư hơn nữa trong tiến trình tham gia tố tụng,đảm bảo vị trí cân bằng của luật sư và bên công tố khi tham gia xét xử. Quản lý luật sư cần mềm dẻo, linh họat và trong khuôn khổ pháp lý rộng rãi, luật sư có quyền tự do hành nghề theo quy định pháp luật.”
CĂN CỨ SỬA ĐỔI LUẬT LUẬT SƯ (3)
*      Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 của Chính phủ
1. Quan điểm, định hướng phát triển
a) Phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, vững vàng về bản lĩnh chính trị, trong sáng về đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và nhu cầu của xã hội, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XI của Đảng, Chiến lược cải cách tư pháp, góp phần đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, phát huy dân chủ, phát triển kinh tế nhanh, bền vững, tạo nền tảng để nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
b) Phát triển nghề luật sư theo hướng chuyên nghiệp hóa, đáp ứng nhu cầu dịch vụ pháp lý ngày càng cao của cơ quan, tổ chức, công dân, doanh nghiệp; nâng cao vị trí, vai trò của đội ngũ luật sư trong việc tham gia hoạch định chính sách, xây dựng, giám sát thực thi pháp luật, thực hiện trách nhiệm xã hội, góp phần bảo đảm thực hiện chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp, bảo vệ công lý, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
c) Phát triển hoạt động hành nghề luật sư trở thành nghề chuyên nghiệp song song với việc tạo lập môi trường cho dịch vụ nghề nghiệp của luật sư phát triển theo thông lệ quốc tế; phát triển tổ chức hành nghề luật sư hành nghề chuyên sâu trong một số lĩnh vực, có khả năng cạnh tranh cao, từng bước chiếm lĩnh thị trường dịch vụ pháp lý trong khu vực và trên thế giới.
d) Phát triển nghề luật sư bền vững, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm với những bước đi vững chắc, có sự kế thừa những thành tựu đã đạt được; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài, phù hợp với trình độ phát triển của đội ngũ luật sư, điều kiện kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa, hệ thống tư pháp của nước ta và thông lệ của nghề luật sư trên thế giới, góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công cuộc cải cách tư pháp, phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
đ) Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư thống nhất, hoạt động, điều hành chuyên nghiệp, đề cao vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư tuân theo quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; đổi mới, hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động luật sư, công tác quản lý luật sư và hành nghề luật sư, đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội.
PHƯƠNG HƯỚNG SỬA ĐỔI LUẬT LUẬT SƯ
*     Tiếp tục phát huy những thành tựu của Luật hiện hành;
*     Phù hợp với Hiến pháp sửa đổi (hiện chưa có);
*     Phù hợp với yêu cầu, vị trí, vai trò của luật sư (cả số lượng lẫn chất lượng) trong giai đoạn phát triển hiện nay của Việt Nam từ nay cho đến năm 2020 ;
*     Phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam và thông lệ quốc tế.
CHỨC NĂNG XÃ HỘI CỦA LUẬT SƯ
Cần giữ nguyên:
Điều 3. Chức năng xã hội của luật sư
*     Hoạt động nghề nghiệp của luật sư nhằm góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
KẾT HỢP GIỮA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ TỰ QUẢN CỦA TỔ CHỨC XÃ HỘI NGHỀ NGHIỆP
*     Đây là nguyên tắc của Việt Nam, vì ở các nước, tổ chức luật sư hoàn toàn độc lập, tự quản;
*     Tự quản không phải vì chiếu cố luật sư mà vì vai trò đặc thù của luật sư trong xã hội nhà nước pháp quyền;
*     Lưu ý là Luật LS và các nghị định ra đời khi chưa có LĐLSVN;
*     Mức độ và phạm vi giữa quản lý nhà nước và tự quản phản ánh trình độ phát triển của nhà nước pháp quyền và nền dân chủ của một quốc gia
NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LUẬT SƯ
*     Quản lý nhà nước đối với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức xã hội nghề nghiệp luật sư: quản tất cả?
*     Hiện nay quản lý nhà nước bao gồm tất cả các mặt: đào tạo ngành luật, đào tạo nghề luật sư, tập sự luật sư, cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, kết nạp luật sư, kỷ luật luật sư, hành nghề luật sư;
*     Phạm vi quản lý trong từng mặt nên ra sao đối với cá nhân luật sư, tổ chức xã hội nghề nghiệp và tổ chức hành nghề?
TỰ QUẢN: NỘI DUNG VÀ MỨC ĐỘ
*     Tự quản là nguyên tắc quản lý luật sư của một chế độ dân chủ, có nhà nước pháp quyền, phù hợp với đặc trưng và chức năng của hoạt động luật sư;
*     Đào tạo nghề: lý thuyết và thực hành (về lâu dài, lý thuyết nên dạy luôn trong trường luật, ra trường chỉ học thực hành);
*     Kết nạp, quản lý hành nghề, quản lý đạo đức nghề nghiệp, xử lý kỷ luật – khen thưởng: nên giao cho Liên đoàn và các đoàn tự quản;
CƠ CHẾ TỰ QUẢN
*     Luật Luật sư và Điều lệ LĐLSVN
*     Tổ chức LĐLSVN và các Đoàn LS
*    Các quy chế tự quản của LĐLSVN
*     Tư cách thành viên của luật sư, các Đoàn LS (kể cả tổ chức hành nghề?)
*     Quy tắc ĐĐ và UXNN
*    Quan hệ giữa LĐLSVN và Bộ Tư pháp
CẦN GHI RÕ MỘT SỐ NGUYÊN TẮC, NỘI DUNG BẢO ĐẢM QUYỀN HÀNH NGHỀ CỦA LUẬT SƯ
*     Các hoạt động nghề nghiệp luật sư: tố tụng, tư vấn, đại diện ngoài tố tụng, dịch vụ pháp lý khác;
*     Quyền gặp mặt và làm việc với thân chủ từ khi bị tạm giữ (từ quyền hiến định của công dân);
*     Quyền tranh luận và được trả lời;
*     Quyền thu thập và tiếp cận chứng cứ trước và trong quá trình tố tụng;
*     Quyền bảo mật nội dung quan hệ luật sư – thân chủ
*     Quyền tự do thỏa thuận quan hệ dịch vụ pháp lý với thân chủ theo luật dân sự
*     …
 

0 comments:

Post a Comment

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | LunarPages Coupon Code