Sau đó, đoàn luật sư sẽ phân công một văn phòng luật sư nào đó cử luật sư tham gia vụ án.
Bãi bỏ việc “mời trực tiếp”
Tuy nhiên, nhiều luật sư cho biết hiện nay
không ít trường hợp, để tiện việc, cán bộ tố tụng sẽ trực tiếp mời đích
danh một luật sư quen biết nào đó tham gia tố tụng. Thậm chí, các thư ký
tòa đều có một danh sách một số luật sư “chữa cháy” để gọi điện thoại
nhờ vả vào “phút 89” nhằm tránh cho phiên xử hình sự bị hoãn.
Bằng “con đường tắt” này, cơ quan tố tụng dễ
dàng được việc của mình, tránh được vi phạm tố tụng, lại không phải e
ngại rằng luật sư mà mình mời sẽ gây ra “rắc rối”.
Luật sư Hoàng Cao Sang (Đoàn Luật sư TP.HCM) và
một luật sư Đoàn Luật sư TP Đà Nẵng đều cho rằng cần phải xem lại
chuyện “mời trực tiếp” này vì không đảm bảo được sự khách quan. “Trong
vụ án, luật sư bào chữa là người gỡ tội, đối lập với các cơ quan buộc
tội nên cần phải có sự độc lập nhất định. Cơ quan tố tụng trực tiếp mời
luật sư, lại đứng ra thanh toán thù lao cho luật sư, dễ dẫn tới tình
trạng luật sư cả nể, không muốn phản biện, đấu tranh. Mặt khác, thực tế
này khiến cho luật sư giống người làm hợp đồng cho các cơ quan tố tụng
chứ không phải bảo vệ thân chủ” - luật sư Sang nhận định.
Luật sư đang tác nghiệp tại một phiên tòa lưu động. Ảnh chỉ mang tính minh họa: HTD
Vẫn cần cái tâm
Theo luật sư Nguyễn Tấn Thanh (Đoàn Luật sư
TP.HCM), để nâng chất hoạt động bào chữa theo chỉ định, điều quan trọng
nhất vẫn là cái tâm của người bào chữa. Bởi lẽ nghề luật sư không chỉ là
cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lý để lấy tiền của thân chủ mà còn mang
trên mình một sứ mệnh cao quý là bảo vệ công lý, bảo vệ sự thật. Đã từng
có những luật sư dù bào chữa miễn phí, bào chữa chỉ định vẫn rất nhiệt
huyết, thậm chí đã từng minh oan được cho người vô tội.
Bên cạnh đó, luật sư Thanh cũng đề cập tới việc
luật sư chỉ định cần phải có đủ thời gian để nghiên cứu hồ sơ vụ án,
tiếp xúc thân chủ, thu thập chứng cứ… trước khi phiên tòa diễn ra. “Việc
này sẽ tránh được tình trạng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược do luật sư
không kịp tiếp xúc với thân chủ, không hiểu được nguyện vọng hay quan
điểm của họ. Ra tòa vẫn có nhiều trường hợp luật sư bào chữa xin giảm
nhẹ hình phạt cho thân chủ trong khi thân chủ một mực kêu oan, không
nhận tội. Hay ngược lại, thân chủ thừa nhận hành vi phạm tội, chỉ xin
giảm nhẹ nhưng luật sư một mực kêu bị cáo không có tội” - luật sư Thanh
nói.
Từ đó luật sư Thanh đề nghị luật nên quy định
rõ thời điểm, thời hạn mà cơ quan tố tụng bắt buộc phải tìm luật sư chỉ
định cho bị can, bị cáo trong tiến trình tố tụng. “Tốt nhất là ngay từ
giai đoạn điều tra ban đầu, cơ quan điều tra cần phải nhanh chóng có văn
bản gửi tới đoàn luật sư để chỉ định luật sư tham gia tố tụng. Sự tham
gia của luật sư sẽ xuyên suốt cho đến khi kết thúc phiên tòa”.
Nên mở rộng diện được bào chữa chỉ định Trong một số hội thảo góp ý sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự trước đây, đã từng có những ý kiến đề nghị nên mở rộng diện đối tượng được bào chữa chỉ định. Chẳng hạn đối với người bị điều tra, truy tố, xét xử ở khung hình phạt có mức án từ 15 năm tù trở lên hay đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo… Luật sư Lê Thúc Anh, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, ủng hộ việc sửa đổi luật theo hướng này. Theo ông, thậm chí chỉ cần bị điều tra, truy tố, xét xử ở khung hình phạt từ bảy năm tù trở lên cũng đã cần phải có luật sư ngay. Công cuộc cải cách tư pháp nhấn mạnh tinh thần là vụ án hình sự nào cũng có luật sư tham gia, mặt khác chiến lược phát triển nghề luật sư cũng đặt ra chỉ tiêu đến năm 2020, nước ta sẽ có khoảng 18.000-20.000 luật sư. Như vậy số lượng luật sư đủ để đáp ứng nhu cầu mở rộng. Bên cạnh việc thù lao thấp, cơ quan tố tụng mời luật sư quá chậm, thực trạng bào chữa theo chỉ định còn bộc lộ bất cập: Để tiện việc, nhiều trường hợp cơ quan tố tụng trực tiếp mời luôn một luật sư quen biết nên không đảm bảo sự khách quan… Sáng nhận quyết định, chiều tòa đã xử Không ít trường hợp, sáng luật sư mới nhận quyết định bào chữa, chiều vụ án đã được đưa ra xét xử nên luật sư xoay kiểu gì cũng không thể nghiên cứu kỹ vụ án nên rơi vào trường hợp “án tại hồ sơ”, cứ mặc nhiên nhìn vào hồ sơ để bào chữa. Hoặc luật sư sẽ chạy theo khuynh hướng của tòa, viện, dựa vào quan điểm của đại diện VKS để “tranh luận”. Luật sư HOÀNG TƯ LƯỢNG, Đoàn Luật sư TP.HCM Từ chối, tòa sẽ mời người khác Tôi biết có những vụ khi luật sư bào chữa chỉ định từ chối bào chữa với lý do nghiên cứu vụ án chưa sâu thì tòa sẵn sàng mời luật sư khác thay thế để phiên xử được diễn ra đúng lịch. Nhất là vào các dịp lễ lạt, khi ngành tòa tổng kết thi đua hoặc khi vụ án sắp rơi vào tình trạng quá hạn. Một luật sư Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai Lựa chọn luật sư Theo tôi, án bắt buộc phải có người bào chữa thường phức tạp, có thể ảnh hưởng tới tương lai của một con người. Nếu bị cáo chịu khung hình phạt cao nhất là tử hình thì ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mỏng manh, rất cần có luật sư tâm huyết, giỏi chuyên môn. Vì vậy, cần phải đề cao hơn nữa việc chọn lựa luật sư bào chữa chỉ định. Luật sư HOÀNG CAO SANG, Đoàn Luật sư TP.HCM |
Theo Dương Hằng (Pháp Luật TP HCM)
0 comments:
Post a Comment