NGUYỄN MINH HẢI
Ngày
14/06/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 104/2007/NĐ-Cp về kinh
doanh dịch vụ đòi nợ. Nghị định này đã thực sự tạo ra một hành lang pháp
lí cần thiết cho những DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ (DNĐN)
Không phải việc kinh doanh dịch vụ đòi nợ
chỉ bắt đầu được pháp luật thừa nhận kể từ Nghị định 104/2007, mà văn
bản pháp luật tạo cơ sở pháp lí cho ngành nghề này chính là Luật DN. Tại
khoản 1 Điều 7 Luật DN 2005 quy định: “DN thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm”,
và theo một số văn bản pháp luật khác về danh mục ngành, nghề cấm kinh
doanh thì không có tên “Dịch vụ đòi nợ”. Như vậy là, hoạt động kinh
doanh dịch vụ đòi nợ là hoàn toàn hợp pháp và được pháp luật bảo hộ. Tuy
nhiên, do nhiều lí do khác nhau, mà một trong số đó là sự phát triển
quá nhanh của các ngành, nghề kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, ở
nước ta trong một thời gian dài chưa có một văn bản pháp lí cụ thể nào
điều chỉnh vấn đề này. Hệ quả của thiếu sót này chính là tình trạng
“trăm hoa đua nở” của các DN, các cá nhân, nhóm người thi nhau “hành
nghề đòi nợ”, và tự do lựa chọn những cách xử sự trong quá trình hành
nghề của mình. Pháp luật chưa thực sự điều chỉnh được vấn đề này với vai
trò đích thực của nó: “Điều chỉnh các quan hệ xã hội”, chúng ta chỉ
thấy rõ được vai trò của pháp luật trong vấn đề này khi mà “cách xử sự”
của các DN, các cá nhân, nhóm người đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Nghị định số 104/2007/NĐ-CP đã quy định
khá cụ thể về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí khi có hành vi vi
phạm pháp luật của các DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ, của các chủ thể
khác liên quan; về đăng kí kinh doanh và điều kiện đăng kí kinh doanh
dịch vụ đòi nợ… Trong đó, quan trọng là những quy định về hành vi bị cấm
trong hoạt động dịch vụ đòi nợ: DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ không được
thực hiện các hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh
dự, quyền tự do cá nhân, quyền tài sản và các quyền dân sự khác của
khách nợ, chủ nợ…..; những quy định về xử phạt vi phạm hành chính: Những
tổ chức, cá nhân không phải là DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ mà vi phạm
có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, thu hồi giấy chứng nhận đăng kí kinh
doanh.
Việc ban hành Nghị định 104 có ý nghĩa
rất quan trọng. Bên cạnh việc nâng cao hiệu quả của quản lí nhà nước
trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại nó còn có ý nghĩa đối với chính
các DN kinh doanh trong lĩnh vực này, đối với chủ nợ, khách nợ… Từ thực
tiễn hoạt động của một số DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ trong thời gian
qua, chúng ta có thể dự đoán rằng, trong tương lai không xa loại hình
kinh doanh này sẽ còn rất phát triển, khi mà nhữn ưu thế của hoạt động
này là rất rõ so với loại hình DN kinh doanh dịch vụ mua, bán nợ: Đối
nới DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ không cần phải có một số vốn qua lớn
như loại hình DN kinh doanh dịch vụ mua, bán nợ, tính rủi ro cũng thấp
hơn. Còn đối với chủ nợ: Họ sẽ không mất đi một khoản tiền lớn như khi
bán quyền đòi nợ của mình cho DN kinh doanh dịch vụ mua, bán nợ, mà vẫn
có thể đòi được nợ (ở nước ta tỷ lệ chiết khấu lên tới 60-70% số nợ).
Vấn đề điều hòa lợi ích giữa hai bên sẽ được giải quyết trên cơ sở hợp
đồng ủy quyền.
Với những quy định khá rõ ràng tại Nghị
định 10, việc thực hiện quyền, nghĩa vụ cà trách nhiệm pháp lí của các
DN kinh doanh dịch vị đòi nợ không còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng ranh
giới giữa hành vi mà pháp luật không cấm và hành vi vi phạm pháp luật,
không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận thấy, bởi vậy các DN kinh doanh
dịch vụ đòi nợ khi hành nghề cũng nên trang bị cho đội ngũ nhân viên của
mình những kĩ năng nghề nghiệp, những kiến thức pháp lí cần thiết để có
thể đưa ra những xử sự thật hợp lí trong bất cứ hoàn cảnh nào (ngay cả
khi gặp sự phản kháng mãnh liệt của những con nợ). Có như vậy thì việc
kinh doanh mới đạt được hiệu quả mà không trái pháp luật, nhanh chóng
khẳng định được tên tuổi của DN trong nền kinh tế đầy sôi động và khốc
liệt.
SOURCE: Báo Pháp luật Việt Nam, Ngày 07/08/2007
0 comments:
Post a Comment