Saturday, August 31, 2013

NHÌN NHẬN QUY ĐỊNH PHÁP NHÂN TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005 DƯỚI CÁI NHÌN KHOA HỌC VÀ HỘI NHẬP

THS. VŨ THỊ MINH HỒNG – Phó Trưởng Ban Dân chủ-Pháp luật, Ủy ban TW Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam
Đặt vấn đề
Pháp luật Dân sự và Thương mại nước ta trong thời kỳ hội nhập và thách thức này có tạo cơ hội tương thích giữa thị trường và xã hội, cơ hội hỗ trợ giữa Pháp nhân vì lợi nhuận và pháp nhân vì lợi ích công cộng chưa ? Đó là câu hỏi được trả lời phần nào khi chúng ta nhìn nhận lai chế định pháp nhân trong Bộ Luật dân sự năm 2005. 
Thể chế mở ngày nay ở khu vực thị trường với sự lớn mạnh của các doanh nhân cũng đang kéo theo sự phát triển của các thực thể phi lợi nhuận như hội và các dạng hội khác mang yếu tố lưỡng tính hay là pháp nhân không đầy đủ. Các thực thể hai khu vực này đang đan xen với nhau, đang hỗ trợ nhau bởi có chung một yếu tố là lợi ích công chúng.
- Trong khi doanh nghiệp thu hút và tạo việc làm cho công nhân, nông dân công nghiệp và giới chủ cũng như tầng lớp chuyên gia kỹ thuật, thì tổ chức phi lợi nhuận trong đó có hội thu hút hội viên và tạo việc làm bằng những hoạt động dịch vụ công cộng về văn hoá, y tế, xã hội cũng như các hoạt động hỗ trợ về chính sách đến với từng con người;
- Trong khi doanh nghiệp tạo ra hàng hoá, của cải cho xã hội thì hội góp phần tham gia vào các huyết mạch lưu thông của cải xã hội, trong đó có của cải là trí tuệ con người; vận chuyển và đào tạo các kỹ năng con người; khơi dậy lên các giá trị xã hội đang hiện hữu, các giá trị truyền thống đang mất đi;
-  Trong khi doanh nghiệp mải miết và tối mắt làm việc ở thời kỳ công nghiệp và hậu công nghiệp hiện đại – người làm công, giới chủ và tầng lớp kỹ sư chuyên gia còn ít thời gian để quan tâm đến người tiêu dùng, quan tâm đến các giá trị truyền thống đang mai một, quan tâm đến sự bất công của những người yếu thế xã hội, thì hội vẫn nhẫn nại với quá trình nghiên cứu, tư vấn và phản biện của mình để cán cân công lý trở về trạng thái cân bằng của nó. Đó là sự bình đẳng trước pháp luật, sự công bằng vô tư trước lương tri con người.
- Các khuyến nghị và phản biện của doanh nghiệp, hội/quỹ đối với các dự luật và các quyết định đang thực thi có vấn đề, đã tạo nên một kênh tham vấn, thẩm định độc lập, khách quan vô cùng tin cậy mà Nhà nước hiện nay đang nhận ra và cần đặt vấn đề giải quyết về chính sách cho các hội nghề nghiệp phát triển.
I. BẤT CẬP VỀ QUY ĐỊNH PHÁP NHÂN
Xu hướng lập pháp chỉ quan tâm địa vị pháp lý của chủ thể
Hiện nay, theo thói quen xây dựng pháp luật của các cơ quan chức năng nước ta, người soạn thảo luật có xu hướng nhằm vào địa vị pháp lý của chủ thể để định chế thay vì cần thiết, thậm chí là bắt buộc phải quy định về hành vi chủ thể. Văn bản pháp luật quy định hành vi chủ thể, đó là chức năng của quy phạm pháp luật. Do chỉ quan tâm đến việc tìm ra những quyền và nghĩa vụ của chủ thể để định chế nó nên hầu hết các văn bản pháp luật của chúng ta chung chung; chỉ quan tâm về vấn đề tổ chức (ra đời, thành lập, chính sách hỗ trợ, giải thẻ, sáp nhập …thông qua các thủ tục) nên dễ nặng về quản lý và điều tiết bằng biện pháp hành chính hơn là bằng dân sự. Để xác định trách nhiệm của chủ thể là rất khó vì cơ sở của quy kết trách nhiệm được chứa đựng trong quy phạm pháp luật mô tả hành vi, thậm chí là hành vi chi tiết và cụ thể thì lại ít được quy phạm hóa.
Tiếp tục quy định không có căn cứ khoa học và thực tiễn
Thêm vào đó, quá trình sửa đổi Bộ Luật dân sự năm 1995 không những đã không nhìn nhận và đánh giá bất cập trên để định hướng bãi bổ, bổ sung, sửa đổi chế định pháp nhân, mà còn tiếp tục đi con đường cũ, gây thêm rắc rối khi quy định thêm loại hình “tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp”[1]. Bộ Luật dân sự năm 1995 đã phân loại các pháp nhân (phi lợi nhuận) thành ba nhóm: tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội-nghề nghiệp. Đến Bộ Luật dân sự năm 2005 tiêp tục quy định thêm loại hình tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp. Hệ quả làm tăng xu hướng của không ít pháp nhân là hội muốn được công nhận là tổ chức chính trị-xã hội. Bài học lập pháp này cho thấy việc chia pháp nhân trong Bộ Luật dân sự năm 2005 không dựa trên bất kỳ một luận cứ khoa học nào và không ai trả lời được “chia như vậy có ý nghĩa pháp lý gì” [2]
Trong khi thể chế về tổ chức dân sự phi lợi nhuận chưa được làm rõ, việc mở cửa hội nhập kinh tế vẫn diễn ra, thúc đấy vai trò cá nhân và các tổ chức ngoài nhà nước mới chỉ ở khu vực kinh doanh thị trường. Khu vực dân sự phi lợi nhuận và bán thị trường là nơi tạo nguồn lực lao động và cung cấp mọi dịch vụ xã hội, mọi phong trào nhân dân trong công cuộc phát triển đất nước theo hướng bền vững và bảo tồn các giá trị dân tộc lại ít được quan tâm. Vai trò của khoa học xã hội trong đó có khoa học pháp lý mà cụ thể là chế định pháp nhân được quy định trong Bộ Luật dân sự còn quá nhiều bất cập bởi tính bảo thủ cố hữu và tính triết lý yếu kém đã không thúc đẩy được nguồn lực của hai loại pháp nhân vì lợi nhuận (kinh doanh/thị trường) và pháp nhân phi lợi nhuận (hội/quỹ) ngày nay ở nước ta.
Nhiều Điều lệ của pháp nhân không quy định "Tôn chỉ"
Đây có thể coi là một bất cập lớn nhất của rất nhiều Điều lệ các hội và quỹ (trung tâm, viện) hiện nay ở nước ta. Đa số Điều lệ xác định được mục đích, nhưng tôn chỉ của tổ chức hầu như khó nhận thấy được trong nhiều điều lệ hiện nay.
Với vị trí trang trọng, thường ở lời nói đầu hay điều 1 của Điều lệ, tôn chỉ được coi như một phần nội dung cốt yếu thuộc tuyên ngônmà nội hàm của nó là nguyên tắc chính,[3] là học thuyết, là giáo lý chính thống, hay một giá trị xã hội nhất định dẫn đường cho mọi hành động của thành viên hội. Chỉ cần đọc tôn chỉmục đích, bất kỳ ai cũng sẽ nhanh chóng nhận ra các điểm cốt lõi của pháp nhân, nhất là với pháp nhân vì lợi ích công để muốn gia nhập nó hay không, muốn tài trợ hay góp phần công sức cho nó hay không. Đó là các vấn đề:
a) Loại tổ chức gì (lĩnh vực hoạt động, tên hội);
b) Dựa trên giá trị xã hội nào (nguyên tắc, học thuyết chính thống, giá trị nhân văn, truyền thống dân tộc);
c) Vì lẽ gì (lý do để hình thành hội);
d) Hành động vì ai (cho nhóm người hay công chúng).
PHÁP NHÂN DƯỚI CÁI NHÌN CỦA PHÁP LUẬT SO SÁNH
Quan niệm về pháp nhân
Với tiêu chí và bản chất quan hệ dân sự thì bên cạnh chủ thể là thể nhân – một chủ thể quan trọng nhất, trung tâm của hầu hết những giao dịch và thực hiện những sự kiện dân sự thì còn chủ thể thứ hai là pháp nhân.
Một số nước theo truyền thống luật Lục địa lâu đời như Quebec (Canada) và Nhật Bản có chế định về Pháp nhân (Legal Person) mà ở đó quy định phân biệt dựa vào tiêu chí mục đích hoạt động: cho mình hay vì công cộng. Từ đó phân định rõ hai loại: pháp nhân vì lợi ích công cộng và pháp nhân vì lợi nhuận. Thể chế của các quốc gia Châu Âu và phương Tây cũng tương tự.
            Thái lan quy định cụ thể chế định về Hội và chế định về Quỹ ngay trong Bộ luật dân sự và là cơ sở chính để hai dạng pháp nhân dân sự này hoạt động. Các thủ tục về đăng ký, báo cáo hay đóng cửa được quy định bằng nghị định. Do đó, xảy ra ít bất cập đối với các tổ chức hoạt động phát triển vì lợi ích công, bởi vì cơ hội để lạm dụng vị thế, lạm dụng sơ hở của pháp luật nhằm vụ lợi cá nhân cho nhóm hay thiếu trách nhiệm thuộc cuơng vị đã được chế định pháp nhân quy định …đều khó có thể xảy ra. Mặt khác nếu xảy ra những vi phạm thì các chế định xử lý hết sức rõ ràng, đó là các chế định về thuế, kiểm toán, bồi thường, giải thể ..chủ yếu là chế định trách nhiệm dân sự hết sức thiết thực và có hiệu quả.
- Pháp nhân vì lợi ích công cộng tồn tại dưới hai dạng: Hội (Association) có hội viên và Quỹ (Foundation) không có hội viên. 
Điều 34 Bộ luật dân sự Nhật Bản quy định: “Hội (Association) hoặc Quỹ (Foundation) liên quan tới tín ngưỡng, tôn giáo, từ thiện, khoa học, nghệ thụât hoặc các tổ chức khác có liên quan đến lợi ích công cộng và không vì mục đích đạt được vật chất có thể trở thành đối tượng pháp nhân căn cứ sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền”[4].
- Pháp nhân vì lợi nhuận tồn tại dưới dạng Công ty, Nhà máy, Khu Công nghiệp, Trang trại/Đồn điền, Siêu thị v.v… hoặc hình thái tổ hợp hay liên kết giữa chúng. Dù quy định pháp nhân là hội dưới hình thức Bộ luật dân sự[5] hay bằng đạo luật riêng về hội[6], pháp luật nhiều quốc gia đều đưa ra bức tranh thống nhất về hội với ý niệm và bản chất như sau:
1. Tự nguyện ý chí và tự quyết;
2. Liên kết của thể nhân với nhau hay thể hân với pháp nhân;
3. Có hội viên (hội); không hội viên (quỹ)
4. Có mục đích chung;
5. Được thành lập theo đúng thể thức (đăng ký hoặc xin phép) do cơ quan có thẩm quyền công nhận;
6. Nguồn tài chính hoạt động dựa chủ yếu vào hội phí, các đóng góp khác của hội viên, các hoạt động dịch vụ bán thị trường và nhận tài trợ;  
7. Không chia lợi nhuận chia các thành viên.
Như vậy, Bộ luật dân sự thường không quy định các loại pháp nhân sau đây:
1.      Đảng phái (như Đảng Cộng sản Việt Nam) vì là pháp nhân hoạt động chính trị;
2.      Tổ chức/hội/đoàn tôn giáo vì là pháp nhân hoạt động tôn giáo;
3.      Đoàn thể liên quan đến chính trị (như Mặt trận và các Đoàn thể nhân dân là Thanh Niên-Nông Dân-Công Đoàn-Phụ Nữ-Cựu Chiến binh) vì là những pháp nhân đặc biệt nằm trong hệ thống chính trị.
Các đặc điểm Pháp nhân dân sự (kể cả thương mại)
Có tư cách độc lập của pháp nhân nếu được thành lập chính thức: Nếu là hình thức đăng ký phải được đăng ký thành lập tại cơ quan có thẩm quyền theo luật định (Toà án, hoặc Chính phủ ) để có tư cách pháp nhân đầy đủ.[7]
Không thuộc nhà nước (non government) hoặc lưỡng tính: Hội/Quỹ/Tổ chức Phi chính phủ là pháp nhân dân sự không thuộc bộ máy nhà nước, không hưởng ngân sách từ nhà nước, không sử dụng cán bộ và quy chế cán bộ công chức.
Tự quản.
Kinh doanh hoặc phi lợi nhuận (non – for profit)
Không vì mục đích chính trị: Một hội đang hoạt động nếu chuyển đổi mục đích sang chính trị, ngay tập tức nó sẽ bị giải thể (bắt buộc).
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA KHI SỬA ĐỔI CHẾ ĐỊNH PHÁP NHÂN
Chế định Pháp nhân trong Bộ luật dân sự của nước ta cần được sửa đổi cơ bản vì chế định này hoàn toàn không phát huy tác dụng trong đời sống xã hội bởi nó chưa phù hợp thực tế cũng như chưa đáp ứng về mặt khoa học pháp lý dân sự. Thậm chí về một phương diện triết học nó còn mơ hồ, lẫn lộn, thiếu hẳn tính tư tưởng và logic. Do đó, yêu cầu khi xây dựng môi trường pháp lý đối với pháp nhân là phải khắc phục được các điểm yếu này.
           Khung chính sách về thuế như miễn, giảm hoặc không ưu đãi đều phải có tiêu chí. Tất nhiên chính sách này liên quan đến chế định quyên góp và nhận tài trợ.
            Chế định về thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức trong việc đăng ký hay giải thể cùng với quyền của công dân được tiếp cận một cách công khai quá trình đăng ký thành lập hay giải thể là những vấn đề cần được quy định rõ ràng.
            Bằng việc không quy định rõ ràng trách nhiệm cá nhân trong chế định Pháp nhân của Bộ luật Dân sự và các đạo luật nội dung cụ thể trên từng lĩnh vực, các vi phạm trong các tổ chức lợi ích công của ta hiện nay không thể áp dụng chế định nào để xử lý vì chế độ “trách nhiệm tập thể” mơ hồ đã bị hiểu và áp dụng lẫn lộn, sai trái. Kết quả là công sức và tài sản của nhân dân trong nước, vay của quốc tế huy động cho các tổ chức lợi ích công đã rơi vào tay nhóm hay cá nhân. Chế định hình sự thực tế đã trả lời rất ít tác dụng răn đe hành vi lợi dụng tổ chức lợi ích công, rất ít hiệu quả đòi bồi thường thiệt hại.
Cần coi trọng định chế pháp nhân nghề nghiệp
Coi trọng vì đó là loại pháp nhân có sức đóng góp rất lớn và hiệu quả cho xã hội trong tiến trình phát triển bền vững dân tộc, quốc gia. Nhưng trên thực tế, nó đang gặp rất nhiều trở ngại.
Các pháp nhân nghề nghiệp của Việt Nam chưa đáp ứng nhu cầu xã hội:
- Môi trường dịch vụ xã hội chưa đáp ứng nhu cầu đa dạng của con người, xã hội.
- Người dân vẫn chưa có nhiều thói quen trông cậy (thuê) người có chuyên môn hành nghề để được hưởng một dịch vụ tốt nhất, chất lượng nhất trên cơ sở hợp đồng thoả thuận về quyền nghĩa vụ hai bên mà hay nhờ vả. Điều này có thể nhận thấy qua hoạt động dịch vụ pháp lý (tuy nhiên ở Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động này phát triển mạnh).
- Một số tổ chức nghề nghiệp vẫn chưa thực sự là tổ chức chuyên môn độc lập bởi vẫn còn mang tính sự nghiệp hành chính, thuộc khu vực Nhà nước. Ngành đào tạo, y tế-sức khỏe, chống tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường, dịch vụ tư vấn và hoạt động bổ trợ tư pháp là những ví dụ.
- Các tổ chức nghề nghiệp lệ thuộc và ỷ lại nhà nước; một số tổ chức hoạt động hành chính hoá; năng lực chuyên môn và kỹ năng hành nghề yếu, kém linh hoạt.
- Một số Bộ vẫn đang quản lý và can thiệp quá sâu, thậm chí trực tiếp tiến hành các hoạt động mang tính nghề nghiệp trợ giúp xã hội. Nhiều đơn vị sự nghiệp của các Bộ rầm rộ ra đời đã trở thành “sân sau” của Bộ, gây nên sự bất bình đẳng đối với các pháp nhân nghề nghiệp tư (tự chủ, ngân sách không cấp).
- Sản phẩm của tổ chức nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học xã hội có thể thấy qua các đề tài nghiên cứu của các đơn vị sự nghiệp thuộc nhà nước ít được ứng dụng nên gây lãng phí rất lớn.
Chúng có tính chất như:
- Là bộ phận quan trọng cấu thành nên khu vực xã hội công dân (không thuộc khu vực nhà nước và khu vực kinh doanh);
- Không phải là tổ chức chính trị;
- Là tổ chức phi lợi nhuận.
- Tổ chức có thành viên như Liên hiệp, Hội, Câu lạc bộ … hay, tổ chức không có thành viên như Quỹ văn xã, Trung tâm, Nhà…
- Hoạt động nâng cao đời sống kinh tế, văn hoá, môi trường cho con người; phát triển các nguồn lực xã hội.
Chúng có đặc tính ở các điểm sau:
- Phải đăng ký tư cách pháp nhân mới được hoạt động
- Kết hợp lợi ích nhóm với lợi ích công cộng (hoặc lợi ích người thứ ba)
- Hoạt động theo một lĩnh vực ngành nghề nhất định như đào tạo, y tế-sức khỏe, phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường, tư vấn trong đó có tư vấn pháp luật, các hoạt động bổ trợ tư pháp, các hoạt động dịch vụ thể thao và văn hoá…
- Những đóng góp nhiều nhất của tổ chức nghề nghiệp đối với sự phát triển quốc gia là các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và hoạt động dịch vụ xã hội.
- Quy chế tự quản có một đặc thù, đó là loại “Quy chế đạo đức hành nghề” mà các cá nhân muốn hành nghề phải tự nguyện tuân thủ bởi vì các quyền, bổn phận và trách nhiệm dân sự hết sức thiết thân, cụ thể và rõ ràng.
Pháp nhân có sinh thì cũng có tử
Với tư cách là một nhóm người liên kết hoạt động vì mục đích chung, một Ban sáng lập hội với một số người có đủ năng lực dân sự thể nhân cùng nhau chuẩn bị các bước thành lập hội. Sau khi tập hợp đủ điều kiện, Ban sáng lập sẽ đăng ký với cơ quan có thẩm quyền (có thể là cơ quan Tư pháp là Toà án, có thể là cơ quan hành chính thuộc Chính phủ) để trở thành pháp nhân mang tính cách hội (có hội viên) và phi lợi nhuận.
Xem xét tư cách thể nhân (người sinh ra tự nhiên) ta thấy, sau khi được sinh ra sẽ đăng ký khai sinh để có tư cách công dân, đến năm 18 tuổi người này sẽ đăng ký thẻ căn cước/chứng minh thư để có đủ năng lực. Từ đó, người này mới có tư cách hoàn chỉnh để tham gia mọi quan hệ xã hội như kết hôn, giao dịch tài sản, lập hội; trong quan hệ với Nhà nước như làm nghĩa vụ quân sự, đóng thuế.
Đối chiếu quá trình hình thành pháp nhân cho thấy thực chất là thủ tục đăng ký kép mà ở đó vừa là nhằm khai sinh hội, lại vừa để hội có đủ năng lực pháp lý khiến cho pháp nhân đó có đủ tư cách tham gia các giao dịch và quan hệ xã hội tương thích trên cơ sở tự chịu trách nhiệm (dân sự, hành chính, hình sự). Như vậy, cũng giống như thể nhân, pháp nhân có sinh ra và có chết đí, các sự kiện sinh-tử đó đều được pháp luật quốc gia quy định nhằm quản lý xã hội.
Việc sinh ra và chết đi của một pháp nhân dân sự như Hội/Quỹ đều phải được bố cáo trên phương tiện thông tin đại chúng liên tục trong một số ngày nhất định theo nguyên tắc công khai và là cơ hội để thực thi nguyên tắc “biết và không thể không biết”, là một nguyên tắc đặc biệt trong thủ tục kiện đòi thanh toán khoản nợ, bồi thường, hay miễn trừ nghĩa vụ.
Thực tế cho thấy một số hội lớn có tính cách đoàn thể nhân dân đặc biệt của nước ta không “chết” mà chỉ là tự đang đổi mới mình cho phù hợp tình hình mới. Đây là xu hướng không phù hợp với quy chuẩn thông lệ đối với pháp nhân hội. Mọi pháp nhân dân sự sau một thời gian hoạt động nó sẽ kết thúc số phận theo một trong hai con đường: tự giải thể hay bị Nhà nước giải thể. Khi nó tự giải thể có thể diễn ra theo một trong các tình huống sau: i) Đã đến thời hạn cuối cùng do điều lệ của hội quy định; ii) Hoàn thành mục đích của hội; iii) Quá bán số hội viên nhất trí đề nghị giải thể vì căn cứ vào thực trạng của hội như: không còn tài chính để hoạt động, muốn thay đổi mục đích và tôn chỉ hoạt động, người đứng đầu đương nhiệm từ chối vị trí và hội không tìm ra được một ai nhận đảm trách vị trí đó v.v…
Mặt khác, sự tồn tại qúa lâu một hội là cơ hội tạo nguy cơ để hội đó được thủ đắc (chiếm hữu và sở hữu) bất động sản (theo khái niệm pháp lý dân sự truyền thống và thông lệ) quá lâu khiến chúng không đuợc đưa vào quá trình giao lưu hàng hoá trong xã hội. Hệ quả này chúng ta sẽ lường được nếu như hình dung đây đủ nội dung cấu trúc bất động sản, bới bên cạnh việc mất nguồn tài sản xã hội vô cùng lớn còn có thể là cơ chế giao dịch ngầm bất động sản ngoài pháp luật, gây nên rối loạn do không thể áp dụng thể chế đăng ký quốc gia đối vói loại bất động sản ngầm này. Do đó, “nhà lập pháp cũng lo ngại trước việc các hội có thể trở thành chủ sở hữu của nhiều bất động sản trong một thời gian quá dài (vì hoạt động của hội có thể kéo dài mãi mãi thậm chí đến hàng thế kỉ nếu trong điều lệ thành lập không quy định cụ thể thời gian hoạt động của hội). Điều này đồng nghĩa với việc các bất động sản do hội sở hữu sẽ nằm ngoài quy trình lưu thông kinh tế quá lâu”.[8]
Năng lực pháp nhân
Luật dân sự  các nước Lục Địa chỉ dùng từ  ‘năng lực’ – capacity, không dùng từ ‘năng lực pháp luật’ hay ‘năng lực hành vi’, lại càng không dùng cụm từ  ‘mất năng lực hành vi’ mà chỉ là ‘thiếu khả năng phân biệt sự vật/hiện tượng- lacking abilities to discriminate things’ hoặc ‘khả năng bị giới hạn -limited ability’. Các thân trạng yếu thế này hoàn toàn không phải là khái niệm ám chỉ địa vị pháp lý của thể nhân hay pháp nhân như cách phân biệt trong giáo trình giảng dạy luật nước ta. Từ giáo trình lại biến thành quy phạm pháp luật thì quả thật là nhầm lẫn và nguy hại, vì bất cứ ai cũng nại với toà án về tình trạng “năng lực hành vi” của thể nhân hay pháp nhân nào đó để yêu cầu một lệnh khẩn cấp, hay tuyên bố vô hiệu giao dịch.
Với Thể nhân đó là năng lực của người đủ 18 tuổi; với Pháp nhân đó là năng lực của thực thể được Nhà nước thành lập hay công nhận thông qua hành vi đăng ký để trở thành pháp nhân kinh doanh hoặc pháp nhân phi lợi nhuận (Hội/Quỹ).  
Các pháp nhân thuộc kinh doanh thị trường (hay bán thị trường) hoặc là pháp nhân phi lợi nhuận và phi thị trường hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau về văn hoá, thể thao, chính trị…đang được pháp luật quốc gia định chế nó với số phận pháp lý gần tương tự như thể nhân (năng lực thể nhân là năng lực đầy đủ, trọn vẹn nhất so với năng lực pháp nhân).
Đánh giá về Dự thảo Bộ luật Dân sự hiện nay đang trong quá trình sửa đổi
Tôi ủng hộ cao về ý tưởng và nội dung quy định có tính hoàn toàn mới[9] về chương Pháp nhân trong dự thảo lần này, theo đó:
-                     Có các nội dung: đăng ký; thành lập; năng lực; điều lệ; mục đích; điều hành và đại diện; chia tách, sáp nhập và giải thể.
-                     Không phân loại pháp nhân.
Tuy nhiên, tôi kiến nghị cần có khoản ghi rõ: Bộ luật này không áp dụng đối với các pháp nhân Chính trị; Nhà nước và Tôn giáo/.
Phụ lục
Tham khảo nội dung Điều lệ của Học giả phương Tây đưa ra trong luật mẫu (sample law) về Luật các tổ chức phi lợi nhuận [10]
"Điều lệ của một hội bao gồm những quy định sau
(1) Tên chính thức của hội và bất kỳ tên gọi chính thức hoặc tên lóng nào;
(2) Mục đích của hội, kể cả việc liệu mục đích có phải chủ yếu là mưu cầu các hoạt động công ích hay không;
(3) Địa chỉ đăng ký tại quốc gia, mà theo địa chỉ đó, có thể nhận được bất kỳ một văn thư thông báo chính thức hoặc điều tra công nào;
(4) Tên, tuổi và địa chỉ của những người sáng lập
(5) Tổ chức đang được dự định tiến hành đăng ký lập hội;
(6) Tổ chức đó sẽ có một cấu trúc thuộc loại có hội viên thì:
       (i) thủ tục lựa chọn và khai trừ hội viên;
       (ii) điều kiện làm hội viên và nhiệm kỳ, quyền ưu đãi và trách nhiệm của hội viên;
       (iii) liệu có cần có một Hội đồng hay không, và nếu có, thì thủ tục bầu cử và miễn nhiệm thành viên của Hội đồng, việc phân công quyền hạn và trách nhiệm giữa các thành viên, Hội đồng và tổ chức;
(7) Phân công trách nhiệm cho cơ quan lãnh đạo cao nhất của tổ chức đó đối với các chính sách và vấn đề tài chính của tổ chức;
(8) Các thủ tục lựa chọn và bãi miễn thành viên của Ban kiểm toán, nhiệm kỳ của các thành viên và các quyền, trách nhiệm cụ thể của Ban đó;
(9) Xác định ra bất kỳ cơ quan nội bộ nào khác của hội với quyền và trách nhiệm của các cơ quan đó;
(10) Các quy tắc về số lượng đại biểu và bỏ phiếu thích hợp đối với từng cơ quan nội bộ của hội;
(11) Các quy tắc và thủ tục sửa đổi, bổ sung Điều lệ, hoặc đối với việc sáp nhập, chia tách hoặc giải thể tổ chức, trong đó bao gồm cả bất kỳ quy tắc đặc biệt nào về số lượng đại biểu cũng như bỏ phiếu theo đa số áp đảo;
(12) Các biên bản có xác nhận về hội nghị thành lập của cơ quan cao nhất của hội;
(13) Một đơn xin thành lập đã được điền đầy đủ."

[1] Quốc hội XI, Kỳ họp 7. Luật sô 33.Bộ luật dân sự Việt Nam. Năm 2005. Mục 2 – Các loại pháp nhân. Điều 100. Khoản 2 và khoản 4.
[2] Vũ Minh Hồng. Thực tế hoạt động Hội ở nước ta và giải pháp lập pháp cho Dự thảo Luật về Hội. Tạp chí Lập pháp số 6. 2006.
[4] The Ministry of  Justice & The Codes of Translation Committee. The Civil Code of Japan. Law No 89, April 27, 1896. Ehs law Bulletin Seies. EHS Vol. II. FA-FAA
[5] Xem: Bộ luật dân sự Thái Lan. Chương II mục II – pháp nhân. Tiểu mục 2 – Hội/Quỹ. NXBCTQG. Năm 1995; Bộ luật dân sự  Nhật Bản; Bộ luật dân sự  Quybec Canada; 
[6] Luật Hội của Cộng hoà Pháp năm 1901; Sắc lệnh 102/SL004 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Ngày 20/5/1957 qui định về quyền lập Hội; Luật hội của Cộng hoà liên bang Đức do Quốc hội ban hành ngày 5/8/1964; Luật số 8 về Hội/đoàn thể quần chúng năm 1985 của Cộng hoà Indoneisia…
[7] QH. Bộ luật Dân sự. 2005. Chương III Pháp nhân.  Mục 2 Các loại pháp nhân. Điểm d Điều 110; Điều 114.
[8] Nhà Pháp luật Việt-Pháp. Hội thảo Pháp luật về hội. Năm 2004
[9] Bộ Tư pháp. Sơ thảo phần quy định chung Bộ luật dân sự (sửa đổi)-Tài liệu cho tọa đàm với IRZ-CHLB Đức. Tr40-50
[10] Nguồn:. Bộ Nội vụ. 2005. Dự luật khung về quỹ sáng lập và Hội. tr 2-4. Tài liệu tham khảo của World Bankv
SOURCE: HỘI THẢO TỔNG KẾT THỰC TIỄN THI HÀNH VÀ GÓP Ý HOÀN THIỆN BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005. BAN PHÁP CHẾ VCCI  VÀ TRUNG TÂM TRỌNG TÀI QUỐC TẾ  VIỆT NAM (VIAC) TỔ CHỨC. HÀ NỘI, NGÀY 1/3/2013.

Friday, August 23, 2013

Suy nghĩ về hệ thống chính trị - xã hội ở Việt Nam hiện nay

ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ KHPL SỐ 2(33)/2006
SUY NGHĨ VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
TRẦN THÁI DƯƠNG *
* TS. Đại học Luật Hà Nội
1. Quan niệm chung về hệ thống chính trị - xã hội
Có thể nói rằng, nếu không tiếp cận khái niệm hệ thống chính trị - xã hội, không thể nhận thức được một cách đầy đủ và sâu sắc về vị trí, vai trò của các thiết chế xã hội hiện đại.
Trong thực tế đời sống chính trị - xã hội ở nước ta, thời gian qua có một số tổ chức xã hội - nghề nghiệp đã phát triển thành tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp. Nhưng cho đến nay, giới khoa học pháp lí và chính trị nước ta mới chỉ đề cập tới hệ thống chính trị với ý nghĩa là hệ thống các thiết chế chính trị và chính trị - xã hội gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể quần chúng chứ chưa nghiên cứu hệ thống chính trị - xã hội với ý nghĩa là một hệ thống rộng lớn hơn, trong đó không chỉ có các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội mà còn có cả một số tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức xã hội khác.
Quan niệm về hệ thống chính trị - xã hội như vậy có ý nghĩa rất quan trọng trong điều kiện xây dựng và phát huy nền dân chủ, xây dựng nền kinh tế thị trường và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Bởi lẽ, quyền lực chính trị trong điều kiện hiện nay không chỉ thể hiện vai trò của các thiết chế chính trị, chính trị - xã hội mà nó còn có xu hướng chịu ảnh hưởng ngày càng lớn bởi các thiết chế xã hội. Sự tác động trực tiếp, mạnh mẽ và nhiều chiều của các yếu tố kinh tế - xã hội đến kiến trúc thượng tầng chính trị là một sự tác động mang tính quy luật trong các xã hội hiện đại. Điều này có ảnh hưởng lớn đối với quá trình xây dựng và củng cố nền dân chủ, muốn hay không, chúng ta cần phải nhận thức được một cách đầy đủ.
Từ suy nghĩ trên, trong phạm vi bài viết này, tôi xin nêu quan niệm của mình về hệ thống chính trị - xã hội Việt Nam hiện nay như sau: Hệ thống chính trị - xã hội Việt Nam là hệ thống các thiết chế chính trị, chính trị - xã hội và các thiết chế xã hội khác gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể quần chúng và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội rộng lớn của nhân dân; cơ chế vận hành các thiết chế đó dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Quan niệm về hệ thống chính trị - xã hội như thế được hình thành trên cơ sở gắn kết giữa hai hệ thống thiết chế xã hội là hệ thống chính trị (hệ thống thiết chế trực tiếp thực hiện quyền lực chính trị) và hệ thống xã hội. Trong điều kiện xây dựng cơ chế thực hiện và đảm bảo quyền lực nhân dân ở nước ta hiện nay, sự gắn kết của hai hệ thống ấy thành một hệ thống lớn là điều có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc và cần được chú trọng nghiên cứu cả về lí luận và thực tiễn.
Từ trước, chúng ta vẫn nhận thức chung rằng đặc điểm của hệ thống chính trị nước ta là tính thống nhất cao dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Hệ thống chính trị nước ta không phải là hệ thống của các thiết chế đối lập nhau về lợi ích. Đảng là một thành viên của hệ thống đó nhưng Đảng giữ vai trò lãnh đạo. Vai trò lãnh đạo của Đảng là một tất yếu lịch sử không thể phủ nhận... Trong điều kiện hiện nay, nhận thức đó vẫn không sai nhưng chưa hoàn toàn đầy đủ. Sự tham gia của các lực lượng xã hội vào hoạt động chung của hệ thống chính trị - xã hội đã làm thay đổi tính chất thuần nhất của hệ thống chính trị truyền thống. Kết quả hoạt động của cả hệ thống này là sản phẩm của sự tương tác (tác động qua lại) về chính trị - xã hội rất đa dạng. Trong tính thống nhất của lợi ích quốc gia, dân tộc vẫn có sự đa dạng và phong phú về lợi ích của những nhóm xã hội khác nhau. Nền chính trị hiện đại không thể là sản phẩm của riêng hệ thống chính trị như quan niệm truyền thống mà tất yếu phải là kết quả của cả hệ thống chính trị - xã hội, trong đó lợi ích vẫn là động lực chính quy định và thúc đẩy hoạt động của mỗi nhóm xã hội. Như thế, để phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, cần đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động của Đảng đồng thời nêu cao vai trò của tất cả các thiết chế trong toàn bộ hệ thống chính trị - xã hội đó.
Đặc trưng của hệ thống chính trị - xã hội Việt Nam như vừa nêu phản ánh tính riêng biệt và cả tính phổ biến của hệ thống chính trị - xã hội nước ta trong mối liên hệ so sánh với hệ thống chính trị - xã hội các nước trên thế giới. So với hệ thống chính trị trước đây, chúng ta đã ghi nhận sự hiện diện của các thiết chế xã hội, của quyền lực xã hội trong một hệ thống chung là hệ thống chính trị - xã hội (Việc khẳng định mối liên hệ thống nhất hữu cơ giữa các thiết chế chính trị, chính trị - xã hội với các thiết chế xã hội trong cùng một hệ thống như vậy có thể được coi là điểm mới trong nhận thức về chính trị của chúng ta ở giai đoạn hiện nay hay không, tác giả xin được tiếp tục trao đổi cùng bạn đọc trong những nghiên cứu ở một phạm vi khác).
Với cách nhận thức thống nhất giữa quyền lực chính trị và xã hội, chúng ta có thể xác định được cấu trúc của hệ thống chính trị - xã hội Việt Nam. Hệ thống đó gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng và các tổ chức xã hội rộng lớn của nhân dân.
Trong hệ thống chính trị - xã hội ngày nay, điểm mới đáng chú ý so với cấu trúc của hệ thống chính trị như trước đây là sự hiện diện của các tổ chức xã hội rộng lớn của nhân dân, đặc biệt là các hội đoàn trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp, kinh doanh, dịch vụ xã hội... Tuy không trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước nhưng trong điều kiện của nền dân chủ XHCN, để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên, các tổ chức này có tác động ngày càng to lớn đến đời sống kinh tế - chính trị của đất nước. Đảng, Nhà nước không quản lí trực tiếp đối với các tổ chức này nhưng có mối liên hệ mật thiết với các tổ chức đó. Đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước có được xây dựng và thực thi tốt hay không, nhất là các vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của các thành viên tổ chức hiệp hội, không thể không tính đến vai trò và sự tác động tích cực của các tổ chức xã hội. Với ý nghĩa đó thì có thể quan niệm, các tổ chức xã hội được coi là hệ thống phản biện của hệ thống chính trị. Hoạt động tư vấn, giám định và phản biện xã hội đối với đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước phải được coi là hoạt động cơ bản và thể hiện sinh động nhất vai trò mới, rất tích cực của các tổ chức hiệp hội kinh tế - xã hội. Do vậy, cơ chế chính trị - pháp lí để vận hành mối liên hệ giữa hệ thống chính trị và hệ thống xã hội như đã nêu cũng được xác định là thành tố cơ bản trong cấu trúc của hệ thống chính trị - xã hội Việt Nam hiện nay.
2. Các thiết chế trong hệ thống chính trị - xã hội Việt Nam – Đặc điểm, vai trò
Trong cấu trúc của hệ thống chính trị - xã hội Việt Nam hiện nay có thể phân biệt ba loại thiết chế là:
- Tổ chức chính trị (Đảng cộng sản Việt Nam), Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam;
- Tổ chức chính trị - xã hội: Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng như Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ, Công đoàn, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh; và một số tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp như Liên hiệp các hội khoa học, kĩ thuật Việt Nam, Liên hiệp các hội hữu nghị Việt Nam, Hội nhà báo Việt Nam...
- Tổ chức xã hội: Các hiệp hội kinh tế, các tổ chức xã hội nghề nghiệp và các tổ chức xã hội khác...
Các tổ chức chính trị - xã hội thống nhất giữa hai mặt chính trị và xã hội. Điều này thể hiện sự tập hợp đoàn kết các lực lượng quần chúng đông đảo để thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước. Phương thức tổ chức và hoạt động của các tổ chức này tuy khác với tổ chức Đảng và các cơ quan nhà nước nhưng đều gắn chặt với việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao phó. Các tổ chức chính trị - xã hội là hình thức tổ chức động viên, triển khai nguồn lực con người cho các mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong công cuộc do Đảng lãnh đạo, Nhà nước thống nhất quản lí. Cùng với Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội hợp thành hệ thống chính trị Việt Nam, trong đó Đảng giữ vai trò và trọng trách là người lãnh đạo trực tiếp. Trong hệ thống chính trị - xã hội Việt Nam, với tính chất chính trị và tính chất xã hội rộng lớn, các tổ chức chính trị - xã hội đóng vai trò là người tổ chức, vận động đông đảo quần chúng nhân dân thực hiện các nhiệm vụ đặt ra đối với cách mạng Việt Nam thông qua những hình thức phù hợp.
Mỗi loại tổ chức chính trị - xã hội lại có vai trò riêng, chẳng hạn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là liên minh chính trị - tổ chức liên hiệp tự nguyện của các đoàn thể nhân dân và các cá nhân tiêu biểu của các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo; là tổ chức đại diện cho ý chí đại đoàn kết và nguyện vọng chân chính của nhân dân; nơi tập hợp trí tuệ của con người Việt Nam yêu nước, nơi thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên, phối hợp với chính quyền thực hiện nền dân chủ, chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân; giám sát, bảo vệ, tham gia xây dựng nhà nước, quản lí xã hội. Mặt trận Tổ quốc có chức năng tham chính, tham nghị và giám sát; đoàn kết nhân dân, chăm lo đời sống, lợi ích của các thành viên, thực hiện dân chủ và đổi mới xã hội, thực thi quyền và nghĩa vụ công dân, thắt chặt mối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức và những người lao động tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt; đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, phấn đấu xây dựng nước Việt Nam độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội.
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam có tính chất quần chúng và tính chất giai cấp công nhân, có chức năng: Đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân viên chức lao động; tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế; giáo dục, động viên công nhân viên chức lao động phát huy quyền làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội tập hợp tầng lớp thanh niên, là đoàn thể của các thanh niên ưu tú, đội hậu bị của Đảng. Tổ chức Đoàn được thành lập trên phạm vi cả nước, có mặt ở hầu hết các cơ quan, đơn vị, tổ chức từ trung ương đến cơ sở nhằm thu hút thế hệ trẻ vào những hoạt động xã hội bổ ích, lành mạnh, qua đó giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật cho đoàn viên thanh niên.
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giới nữ, có chức năng đại diện cho quyền bình đẳng, dân chủ, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ, tham gia quản lý Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng. Hội đoàn kết, vận động, tổ chức, hướng dẫn phụ nữ thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Hội Nông dân Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hội nông dân Việt Nam vận động giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt; đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước; chăm lo bảo vệ các quyền và lợi ích của nông dân Việt Nam.
Hội Cựu chiến binh Việt Nam là đoàn thể chính trị - xã hội, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, một tổ chức trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, hoạt động theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và Điều lệ của Hội. Mục đích của Hội là tập hợp, đoàn kết, tổ chức, động viên các thế hệ cựu chiến binh giữ gìn và phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ, bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của cựu chiến binh, chăm lo giúp đỡ nhau về tinh thần và vật chất trong cuộc sống, gắn bó tình bạn chiến đấu.
Ngoài các tổ chức trên đây, nhiều tổ chức xã hội khác cũng được coi là tổ chức chính trị - xã hội như Liên hiệp các hội khoa học kĩ thuật Việt Nam (VUSTA), Hội Nhà báo Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam... Đây là điểm có ý nghĩa rất quan trọng đồng thời cũng là một xu hướng phát triển của các thiết chế xã hội trong thời kì đổi mới, nhất là ở giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Một số hội nghề nghiệp, hội của các nhà trí thức, các nhà khoa học, không chỉ đơn thuần mang tính chất đoàn thể xã hội mà các tổ chức này cũng đóng vai trò to lớn trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của đất nước. Hơn bao giờ hết, hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang động viên và phát huy cao độ vai trò của đội ngũ trí thức, các nhà khoa học, các doanh nhân trong việc hoạch định và thực thi đường lối, chính sách phát triển đất nước. Có thể nói rằng đó là xu hướng tất yếu trong quá trình xây dựng và củng cố nền dân chủ XHCN ở Việt Nam mà một trong những biểu hiện có tính đặc trưng là sự tác động tương hỗ dẫn đến sự hài hòa hóa giữa các yếu tố chính trị và kinh tế - xã hội.
Như vậy, có thể nhận thấy rõ rằng trong hệ thống chính trị - xã hội Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội đóng vai trò vừa là trung tâm đoàn kết, tập hợp đông đảo các lực lượng quần chúng nhân dân (tính chất xã hội), đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các thành viên vừa thực hiện vai trò nền tảng chính trị của chính quyền nhân dân, tổ chức động viên nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước. So với các tổ chức xã hội khác, vai trò này của các tổ chức chính trị - xã hội có tính trực tiếp hơn trong việc phục vụ sự nghiệp cách mạng theo đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Bên cạnh các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội truyền thống và những tổ chức xã hội đã và đang phát triển thành tổ chức chính trị - xã hội như nêu trên, trong hệ thống chính trị - xã hội Việt Nam còn có hàng trăm tổ chức xã hội khác. Các tổ chức xã hội loại này đang ngày càng nhiều và gồm các hình thức tổ chức phong phú như các hiệp hội kinh tế, hội nghề nghiệp, các hội quần chúng tập hợp theo sở thích, ý nguyện, các tổ chức hoạt động tương trợ xã hội không nhằm mục đích lợi nhuận... Đặc điểm chung của các tổ chức xã hội là tính phi chính trị và phi lợi nhuận. Điều này có nghĩa, các tổ chức này hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, bảo vệ và phát triển lợi ích chung của các thành viên. Các tổ chức này về bản chất sinh ra không phải để trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước.
Bên cạnh tính phong phú, đa dạng là đặc điểm lớn của các tổ chức xã hội, các tổ chức xã hội còn có một đặc điểm khác là ngày càng xuất hiện sự liên kết, tập hợp các lực lượng lớn hơn trên cơ sở những sự tương đồng về lợi ích và ý nguyện. Đó cũng là xu thế khách quan của xã hội dân sự mà chúng ta cần biết phát huy điểm tích cực và hạn chế mặt tiêu cực.
Ngày nay, vai trò của các tổ chức xã hội đang dần được xác định một cách đúng đắn hơn trong sự nghiệp xây dựng nền kinh tế thị trường, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và một xã hội dân sự. Không phải chỉ bây giờ mà từ rất xa xưa, việc quản lí xã hội trước hết và phần lớn vốn thuộc về chức năng của các tổ chức xã hội (trong đó có cả gia đình). Trong xã hội hiện đại cũng cần phải như vậy, với tư duy “nhà nước nhỏ, xã hội lớn” thì vị trí của các tổ chức xã hội được mô hình hoá như một “cái bệ đỡ” lớn, vững chắc cho sự tồn tại của các thiết chế chính trị là Đảng, Nhà nước. Gốc có to, cây mới vững bền, đó là một triết lí đơn giản nhưng đầy ý nghĩa đối với hệ thống chính trị - xã hội Việt Nam.
Trong điều kiện hiện nay, điều đáng chú ý là các hội nghề nghiệp, hiệp hội kinh tế ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng. Và theo nguyên lí về mối liên hệ giữa kinh tế với chính trị thì các tổ chức hội đoàn kinh tế sẽ tác động mạnh mẽ đến đời sống chính trị, luật pháp của nước ta theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Đó cũng là xu hướng có tính khách quan trong sự phát triển của nền dân chủ hiện nay. Điều này dù không trực tiếp quyết định thể chế chính trị, luật pháp nhưng việc ban hành và thực thi chính sách, pháp luật không thể không tính đến nhu cầu, lợi ích cũng như vai trò tư vấn, phản biện, giám định xã hội hay sự tham gia tích cực của các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các hiệp hội kinh tế vào quá trình đó.
Như vậy, trong hệ thống chính trị - xã hội ngày nay, các tổ chức xã hội đóng vai trò năng động tích cực hơn so với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Các tổ chức xã hội không phải là kênh biệt lập với hệ thống chính trị mà ngày càng tham gia mạnh mẽ, tác động lớn lao đến kết quả hoạt động của hệ thống chính trị. Vì thế có thể quan niệm rằng hệ thống xã hội là hệ thống phản hồi với hệ thống chính trị, giám sát hoạt động của hệ thống chính trị. Nếu nhìn từ góc độ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thì cả hai hệ thống chính trị và hệ thống các tổ chức xã hội đều là những kênh thực hiện quyền lực nhân dân. Hệ thống chính trị tác động đến xã hội trên cơ sở quyền lực giai cấp - xã hội, đảm bảo sự định hướng và dẫn dắt, điều hành sự phát triển của cả xã hội. Do đó, hệ thống chính trị đảm bảo tính thống nhất của ý chí, nguyện vọng và quyền lực nhân dân. Hệ thống xã hội đảm bảo tính nhân bản và tính đa dạng của đời sống xã hội. Hệ thống xã hội không phải là hệ thống thụ động chịu sự tác động của hệ thống chính trị, phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống chính trị mà cũng có vai trò, trách nhiệm chung với sự phát triển toàn diện của đất nước. Cả hai hệ thống đó không thể thiếu vắng và thay thế vai trò cho nhau. Nếu hệ thống này không tốt thì tất yếu dẫn đến sự bấp cập của hệ thống kia và ngược lại. Vì vậy, cả hai hệ thống chính trị và hệ thống xã hội hòa hợp thành thể thống nhất được gọi là hệ thống chính trị - xã hội. Tuy nhiên, điểm cần chú ý trong mối liên hệ biện chứng giữa hai hệ thống này là nếu hệ thống chính trị không có mục đích tự thân thì ngược lại hệ thống xã hội trong khi hoạt động vì mục tiêu cho chính hệ thống mình (mang tính xã hội) có nhu cầu và mong muốn tác động đến hệ thống chính trị một cách tự nhiên. Thành ra, dù khác nhau về phương thức, nguyên tắc tổ chức và hoạt động nhưng nhìn tổng thể mục tiêu của cả hai hệ thống cuối cùng đều thống nhất ở chỗ vì con người, vì một xã hội tốt đẹp.
Điều có ý nghĩa quan trọng có thể rút ra qua những phân tích trên đây là vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội đối với sự hình thành và phát triển của toàn bộ hệ thống chính trị - xã hội của đất nước đã tạo cơ sở khách quan cho các hoạt động tham gia hay phản hồi của các tổ chức này đến hệ thống chính trị: Đảng và Nhà nước. Đó có thể là các loại hoạt động khác nhau như tư vấn, giám định, phản biện xã hội...

Wednesday, August 21, 2013

Kinh nghiệm tự học



Image
“Ai muốn trở thành một người lao động thành thạo, người ấy phải tập đọc sách có hệ thống, rèn luyện bản thân một cách có hệ thống”

Tự học chủ yếu là tự đọc tài liệu để thu thập kiến thức.

Ai biết chữ cũng tưởng là mình biết đọc. Thật ra không ít người biết chữ nhưng không biết đọc nói rõ hơn, không biết cách đọc.

Đối với các tài liệu khoa học lại càng phải biết cách đọc. Nếu không, ta sẽ bị ngập vào trong một cái rừng ý niệm, quan niệm ngày càng nhiều và ngày càng đổi mới, không một bộ óc bách khoa nào có thể chứa nổi.

Có văn hào đã nói: Đọc sách có ba cách, một là đọc và không hiểu, hai là đọc và chỉ hiểu những điều nói trong sách, và ba là đọc và còn hiểu cả những điều không viết trong sách nữa.
Cách đọc sách thứ ba là cách nên tập luyện vì làm cho người đọc mở rộng được kiến thức và bồi dưỡng được trí tuệ.

Muốn thế, trước hết phải biết cách đọc có hệ thống.

Đọc có hệ thống là đọc các tác phẩm cổ điển liên can tới vấn đề nghiên cứu. Theo Lênin, đọc và nghiên cứu các tác phẩm cổ điển không chỉ đem lại cho ta kiến thức. Được viết trong hoàn cảnh nhất định với một nhiệt tình to lớn, các tác phẩm đó sẽ làm lan sang người đọc nhiệt tình này và gợi cho ta lòng ham muốn tìm hiểu. thiếu nhiệt tình và long ham muốn tìm hiểu không thể có sáng tạo.

Muốn hiểu thầu đáo học thuyết Đácuyn, không chỉ bằng lòng với nội dung học thuyết trình bầy trong sách giáo khoa , mà phải tìm đọc sách “Nguồn gốc các loài”, cũng như muốn tìm hiểu học thuyết Lamác phải đọc thêm cuốn “Triết học động vật”.

Chính qua những tác phẩm đó mới có thể biết được phương pháp đặt vấn đề, giải quyết vấn đề của tác giả, quá trình sưu tầm tư liệu, suy nghĩ trên tư liệu, tinh thần vượt mọi khó khăn trên con đường khoa học của họ.

Tương tự như thế, ta không thể hiểu nổi thực chất của chủ nghĩa Mác nếu không đọc “Tư bản” và những tài liệu gốc liên can tới tác giả.

Đọc có hệ thống còn là đọc theo lịch sử phát triển của vấn đề. Bất cứ vấn đề nào cũng có nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển trong đó nó liên quan đến nhiều vấn đề khác và bản thân nó cũng qua một quá trình đấu tranh phức tạp của mâu thuẫn nội tại, để đi đến hình thái ta thấy ngày nay.

Ta không thể chỉ bằng lòng với cách học thuộc các công thức, quy luật, nguyên lý nêu trong tài liệu, mà phải tìm hiểu thêm về nguôn gốc của những điều này, hiểu con đường mà loài người đã trải qua để đi tới những tri thức đó. Ta hiểu thêm là tất cả văn hóa của loài người, tất cả tri thức hiện nay là một đáp số đạt được qua nhiều khó khăn của những vấn đề liên quan tới đời sống vật chất và tinh thần của con người.

Muốn nắm chắc tiến hoá luận, hiểu biết được học thuyết tổng hợp về tiến hoá hiện nay, phải tìm hiểu theo thư tự, cố định luận của Cuviê, biến hình luận của Lamác, đột biến luận của Đơvriét và tiến hoá luận của Đácuyn.

Khi đọc dồn nhiều tờ báo một lúc, tốt nhất là không phải tìm tờ mới nhất để đọc mà đọc từ tờ cũ nhất, rồi lần lượt đọc các tờ khác theo thứ tự thời gian. Như vậy, đối với mọi việc nêu trong báo, ta đều có thể theo dõi được sự tiến triển của nó.

Đọc có hệ thống còn la xem xét mỗi sự vật, mỗi hiện tượng trong mối tương quan với xung quanh nó, xem xét các khía cạnh của sự vật cũng như các mặt của hiện tượng.

Theo Lênin, muốn hiểu thấu đáo một vấn đề phải nghiên cứu nó thật nhiều lần bàn luận thanh cãi về nó xem xét nó trên nhiều mặt.

Muốn hiểu biết kỹ càng về một loại cây nào đó, tất nhiên phải có kiến thức về hình thái học, phân loại học, sinh học và sinh thái học… của cây, không những của cây vùng này mà còn của vùng khác, không những cây ở thàng này, năm này, mà còn ở tháng khác, năm khác.

Tóm lại, ta phải biết cấu trúc và chức năng của cây trong không gian và thời gian.

Học có hệ thống còn là kho học một nghành khoa học phải biết cả các ngành có liên quan. Không thể học nguyên sinh học mà thiếu khái niệm cơ bản về toán học, vật lý học và hoa học. Không thể giỏi về sinh hóc học, nếu không có kiến thức về hoá học, sinh học và vật lý học.

Trong tình hình của cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật hiện nay, nhiều ngành khoa học thành hình có tính chất liên ngành như sinh thái học liên kết kiến thức về động vật, thực vật, thổ nhưỡng, khí tượng… Và có cả những lĩnh vực đa ngành như kế hoạch hoá và quy hoạch lãnh thổ đòi hỏi sự tham gia của sinh học, địa học, kinh tế học, nông học, dân số học…

Yêu cầu đăt ra từ nay về sau cho người khoa học là giỏi một ngành và biết nhiều ngành có liên quan.

Khoa học là đối lập với sự chuyên môn hoá hẹp. Một trí tuệ được tranh bi cho phát minh khoa học phải có tối đa các kiến thức trong nhiều lĩnh vực, cả những kiến thức xa với đối tượng ta quan tâm. Các nhà phát minh lớn đều có vồn kiến thức này.

Paxtơ không thể hoàn thành bao nhiêu công trình lớn về vi trùng học nếu ông chỉ có vồn kiến thức như nhiều nhà sinh học chuyên môn hẹp hiện nay.

Học có hệ thống là học phải đi đôi với hành, lý thuyết phải gắn liền với thực tập.

Trong mọi qua trình đào tạo, phải bảo đảm cho sự cân đối nêu trên. Nếu coi trọng lý thuyết hơn thực tập, kiến thức sẽ không vững chắc và không thể triển khai, coi nhẹ lý thuyết, kiến thức sẽ nông cạn và không cơ bản.

Không phải không co lý do mà sinh viên hoá học phải thực tập ở các xí nghiệp hoá chất,…

Biết cách học còn là học có kế hoạch.

Học có kế hoạch trước hết là chia giáo trình thành phần, quy định thời gian dành cho mỗi phần và tìm mọi cách để thanh toán từng phần theo thời gian đã định.

Sau phần đầu phải rut kinh nghiệm để, nếu cần, điều chỉnh thời gian dành cho các phần sau thích hợp hơn.

Học có kế hoạch còn là nhằm từng vấn đề trong thời kỳ nhất định rồi đặt kế hoạch đọc sách vở, tài liệu liên can tời vấn đề đó. Khi chọn vấn đề cũng phải theo đúng trình tự lôgíc của nhận thức, nhằm những vấn đề dễ trước và vấn đề khó sau. Khi đọc tài liệu cũng phải đọc từ nông tới sâu, từ khái quát đến chi tiết.

Tìm hiểu về tế bào, ta phải chuẩn bị các tư liệu về hình thái, cấu trúc tế bào, sinh học, sinh lý học tế bào, bệnh lý học tế bào…

Muốn hiểu về cấu trúc tế bào, ta phải biết cấu trúc hiển vi của nó qua kính hiển vi quang học, rồi mới tới cấu trúc siêu hiển vi qua kính hiển vi điện tử.

Muốn hiểu sinh học tế bào, ta phải có một số kiến thức về sinh hoá các chất gluxit, lipit, prôtít,…

Biết cách học còn là biết lưu ý tới thứ tự ưu tiên của kiến thức.

Kiến thức hiện nay nhiều vô kể, chỉ riêng trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, cứ sau khoảng năm năm, lại có đổi mới một nửa số liến thức của con người. Kiến thức trong sản xuất, đời sống ngày càng tăng với trình độ công nghiệp và nông nghiệp ngày càng hiện đại, với hình thức sinh hoạt ngày càng phong phú của một xã hội văn minh. Trong khi đó, bộ nhớ của não người lai có hạn.

Vì vậy, các kiến thức cần thiết nhất cho mỗi người phải là kiến thức liên can tới nghiệp vụ hiện hành. Thí dụ, là nhà di truyền học, anh phải chú ý trước hết tới các kiến thức mới trong ngành di truyền trên thế giới và ở nước ta. Sau đó, nếu có điều kiện, sẽ mở rộng hiểu biết tới các lĩnh vực khác, trước hết, gần ngành rồi sau đó xa ngành. Khối lượng kiến thức của con người có thể coi như một số vòng tròn đồng tâm, vòng giữa là kiến thức về nghiệp vụ. Số vòng nhiều hay ít và bán kính các vòng lớn hay nhỏ tuỳ hoàn cảnh từng người.

Điểm trung tâm của vòng kiến thức phải là phương pháp luận (phương pháp tư duy, phương pháp công tác, phương pháp nghiên cứu…). Lúc này hơn bao giờ hết, phương pháp có vai trò quyết định trong kết quả công tác của từng người.

Trong tình hình kiến thức các loại ngày càng tăng theo cấp số nhân, nếu không co phương pháp, không thể xử lý đúng đắn vốn kiến thức đã có, ứng dụng chúng trong thực tế. Trước đây, người ta đã nói: Tư tưởng quyết định hết thảy. Nay ta có thể nói: phương pháp quyết định hết thảy.

Với số vốn kiến thức nhất định, phương pháp đúng sẽ dẫn tới thành công. Khối lượng kiến thức tuy nhiều nếu thiếu phương, cũng thành vô dụng.

Một hôm. Anxtanh gặp một người bạn phàn nàn chưa tìm được người giúp việc như ý muốn vì chưa đạt yêu cấu đề ra. Ông hỏi yêu cầu gì, thì được trả lời: Chỉ cần giả đáp một số câu hỏi như Nữu ước cách Sicagô bao nhiêu Kilômét? Thép không gỉ làm bằng chất gì?

Anxtanh phản đối ngay: chỉ có kẻ điên rồ mới vùi đầu học thuộc tất cả những thứ này. Theo ông, chỉ cần người giúp việc làm việc có phương pháp, thế là họ sẽ vượt mọi khó khăn trên con đường khoa học.

Hiện nay, không ít người chưa có đầy đủ kiến thức về phương pháp, vì vậy công việc thường không kết quả. Người nào đã thành công trong một số việc là do anh ta đã áp dụng phương pháp luận một cách không tứ giác, tức rút kinh nghiệm dần trong hoạt động. Nhưng kinh nghiệm không phải vạn năng như nguyên lý, quy luật. Chúng có thể đúng trong trường hợp này và sai trong trường hợp tương tự. Trong thiên nhiên, không có hai hiện tượng nào lại giống in nhau. Phải chăng nên có bài học về phương pháp luận đại cương ở các trường phổ thông và phương pháp luận chuyên ngành ở các trường đại học?

Biết cách học còn là thường xuyên ôn tập và hạch toán kiến thức.

Khi đọc các tài liệu kinh điển hay nghiên cứu các vấn đề tương đối phức tạp, Lênin chịu khó đọc đi đọc lại tài liệu nhiều lần. Theo ông, chớ có mong rằng chỉ qua một lần nói chuyện ngắn là có thể hiểu rõ một vấn đề, phải ghi các chỗ chưa hiểu, chưa rõ, ngẫm nghĩ nhiều lần, sau đó lại tiếp tục tìm hiểu thêm trong các bài giảng hay qua mạn đàm.

Kiến thức để lại những hình ảnh trong não bộ gây những biến đổi hoá học của tế bào thần kinh. Những biến đổi này không phải biến mất. Vì lẽ đó, muốn duy trì kiến thức phải thường xuyên ôn tập. Nếu không, với thời gian, hình ảnh kiến thức sẽ phai mờ dần và kiến thức sẽ rơi rụng dần rồi cuối cùng mất hẳn. Điều này lai càng rõ với những kiến thức không liên can trực tiếp tới đời sống hàng ngày.

Ôn tập giúp cho việc cố định ký ức. Càng hay kể chuyện cho người khác nghe, càng dễ nhớ câu chuyện. Nếu hai lần kể cách xa nhau vài giờ hoặc 24 giờ thì càng tốt, vì ký ức có thời gian “chín mùi”.

Học bài buổi tối chưa thuộc, để tới sáng học lại, sẽ thuộc chóng hơn.

Chúng ta cũng nên tập thói quen hạch toán kiến thức không chỉ hằng năm mà bằng tháng, thậm chí hằng ngày. Sau một ngày, một ngày, một tuần, ta tự hỏi xem đã có thêm được kiến thức gì mới lạ. Điều này sẽ giúp ta đánh giá được sự tiến bộ của trí tuệ.

Sự tích luỹ kiến thức sẽ làm nảy sinh vấn đề mới đòi hỏi phải suy nghĩ về giải pháp. Trong quá trình giải quyết vấn đề nay, rễ nảy sinh vấn đề khác. Cứ như thế, các kiến thức sẽ nhân lên. Quá trình tích luỹ kiến thức tới mức nào sẽ làm nảy sinh những ý niệm mới, đốm lửa của những sáng tác phát minh. Không ai có thể sáng tạo với bộ óc trống rỗng.

Biết cách học còn là biết tranh luận.

Hàng ngàn năm bị ý thức hệ phong kiến chi phối, mỗi chúng ta không ít nhiều, đều mang nặng đầu óc giáo lý, quá mê tín sách vở. Ta dễ dàng chấp nhận những sự kiện trong sách, và quá tin vào những ý niệm có sẵn trong đầu. Trước một hiện tượng mới lạ, ta cố tìm trong ký ức hay trong sách vở một giải pháp có sẵn và khi thấy giải thích không kết quả thì lại nghi ngờ về thực chất của hiện tượng.

Hiểu rằng điểm của mình không phải là duy nhất đúng là điều rât khó đối với đầu óc giáo lý. Họ không chấp nhận sự thảo luận và thích áp đặt ý kiến của mình cho người tranh luận và thích áp đặt ý kiến của mình cho người tranh luận. Muốn sửa chữa đầu óc giáo lý, phải tập tranh luận về sự kiện có trong sách, tranh luận về ý niệm của người khác, từ đó rèn luyện một khả năng khác quý hơn, tức là tranh luận với bản thân.

Biết tranh luận với chính mình là dấu hiệu của một trình độ trí tuệ cao.

Chân lý tuyệt đối rất tráo trở, có thể phản lại ta. Vì vậy phải học cách xử lý các ý niệm tuyệt đối lúc còn ở nhà trường. Nếu không, sớm hay muộn, ta sẽ phải đương đầu với một tình hình mà một sự kiện hiển nhiên nhất lại mâu thuẫn với công thức đã học và phủ định nó. 2 cộng với 2 là 4. Đấy là một chân lý tuyệt đối. Đúng , nếu ta cộng 2 cái que hay hai trái cây…Còn nếu ta cộng 2 giọt nước thì sao, thành một giọt hay nhiều giọt?

Nhà vật lý học khi làm thí nghiệm, gặp một hiện tượng bất ngờ chưa gặp bao giờ, không phù hợp với tính toán có sẵn. Anh ta phải nghiên cứu thêm hiện tượng này để điều chỉnh lai tính toán, chứ không được coi công thức như một chân lý khoa học, sẵn sàng bỏ qua hiện tượng bất ngờ, không phù hợp với công thức. Anh phải phân tích mâu thuẫn giữa hiện tượng và công thức và cho rằng sai lầm là ở công thức vì công thức không ứng dụng cho trường hợp này.

Nếu không quen biện luận với bản thân, thì thường quá câu nệ vào công thức trừu tượng và luôn luôn mâu thuẫn với thực tế. Lúc đó, ta sẽ phân vân giữa chân lý thực một cách trừu tượng và tính phong phú cụ thể của đời sống và không thấy đường đi. Hoặc ta sẽ phàn nàn về thực tế sinh động phát triển mâu thuẫn với giáo lý đã học và nhắm mắt làm ngơ các sự việc không phù hợp với sơ đồ có sẵn trong óc.

Mỗi chúng ta phải học cách sử dụng các kiến thức để xét đoán các mâu thuẫn trong thực tế.

Hãy làm quen việc nắm thực tế khái quát trong quá trình phát sinh của nó để điều chỉnh hay bổ sung vốn kiến thức của mình vì lẽ, theo lơi văn hào Gớt, “mọi lý thuyết đều một màu xám còn cây đời mãi mãi xanh tười”.

Hiện nay, thiếu sót trong phương pháp tự học của người thanh niên thể hiện ở nhiều mặt. Học thiều hệ thống, chỉ căn cứ vào độc một cuốn sách giáo khoa không tham khảo tài liệu có liên quan. Chọn bài ma học để đối phó với thi cử. Học thuộc lòng không suy nghĩ, không đặt lại vấn đề.

Tất cả cách tự học không khoa học trên đây, dẫn tới hậu quả là kiến thức không vững bền, không còn lại ở người học bao nhiêu sau khi ra trường, và điều quan trọng là không rèn cho người học đầu óc suy luận, một bộ phận quan trọng của trí tuệ.

Trong các dạng thông tin, đọc có tốc độ tương đối nhanh khoảng 250 từ một phút, chỉ kém có suy nghĩ với tốc độ 500 từ một phút.

Tuy nhiên, so với tốc độ phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật hiện giờ, tốc độ 250 từ của một người có trình độ học vấn trung bình không còn hợp thời nữa. Cần tập luyện làm sao để nâng cao tốc độ lên gấp đôi, gấp ba mới bảo đảm được việc theo dõi thời sự trong nghiệp vụ của mình. Hiện nay, ở nước Cộng hoà Dân chủ Đức đã thành lập một học viện huấn luyện tốc độ đọc cho con người. Sau sáu tuần, học viện có thể đạt tốc độ ít nhất 500 từ một phút.

Có nhà giáo dục học đã giới thiệu một phương pháp rèn luyện cách đọc sách để nắm vững được ý niệm và cả lời văn, nếu ta muốn, của tác phẩm.

Đọc một chương ngắn trước; đọc chậm chạp, vưa đọc vừa hình dung những ý niệm trong sách thành hình ảnh, chưa chú ý tới lời văn.

Khi đã đọc hết chương, hãy thử giải thích cho một người nghe tưởng tượng để làm cho người đó hiểu. Tiến hàng việc này trong khoảng 15 phút.

Nếu muốn rèn luyện cả câu văn, đọc lại chương đó, lần này chú ý tời lời văn. Xong rồi, gấp sách lại và theo dõi cái hình ảnh gợi ra trong óc, viết lại nội dung chương đó, sửa chữa các lỗi chính tả và văn phạm. Hãy lắp lại khoảng 10 lần tới lúc ta viết được giống như tác giả.
 Theo GS.Đào Minh Tiến, Sách: "Khoa học hóa cách suy nghĩ, làm việc , học tập"

Tuesday, August 20, 2013

Thuyết "nhu cầu" của Maslow


thuyết nhu cầu, 5 thứ bậc nhu cầu, Abraham Maslow
Abraham Maslow
Thuyết nhu cầu, 5 thứ bậc nhu cầu, Abraham Maslow
Abraham Maslow
1.1. Tiểu sử tác giả
Abraham Maslow sinh ngày 1-4-1908, mất năm 8-5-1970. Ông là một nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ. Ông là người đáng chú ý nhất với sự đề xuất về Tháp nhu cầu và ông được xem là cha đẻ của chủ nghĩa nhân văn trong Tâm lý học.
Maslow sinh ra ở Brookly - New York, là con cả trong một gia đình người Do Thái có 7 anh em, nhập cư từ Nga. Bố mẹ ông không được ăn học đến nơi đến chốn nhưng họ quyết tâm đầu tư cho Maslow được học hành và khuyến khích ông  nên học ngành Luật.
Đầu tiên ông thực hiện lời hứa của bố mẹ mình bằng cách ghi tên vào trường City College of New York. Tuy nhiên, sau 3 học kỳ ông chuyển sang học tại Cornell, sau đó ông quay trở lại CCNY.
Sau đó ông cưới một người bà con là Bertha Maslow, ông chuyển đến Wisconsin và theo học tại University of Wisconsin. Tại đây ông đã nhận được B.A (1930), M.A (2011), PHD (1934) về tâm lý học. Trong khi học tại Wisconsin ông đã học với Harry Maslow, người được biết đến với những thí nghiệm gây tranh cãi về hành vi và tập tính xã hội của khỉ.
Một năm sau khi tốt nghiệp, Maslow trở lại NewYork và làm việc với E. L. Thorndike tại Đại học Columbia.
Maslow bắt đầu sự nghiệp giảng dạy tại Brooklyn College. Trong suốt thời gian này ông đã gặp gỡ nhiều nhà tâm lý học hàng đầu Châu Âu như Alfred Adler và Erich Fromm.
Năm 1951, Maslow trở thànhTtrưởng khoa Tâm lý học tại Brandeis University, nơi mà ông bắt đầu với công tác nghiên cứu học thuyết của mình. Ông đã gặp Kurt Goldstein, người đã giới thiệu ông ta về ý tưởng của sự tự nhận thức về nhu cầu.
Ông về hưu tại California. Chết vì đau tim năm 1979, thọ 62, sau nhiều năm sức khoẻ kém.
1.2. Nội dung cơ bản của thuyết nhu cầu
- Maslow nhà khoa học xã hội nổi tiếng đã xây dựng học thuyết về nhu cầu của con người vào những năm 1950. Lý thuyết của ông nhằm giải thích những nhu cầu nhất định của con người cần được đáp ứng như thế nào để một cá nhân hướng đến cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần.
- Lý thuyết của ông giúp cho sự hiểu biết của chúng ta về những nhu cầu của con người bằng cách nhận diện một hệ thống thứ bậc các nhu cầu. Ông đã đem các loại nhu cầu khác nhau của con người, căn cứ theo tính đòi hỏi của nó và thứ tự phát sinh trước sau của chúng để quy về 5 loại sắp xếp thành thang bậc về nhu cầu của con người tư thấp đến cao.
               Nhu cầu sinh lý: Đây là nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống của con người như nhu cầu ăn uống, ngủ, nhà ở, sưởi ấm và thoả mãn về tình dục.
Là nhu cầu cơ bản nhất, nguyên thủy nhất, lâu dài nhất, rộng rãi nhất của con người. Nếu thiếu những nhu cầu cơ bản này con người sẽ không tồn tại được. Đặc biệt là với trẻ em vì chúng phụ thuộc rất nhiều vào người lớn để được cung cấp đầy đủ các nhu cầu cơ bản này. Ông quan niệm rằng, khi những nhu cầu này chưa được thoả mãn tới mức độ cần thiết để duy trì cuộc sống thì những nhu cầu khác của con người sẽ không thể tiến thêm nữa.
               Nhu cầu về an toàn hoặc an ninh:
An ninh và an toàn có nghĩa là một môi trường không nguy hiểm, có lợi cho sự phát triển liên tục và lành mạnh của con người.
- Nội dung của nhu cầu an ninh: An toàn sinh mạng là nhu cầu cơ bản nhất, là tiền đề cho các nội dung khác như an toàn lao động, an toàn môi trường, an toàn nghề nghiệp, an toàn kinh tế, an toàn ở và đi lại, an toàn tâm lý, an toàn nhân sự,…
 Đây là những nhu cầu khá cơ bản và phổ biến của con người. Để sinh tồn con người tất yếu phải xây dựng trên cơ sở nhu cầu về sự an toàn. Nhu cầu an toàn nếu không được đảm bảo thì công việc của mọi người sẽ không tiến hành bình thường được và các nhu cầu khác sẽ không thực hiện được. Do đó chúng ta có thể hiểu vì sao những người phạm pháp và vi phạm các quy tắc bị mọi người căm ghét vì đã xâm phạm vào nhu cầu an toàn của người khác.
Vd, nếu nhà tham vấn làm việc với trẻ em lang thang thì phải xác định được rằng đa số trẻ em lang thang đã bị “tắc” ở bậc nhu cầu này bởi những rủi ro mà các em đang phải đối diện ở cuộc sống ngoài đường phố (cướp giật, lạm dụng,…). Bởi vì các em phải luôn cảnh giác với các rủi ro này nên không thể tập trung vào việc thỏa mãn các nhu cầu ở bậc cao hơn.
             Những nhu cầu về quan hệ và được thừa nhận (tình yêu và sự chấp nhận).
-  Do con người là thành viên của xã hội nên họ cần nằm trong xã hội và được người khác thừa nhận.
- Nhu cầu này bắt nguồn từ những tình cảm của con người đối với sự lo sợ bị cô độc, bị coi thường, bị buồn chán, mong muốn được hòa nhập, lòng tin, lòng trung thành giữa con người với nhau.
- Nội dung của nhu cầu này phong phú, tế nhị, phức tạp hơn. Bao gồm các vấn đề tâm lý như: Được dư luận xã hội thừa nhận, sự gần gũi, thân cận, tán thưởng, ủng hộ, mong muốn được hòa nhập, lòng thương, tình yêu, tình bạn, tình thân ái là nội dung cao nhất của nhu cầu này. Lòng thương, tình bạn, tình yêu, tình thân ái là nội dung lý lưởng mà nhu cầu về quan hệ và được thừa nhận luôn theo đuổi. Nó thể hiện tầm quan trọng của tình cảm con người trong quá trình phát triển của nhân loại.
Hãy thử tưởng tượng một ngày kia anh/chị thức dậy và phát hiện ra rằng anh/chị là người cuối cùng trên quả đất này. Trong nhà, cộng đồng và cả thế giới này không còn ai ngoài anh/chị. Điều gì sẽ xảy ra ? Anh/chị sẽ cảm thấy như thế nào ? Hầu hết mọi người nói rằng nếu không còn ai khác – bạn bè, gia đình, tình hữu nghị – cuộc sống sẽ không còn ý nghĩa và giá trị nữa. Anh/chị không thể phát triển được nếu thiếu mối quan hệ giao tiếp với người khác (giao tiếp được coi như là nhu cầu bẩm sinh của con người). Qua đó chúng ta thấy được sức mạnh to lớn của nhu cầu được quan hệ và được thừa nhận trong sự phát triển của mỗi cá nhân. Nó cũng cho thấy con người cần được yêu thương và thừa nhận hơn là cần thức ăn, quần áo và chỗ ở cho sự tồn tại của mình.
               Nhu cầu được tôn trọng
- Nội dung của nhu cầu này gồm hai loại: Lòng tự trọng và được người khác tôn trọng.
+ Lòng tự trọng bao gồm nguyện vọng muồn giành được lòng tin, có năng lực, có bản lĩnh, có thành tích, độc lập, tự tin, tự do, tự trưởng thành, tự biểu hiện và tự hoàn thiện.
+ Nhu cầu được người khác tôn trọng gồm khả năng giành được uy tín, được thừa nhận, được tiếp nhận, có địa vị, có danh dự,… Tôn trọng là được người khác coi trọng, ngưỡng mộ. Khi được người khác tôn trọng cá nhân sẽ tìm mọi cách để làm tốt công việc được giao. Do đó nhu cầu được tôn trọng là điều không thể thiếu đối với mỗi con người.
               Nhu cầu phát huy bản ngã: Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp về nhu cầu của ông. Đó là sự mong muốn để đạt tới, làm cho tiềm năng của một cá nhân đạt tới mức độ tối đa và hoàn thành được mục tiêu nào đó.
                - Nội dung nhu cầu bao gồm nhu cầu về nhận thức (học hỏi, hiểu biết, nghiên cứu,…) nhu cầu thẩm mỹ (cái đẹp, cái bi, cái hài,…), nhu cầu thực hiện mục đích của mình bằng khả năng của cá nhân.
1.3. Vận dụng thuyết "nhu cầu" trong tham vấn

1.3. Vận dụng thuyết "nhu cầu" trong tham vấn
- Sự hiểu biết về thứ bậc nhu cầu của Maslow giúp nhà tham vấn xác định được những nhu cầu nào trong hệ thống thứ bậc nhu cầu còn chưa được thỏa mãn tại thời điểm hiện tại, đặc biệt là các nhu cầu tâm lý của thân chủ, nhận ra khi nào thì những nhu cầu cụ thể của thân chủ chưa được thỏa mãn và cần đáp ứng.
- Qua lý thuyết nhu cầu của Maslow, nhà tham vấn đã hiểu được con người có nhiều nhu cầu khác nhau bao gồm cả nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Ai cũng cần được yêu thương, được thừa nhận, được tôn trọng, cảm giác an toàn, được phát huy bản ngã,… Do đó trong việc trợ giúp cho thân chủ nhà tham vấn không chỉ trợ giúp thân chủ thỏa mãn nhu cầu sinh lý cơ bản mà cao hơn nũa phải tập trung trợ giúp cho thân chủ nhằm giúp thân chủ thỏa mãn các nhau cầu tinh thần để sống lành mạnh hơn.
- Nhà tham vấn sử dụng thuyết nhu cầu để giúp đỡ thân chủ thỏa mãn các nhu cầu của họ. Điều này có nghĩa là nhà tham vấn làm việc với thân chủ để giúp họ xác định các hành động có thể thực hiện được để thay đổi tình huống và tập trung vào các vấn đề tình cảm có thể đang cản trở thân chủ trong việc thỏa mãn nhu cầu của chính họ.
- Trong một số trường hợp, thân chủ không có khả năng thỏa mãn các nhu cầu cơ bản, việc kết nối họ với các nguồn lực là hoàn toàn hợp lý nhưng đây là công việc của nghề công tác xã hội. Còn nhà tham vấn tăng cường năng lực cho thân chủ bằng cách lắng nghe thân chủ, chú ý đến các nhu cầu tinh thần của thân chủ và giúp thân chủ hiểu được các tiềm năng của mình, sử dụng các tiềm năng đó để vượt lên nấc thang nhu cầu cao hơn.

- Sự hiểu biết về thứ bậc nhu cầu của Maslow giúp nhà tham vấn xác định được những nhu cầu nào trong hệ thống thứ bậc nhu cầu còn chưa được thỏa mãn tại thời điểm hiện tại, đặc biệt là các nhu cầu tâm lý của thân chủ, nhận ra khi nào thì những nhu cầu cụ thể của thân chủ chưa được thỏa mãn và cần đáp ứng.
- Qua lý thuyết nhu cầu của Maslow, nhà tham vấn đã hiểu được con người có nhiều nhu cầu khác nhau bao gồm cả nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Ai cũng cần được yêu thương, được thừa nhận, được tôn trọng, cảm giác an toàn, được phát huy bản ngã,… Do đó trong việc trợ giúp cho thân chủ nhà tham vấn không chỉ trợ giúp thân chủ thỏa mãn nhu cầu sinh lý cơ bản mà cao hơn nũa phải tập trung trợ giúp cho thân chủ nhằm giúp thân chủ thỏa mãn các nhau cầu tinh thần để sống lành mạnh hơn.
- Nhà tham vấn sử dụng thuyết nhu cầu để giúp đỡ thân chủ thỏa mãn các nhu cầu của họ. Điều này có nghĩa là nhà tham vấn làm việc với thân chủ để giúp họ xác định các hành động có thể thực hiện được để thay đổi tình huống và tập trung vào các vấn đề tình cảm có thể đang cản trở thân chủ trong việc thỏa mãn nhu cầu của chính họ.
- Trong một số trường hợp, thân chủ không có khả năng thỏa mãn các nhu cầu cơ bản, việc kết nối họ với các nguồn lực là hoàn toàn hợp lý nhưng đây là công việc của nghề công tác xã hội. Còn nhà tham vấn tăng cường năng lực cho thân chủ bằng cách lắng nghe thân chủ, chú ý đến các nhu cầu tinh thần của thân chủ và giúp thân chủ hiểu được các tiềm năng của mình, sử dụng các tiềm năng đó để vượt lên nấc thang nhu cầu cao hơn.

The ABC of Materialist Dialectics by Leon Trotsky. (December 15, 1939)


Phép biện chứng duy vật không hề hư­ cấu hay huyền bí, trái lại đó là khoa học về nhận thức của chúng ta nhằm không chỉ đề cập tới những vấn đề th­ường ngày trong cuộc sống mà còn cố gắng đạt tới những hiểu biết về cả những quá trình phức tạp. Quan hệ giữa phép biện chứng và logic hình thức giống như quan hệ giữa toán học cao cấp và toán học sơ cấp.
Tôi sẽ cố gắng phác hoạ nội dung của vấn đề một cách ngắn gọn và súc tích. Logic của Aristot về phép tam đoạn luận đơn giản bắt nguồn từ định đề cho rằng 'A' bằng 'A'. Định đề này đã đ­ược chấp nhận như một tiền đề cho vô số hoạt động thực tiễn của con người và cho những khái quát hoá cơ bản. Thế nhưng trong thực tế 'A' không bằng 'A'. Điều này có thể dễ dàng được chứng minh nếu chúng ta quan sát hai chữ cái này dưới kính hiển vi -- chúng hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, có người sẽ phản đối, vấn đề không phải là kích thước hay hình dạng của các chữ cái, bởi vì chúng chỉ là những ký hiệu cho những lượng bằng nhau, chẳng hạn, một cân đường. Thực chất một cân đường không bao giờ bằng một cân đường – một chiếc cân chính xác hơn sẽ luôn chỉ ra sự khác biệt giữa chúng. Có người sẽ lại phản đối : nhưng một cân đường phải bằng chính nó. Điều này cũng lại không đúng – Tất cả sự vật đều không ngừng biến đổi về kích thước, trọng lượng, màu sắc v.v. Chúng không bao giờ bằng chính bản thân nó. Người nguỵ biện sẽ đáp lại rằng một cân đường phải bằng chính bản thân nó tại một 'thời điểm' nhất định.
Ngoài những giá trị thực tiễn cực kỳ mơ hồ của 'tiền đề' này, nó cũng không chịu đựng nổi những phê phán về mặt lý thuyết. Chúng ta thực sự hiểu từ 'thời điểm' như thế nào? Nếu đó là một khoảng thời gian vô cùng nhỏ, vậy thì một cân đưường thuộc về quá trình của 'thời điểm đó' tất yếu phải biến đổi. Hay có phải 'thời điểm' chỉ là một sự trừu tượng thuần tuý toán học, nhgiã là, một điểm không thời gian? Thế nhng tất cả đều tồn tại trong thời gian; và tồn tại tự nó đã là một quá trình không ngừng biến đổi; thời gian là một nguyên lý cơ bản của tồn tại. Do vậy tiền đề 'A' bằng 'A' nghĩa là một thứ bằng chính bản thân nó nếu như nó không biến đổi, tức là, nó không tồn tại.
Thoạt nhìn dường như sự 'tỉ mỉ' nêu trên là vô ích. Thực tế chúng lại có ý nghĩa cực kỳ quyết định. Một mặt tiền đề 'A' bằng 'A' là nguồn gốc cho mọi hiểu biết của chúng ta, mặt khác nó cũng là nguồn gốc của tất cả những sai lầm trong kiến thức của chúng ta. Chỉ trong những giới hạn nhất định mới có thể sử dụng tiền đề 'A' bằng 'A' mà không gây ra hậu quả gì. Khi sự biến đổi về lượng là không đáng kể thì chúng ta có thể coi 'A' bằng 'A'. Đây chính là trường hợp khi người bán và người mua cân nhắc về một cân đường. Hoặc khi chúng ta quan tâm đến nhiệt độ của mặt trời. Chúng ta coi khả năng thanh toán của một đồng dollar cũng theo cách này. Nhưng khi sự biến đổi về lượng vượt quá giới hạn nhất định nó sẽ chuyển thành những biến đổi về chất. Một cân đường khi đem so với nước hay dầu về mặt tác dụng thì nó không còn là một cân đường nữa. Một đồng dollar trong tay một vị tổng thống cũng không còn là một đồng dollar nữa. Để xác định được chính xác khoảng khắc tại điểm tới hạn mà lượng biến đổi thành chất là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất và khó khăn nhất trong mọi lĩnh vực tri thức trong đó bao gồm cả xã hội học.
Mọi công nhân đều hiểu rằng không thể có hai sản phẩm giống hệt nhau. Trong khi chế tạo trụ lót và đệm hình côn, đệm hình côn này chỉ được phép có một sai lệch nhất định không vượt quá giới hạn cho trước ( gọi là dung sai). Và bằng cách đối chiếu với chỉ tiêu về dung sai, các lõi sẽ được coi như bằng nhau. ('A' bằng 'A'). Khi dung sai vượt quá lượng dẫn đến sự biến đổi về chất, nói cách khác, đệm hình côn trở thành loại sản phẩm kém phẩm chất hay hoàn toàn vô giá trị.
Những tư tưởng khoa học chỉ là một phần thực tiễn tổng quát của chúng ta, trong đó bao gồm cả kỹ thuật. Đối với những quan niệm cũng tồn tại 'dung sai' được thiết lập không phải bởi logic hình thức bắt nguồn từ tiền đề 'A' bằng 'A', mà bởi logic biện chứng bắt nguồn từ tiền đề tất cả đều không ngừng vận động biến đổi. 'Lý trí thông thường' được đặc trng bởi một thực tế là nó thường vượt quá 'dung sai' biện chứng một cách có hệ thống.
Những ý nghĩ thông tục cho rằng những quan niệm như chủ nghĩa tư bản, đạo đức, tự do, nhà nước của công nhân, v.v là cố định, trừu tượng; cho rằng chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa tư bản, đạo đức bằng đạo đức v.v. tư duy biện chứng phân tích tất cả mọi vật và hiện tượng trong sự biến đổi không ngừng của chúng, trong đó quyết định bởi những điều kiện vật chất của sự biến đổi trên tới mức vượt quá giới hạn nhất định thì 'A' không còn là 'A', nhà nước của công nhân không còn là nhà nước của công nhân.
Sai lầm cơ bản của suy nghĩ thông thường nằm trong thực tế là nó mong muốn tự bằng lòng với những dấu ấn bất động của thực tại, cái luôn bao gồm cả sự vận động bên ngoài. Suy nghĩ một cách biện chứng, bằng những xấp xỉ kỹ lưỡng, sẽ đem lại cho các khái niệm sự đúng đắn, sự cụ thể hoá, sự phong phú về nội dung và sự linh hoạt; tôi có thể nói rằng thậm chí một độ chín muồi về nội dung mà trong chừng mực nhất định làm cho các khái niệm tiến gần sát hơn với những hiện tượng sống động. Không phải chủ nghĩ tư bản nói chung mà là chủ nghĩ tư bản trong một giai đoạn phát triển nhất định. Không phải nhà nước của giai cấp công nhân nói chung mà là một nhà nước của gai cấp công nhân ở một đất nước lạc hậu đang bị đế quốc bao vây.
Tư duy biện chứng quan hệ với tư duy thông thường cũng giống như quan hệ giữa một hình ảnh động và một bức ảnh tĩnh. Hình ảnh động không hề loại bỏ sự tồn tại của bức ảnh tĩnh mà trái lại nó bao gồm một chuỗi các ảnh tĩnh tuân theo những định luật chuyển động nhất định. Phép biện chứng không phủ nhận tam đoạn luận, mà dạy cho chúng ta phải biết kết hợp với tam đoạn luận theo cách nào đó để đem lại cho chúng ta sự hiểu biết sát hơn với thực tại bên ngoài luôn biến đổi. Trong cuốn Logic của Hêgen, ông đã đa ra một loạt các quy luật: sự biến đổi về lượng dẫn tới sự biến đổi về chất, sự phát triển thông qua mâu thuẫn, sự mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức, sự gián đoạn trong liên tục, sự biến đổi từ khả năng đến tất yếu, v.v., đây là những quy luật thực sự quan trọng đối với quá trình tư duy cũng như đối với các nhiệm vụ đơn giản hơn trong phương pháp tam đoạn luận đơn giản.
Hêgen đã viết ra trước cả Đác-uyn và trước cả Mác. Nhờ có sự thúc đẩy mạnh mẽ đến tư tưởng từ cuộc Cách Mạng Pháp, Hêgen đã báo trước sự chuyển biến sâu sắc trong khoa học. Nhng bởi nó chỉ là một sự dự đoán, dù là của một thiên tài, nó đã tiếp nhận từ Hêgen bản chất duy tâm. Hêgen coi rằng ý thức hệ vô hình là thực tại cuối cùng. Mác đã chứng minh sự vận động của ý thức hệ vô hình này không phải cái gì khác mà trái lại chính là sự vận động của vật chất.
Chúng tôi gọi phép biện chứng của mình là duy vật bởi gốc rễ của nó chẳng phải ở trên thiên đàng hay ở sâu thẳm trong 'ý chí tự do' của chúng ta mà là ở trong thực tại khách quan, trong tự nhiên. ý thức nảy sinh từ vô thức, tâm lý nảy sinh từ sinh lý, hữu cơ nảy sinh từ vô cơ, thái dương hệ được hình thành từ các tinh vân. Trên mọi nấc thang của quá trình phát triển này, những biến đổi về lượng sẽ chuyển thành biến đổi về chất. tư duy của chúng ta, bao gồm cả tư duy biện chứng, chỉ là một trong những hình thức biểu hiện rằng vật chất đang biến đổi. Trong hệ thống này không hề có chỗ cho thượng đế, hay quỷ sứ, hay linh hồn bất diệt, hay quy tắc vĩnh viễn cho những quy luật và luân lý. Phép biện chứng trong tư duy, nảy sinh từ phép biện chứng của tự nhiên, do vậy nó luôn có bản chất duy vật xuyên suốt.
Học thuyết Đác-uyn, giải thích sự tiến hoá của các loài thông qua sự biến đối về lượng dẫn tới sự biến đổi về chất, đã là một thắng lợi cao nhất của phép biện chứng trong toàn bộ lĩnh vực vật chất hữu cơ. Một chiến thắng vĩ đại khác là sự khám phá ra bảng khối lượng nguyên tử của các yếu tố hoá học cơ bản và hơn thế nữa là sự biến đổi từ yếu tố này sang yếu tố khác.
Với những sự biến đổi này(biến đổi của loài, các yếu tố hoá học, v.v) rất gần với một vấn rất quan trọng trong tự nhiên cũng như trong khoa học xã hội, đó là vấn đề phân loại. Hệ thống phân loại của Linnaeus ( thế kỷ 18), sử dụng điểm xuất phát là tính bất biến của các loài, đã bị hạn chế trong sự mô tả và phân loại thực vật theo những đặc tính bề ngoài của chúng. Thời kỳ trứng nước của thực vật học cũng tương tự như thời kỳ trứng nước của logic vậy, bởi vì ý thức của chúng ta phát triển cũng giống như mọi vật có sự sống khác. Chỉ có sự bác bỏ một cách kiên quyết ý tưởng cho rằng loài là cố định, chỉ có sự nghiên cứu lịch sử tiến hoá của thực vật và những giải phẫu về chúng, mới đặt được cơ sở cho sự phân loại thực sự khoa học.
Mác, khác biệt với Đác-uyn, là một nhà biện chứng ý thức, đã đặt nền tảng cho sự phân loại xã hội loài người trong sự phát triển của lực lượng sản xuất và trong cấu trúc của mối quan hệ sở hữu cấu thành nên cấu trúc xã hội. Học thuyết Mác đã thay thế cho sự phân loại có tính chất mô tả thô thiển về xã hội và nhà nước, cái mà thậm chí cho đến nay vấn còn hưng thịnh trong các trường đại học, bằng một sự phân loại biện chứng duy vật. Chỉ thông qua việc sử dụng phương pháp của Mác mới có thể xác định đúng đắn khái niệm về nhà nước và thời điểm suy sụp của nó.
Tất cả, như chúng ta thấy, không hề chứa đựng điều gì 'siêu hình' hay 'giáo điều', như những khẳng định ngu dốt kiêu ngạo. Logic biện chứng biểu hiện ở những quy luật về vận động trong tư tưởng khoa học đương thời. Trái lại cuộc đấu tranh chống lại phép biện chứng duy vật lại biểu hiện ở quá khứ xa xôi, ở sự bảo thủ của giai cấp tiểu tư sản, ở sự tự phụ của những kẻ thủ cựu trong các trường đại học và...ở một tia hy vọng vào kiếp sau.
15 tháng 12, 1939.

Tâm địa thực dân - NGUYỄN ÁI QUỐC

 Thứ sáu - 27/07/2012 12:23

Ít khi chúng tôi có dịp được đọc báo thuộc địa. Hôm nay, chúng tôi nhận được một số Courrier Colonial, đề ngày 27 tháng 6 vừa qua, trên đầu tờ này có đăng một bài dài hai cột, dưới cái đầu đề kích động là "GIỜ PHÚT NGHIÊM TRỌNG". Cái đầu đề kêu rỗng ấy, kêu như một lời hô hào cầm vũ khí, đã khiến chúng tôi phải đọc từ đầu chí cuối bài báo dài này để biết rõ lý do của tiếng kêu cầu cứu đó là gì. Chưa đọc hết cột thứ nhất, chúng tôi cũng đã gần thấy được mục đích của tác giả, và càng đọc tiếp - vừa đọc vừa mỉm cười - thì cảm tưởng đầu tiên của chúng tôi càng vững chắc lại. Cảm tưởng của chúng tôi tóm lại là: một chàng thực dân đã muốn dùng bản Yêu sách của nhân dân An Nam2 để mở một cuộc tấn công gián tiếp vào chính sách của ông Anbe Xarô, toàn quyền Đông Dương, một cuộc tấn công mà anh ta đã chú ý tô điểm bằng những lời phản đối có tính chất yêu nước, bằng lòng yêu chuộng chân lý, bằng tinh thần hy sinh và tận tuỵ vì lợi ích chung, vân vân, vân vân. 


Phân tích một vài đoạn trong bài báo, chúng ta sẽ thấy được chàng ta hiểu chủ nghĩa yêu nước, chân lý và lợi ích chung của nước Pháp như thế nào. 

Ông Camilơ Đơvila khao khát cái danh hiệu người yêu chuộng chân lý trong thế giới này và trong thế giới bên kia. Lòng khao khát ấy là chính đáng và hợp lý, chúng tôi vui lòng thừa nhận như vậy. Nhưng mong ông cho phép chúng tôi chỉ cho ông thấy rằng cái chân lý theo tâm địa của ông, cái chân lý theo quan niệm của bọn thực dân thù ghét dân bản xứ, không có gì là giống với chân lý của chúng tôi, chân lý mà sau này chúng tôi sẽ nói sơ qua đến, cũng như không có gì là giống với chân lý theo quan niệm của những người Pháp tốt ở nước Pháp cả. Sở dĩ chúng tôi nhận xét một cách lịch sự như vậy, là nhằm tỏ thái độ tôn trọng quyền tự do ngôn luận. 


Trước hết, chúng tôi thấy trong bài báo nói về vấn đề đó, cái câu ám chỉ có ác ý là "ngay ngày hôm sau ông Anbe Xarô đặt chân trở về đất nước Pháp, thì những nhà ái quốc An Nam lập tức bác bỏ những lời tuyên bố lạc quan của ông". 


Chúng tôi không được biết bài diễn văn mà ông Đơvila đã ám chỉ, chúng tôi không bàn về bài diễn văn ấy. Nhưng ngay từ bây giờ chúng tôi cũng có thể nói rằng, dù sao đi nữa thì tám điểm của bản Yêu sách của nhân dân An Nam không nói ngược lại chút nào những ý kiến của ông Anbe Xarô, người đã tuyên bố trong tất cả những diễn văn của mình đọc trước những người bản xứ rằng mình kiên quyết muốn mở ra cho họ một kỷ nguyên tự do và công lý. Vì những lời hứa hẹn của ông phù hợp với những yêu sách của chúng tôi, nên ngay khi được biết tin ông trở về Pháp chúng tôi vội vã gửi đến ông bản ghi những yêu sách của chúng tôi. Trong lúc chờ xem chính sách của ông đáp ứng được đến mức độ nào những nguyện vọng của chúng tôi, chúng tôi vui lòng thừa nhận rằng đã nhiều lần ông ta phát biểu để bảo vệ những người bản xứ, chống lại sự áp bức của những tên thực dân độc ác và sự chuyên chế của những tên viên chức tàn bạo, bất chấp những đòn công kích của một chiến dịch vừa đáng ghét vừa nham hiểm của báo chí, một chiến dịch không giấu kín được tính phản nghịch của nó bằng những lời nguỵ biện về uy tín và bằng những lý lẽ giả dối về lợi ích chung.

Chúng tôi đã nhấn mạnh những chữ những tên thực dân độc ác và những viên chức tàn bạo, vì chúng tôi biết rằng có những người thực dân chính trực và những viên chức công bằng. Khốn nỗi, họ còn lâu mới là đa số, thậm chí còn đang sợ rằng họ là một thiểu số rất nhỏ nữa. 


Rồi ông Đơvila chép lại tám yêu sách của người An Nam, và kèm theo yêu sách thứ ba - tự do báo chí và ngôn luận - ông đưa ra nhận xét này: mà bản thân chúng ta cũng không được hưởng, và kèm theo yêu sách thứ bảy - thay chế độ sắc lệnh bằng chế độ luật- ông đưa ra nhận xét này: hệt như ở nước ta. 


Cũng vậy thôi, tính giả dối cũng không được che đậy kín đáo gì hơn. Chúng tôi xin phép hỏi ông Đơvila rằng phải chăng ông coi độc giả của ông là những người quá ư ngu ngốc, khi ông định dùng cái lối bình luận quỷ quyệt đó để làm cho họ lẫn lộn tình trạng hoàn toàn và vĩnh viễn không có quyền tự do tư tưởng với sự kiểm duyệt, tức là một tình trạng hoàn toàn có tính chất tạm thời và chỉ nhằm một vài loại tin tức thôi. Còn về việc thay thế chế độ sắc lệnh bằng chế độ luật, thì chúng tôi không hiểu tại sao ông Đơvila lại sợ việc ấy đến thế, vì những người trong sạch thì không việc gì phải sợ sự kiểm soát của ai cả, ngay cả sự kiểm soát của Nghị viện nữa.


Lời trách cứ nặng nhất của ông Đơvila đối với những nhà ái quốc An Nam là đã phát biểu trực tiếp với nhân dân Pháp và với nền Công lý thế giới của tất cả các cường quốc. Chúng tôi sẵn sàng thừa nhận với ông rằng những người An Nam đã đi vào một trường hợp hoàn toàn đáng xử giảo, khi không nhờ đến một nhà thực dân cỡ ông làm trung gian. Thừa nhận như vậy rồi, chúng tôi xin chép lại nguyên văn cái câu mà ông cho là khó hiểu, câu đó như sau: "Đưa ra những yêu sách trên đây, nhân dân An Nam trông cậy vào chính nghĩa thế giới của tất cả các cường quốc và đặc biệt tin vào lòng rộng lượng của nhân dân Pháp cao cả, tức là của những người đang nắm vận mệnh của nhân dân An Nam, của những người, do chỗ nước Pháp là một nước Cộng hoà, nên được coi là những người bảo hộ cho nhân dân An Nam". 


Chúng tôi không dám giải thích cho ông Đơvila rằng, thế nào là một nước Cộng hoà, vì môn sư phạm không phải là sở trường của chúng tôi, nhưng vì ông tìm cách bẻ quẹo một câu minh bạch như vậy, nên chúng tôi tự hỏi không biết có phải ông đã có danh dự được làm bồi bếp trong một nhà bếp nhà vua nào đó chăng.


Và bây giờ khi mà ông Đơvila tự hỏi rằng trách nhiệm ở đâu, thì chúng tôi phải nói trắng ra với ông rằng cần tìm trách nhiệm, không phải ở chính sách của ông Xarô mà ở tình hình thảm hại mà người ta đã để lại cho ông Xarô. Nếu sau một nửa thế kỷ sống dưới sự thống trị của nước Pháp mà nhân dân An Nam rút cuộc lại phải đi xin vài bảo đảm cá nhân và vài quyền tự do mà tất cả những nước láng giềng của mình đều được hưởng, thì điều đó không phải là tại ông Xarô thân dân bản xứ, mà điều đó có nguyên nhân sâu xa hơn nữa, đó là do chính sách bóc lột và ngu dân mà ông Đơvila và bè phái tuyên truyền, chứ không phải của ông Xarô. 


A, bây giờ chúng tôi đã nắm được động cơ của những đòn công kích ông Xarô rồi. Ông Xarô bị công kích vì ông thân dân bản xứ. 

Ông Đơvila nhắc nhở rằng những người đã có kinh nghiệm ở Đông Dương đã cố công khuyên ông Xarô, nhưng ông Xarô không chịu nghe họ. Theo ngôn ngữ của những tên thực dân độc ác, thứ kinh nghiệm ở Đông Dương có nghĩa là kinh nghiệm trong nghệ thuật bóc lột, cướp bóc người bản xứ, kinh nghiệm sống bằng mồ hôi của người bản xứ. Ông Xarô đã khinh bỉ không thèm nghe lời bọn cố vấn vụ lợi ấy, điều đó cũng dễ hiểu. 


Cái câu trong tờ Le Courrier d'Haiphong3 mà ông Đơvila dẫn ra và tuyên bố rằng, câu đó là có tính chất tiên tri (sic) xác nhận tất cả những điều mà chúng tôi vừa nói, nguyên văn câu đó như sau:

"Chính sách ấy (chính sách thân dân bản xứ) của ông Xarô chỉ có thể tiến hành được bằng cách hy sinh lòng tự tôn và những quyền lợi của những người Âu ở nước này, vì chính sách đó chỉ nhằm làm cho những dân bản xứ thành những người bình đẳng với chúng ta, rồi nhanh chóng trở thành chủ chúng ta". 


 Kết luận: đối với dân bản xứ, thì phải giữ họ vĩnh viễn trong cảnh nô lệ. Chúng tôi thiết tưởng rằng, những người Pháp thông minh và chân thực biết tỏ tính ưu việt tự nhiên của mình ở bất cứ nơi nào mình sống, thì không cần phải sống giữa những người bản xứ vĩnh viễn bị khoá mồm bịt miệng và bị xỏ mũi, mới có thể giữ được tính ưu việt đó. 


Sau cùng, ông Đơvila cho rằng mình biết rõ là một đảng độc lập đã xuất hiện và đảng này đã vượt qua đầu ông Xarô để phát biểu với nhân dân Pháp và với các cường quốc mà họ muốn nói với tư cách bình đẳng với nhau. Ông nói thêm rằng: đây là một giấc mơ và từ giấc mơ này ông thấy nguồn gốc của sai lầm mà ông Anbe Xarô phạm phải là năm 1913 ông Anbe đã dạy cho người An Nam biết rằng nước Đức đã chiếm Andátxơ - Loren của nước Pháp năm 1871. 


Nếu có một đảng độc lập tồn tại, thì đảng này không phải đi ăn xin một vài quyền tự do, mà thiếu nó thì con người là một tên nô lệ khốn khổ. Chúng tôi thử làm yên lòng ông Đơvila bằng cách nói rằng, Đảng của chúng tôi nói với nhân dân Pháp, cũng là nói cả với ông Đơvila. 


Cuối cùng, ông Đơvila không thể không biết về mặt quốc tế, khi người ta nói bình đẳng với nhau, người ta dùng con đường ngoại giao, chứ không phải bằng con đường thỉnh cầu. Vậy thì giấc mơ đẹp mà người ta kiêu hãnh đã tìm thấy chìa khóa, tự nó đã tan tành. 


Chúng tôi để cho ông Đơvila với một giấc mơ khác, giấc mơ làm cho dân An Nam quên đi rằng chỉ với nửa số những luật dân sự mà trước kia những người Andátxơ - Loren có được dưới sự thống trị của Đức, thì dân An Nam cũng sẽ đỡ khổ hơn rất nhiều. Đúng vậy, theo ý nghĩa đó thì việc so sánh Andátxơ - Loren Phổ hoá với Đông Dương Pháp hóa dĩ nhiên là hại.                                                                               



Tài liệu đánh máy, tiếng Pháp.

Bản chụp lưu tại Viện Lịch sử Đảng.

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | LunarPages Coupon Code